Ca dao Đồng Tháp thể hiện tình cảm của nhân dân Đồng Tháp trong các mối quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 32 - 36)

trong các mối quan hệ gia đình

Vượt qua bao trắc trở trong cuộc sống và tình yêu, tình cảm chân thành của các chàng trai cô gái là cơ sở xây dựng nên hạnh phúc gia đình. Ở đó các thành viên được gắn kết với nhau bởi các mối quan hệ: Vợ chồng, cha mẹ và con cái, mẹ chồng với nàng dâu…. Nếu các chàng trai, cô gái là nhân vật xuất hiện xuyên suốt trong ca dao trữ tình về tình yêu đôi lứa thì ta lại bắt gặp hình ảnh người vợ, người mẹ trở thành nhân vật chính trong nội dung ca dao về tình cảm gia đình.

Ngày nay trong xã hội, người phụ nữ được bình đẳng về nghĩa vụ và giới tính thế nhưng dưới chế độ phong kiến họ luôn bị xem thường và phải gánh chịu những đau khổ, vất vả trong cuộc sống gia đình. Ca dao Đồng Tháp ở chủ đề này đã nói lên những lời than thân, trách phận của người phụ nữ. Với họ tìm được một nơi xứng đáng để trao duyên gửi phận đó đã là một niềm hạnh phúc. Thế nhưng, niềm vui ấy liệu có được trọn vẹn khi trong cuộc sống gia đình họ phải đối mặt với những vất vả lo toan:

“Anh đi ghe cá mũi son

Bắt em đươn đệm cho mòn móng tay”. [21, tr.280]

Lấy chồng nghèo cuộc sống cực khổ đã đành nhưng bất hạnh hơn cho người phụ nữ là lấy phải người chồng vô trách nhiệm. Công việc đồng án nặng nhọc người vợ phải gánh vác một mình còn người chồng thì ăn mặc bảnh bao, suốt ngày

rong chơi từ đầu làng đến cuối xóm. Cứ ngỡ lấy chồng là hạnh phúc nhưng niềm vui ấy người vợ chưa được nhận lần nào đổi lại là những khổ cực, đắng cay. Tiếng nói của người vợ làm người đọc cảm thông đồng thời lên án một xa hội bất công với người phụ nữ:

“Anh thì quần áo dong chơi Để em đi cấy mồ hôi ướt dầm”.

[21, tr.282]

Quan niệm người xưa, phận gái lấy chồng “mười hai bến nước” dù sang hay hèn người chồng có một công việc ổn định là có thể lo cho gia đình. Người chồng trong bài ca dao cũng có một công việc ổn định với cái nghề “đánh bài” không biết có lo được cho gia đình không mà người vợ phải đi làm thuê vất vả, kiếm tiền đến nỗi “đau thắt cái lưng quần” còn hai đứa con ở nhà thì xách nồi đi mượn từng lon gạo. Cái cười toát lên từ một tình huống nhỏ trong cuộc sống nhưng đâu đó là nỗi đau, niềm bất hạnh mà người vợ phải gánh chịu khi lấy phải người chồng chẳng ra gì:

“Anh ơi tôi mần một ngày sáu cắc đau thắt cái lưng quần Về nhà thấy mình cầm bộ bài tứ sắc

Ôi thôi, tôi cầm chắc thua rồi

Hai đứa con ngồi đó mà mượn gạo từng nồi mình thấy không?”.

[21, tr.281]

Không chỉ gánh vác công việc đồng án nặng nhọc mà họ còn phải chịu đựng những áp lực tinh thần. Đôi khi sự dồn nén quá mức chịu đựng người phụ nữ cất lên tiếng nói phản kháng thoát khỏi cuộc sống tù túng và cái giá phải trả cho những hành động chính đáng ấy là những cơn bạo lực từ phía người chồng:

“Bây giờ tình bậu muốn thôi Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra

Cái xương bậu nát cái da bậu mòn”.

[21, tr.283; 284]

Ca dao Đồng Tháp còn là tiếng nói cảm thông, chia sẻ cho nỗi đau của người phụ nữ, phải sống cảnh chịu đựng vui không dám cười, buồn không dám khóc, làm dâu “chí nguyện” vậy mà mẹ chồng vẫn không hài lòng còn chê trách đủ điều:

“Cây khô chết đứng giữa đồng Làm dâu chí nguyện mẹ chồng còn chê”.

[21, tr.283]

Trước cảnh mẹ chồng nàng dâu, người phụ nữ không chỉ biết chịu đựng, đôi khi quá mức họ cất lên tiếng nói phản kháng thoát khỏi cuộc sống cay cực, ràng buộc của mẹ chồng. Lập luận của nàng dâu thật chặt chẽ, không thể bắt vào đâu được. Khi hỏi cưới cô thì đầy đủ lễ nghi, trịnh trọng, còn bây giờ thì mẹ chồng khinh khi mắng chửi, nàng dâu phản kháng bằng cách bỏ nhà chồng về nhà mình ở. Một quan điểm mới trong xã hội cũ được cô gái nói lên, dường như sự ràng buộc của chế độ phong kiến đã bị cô gái phá vỡ:

“Con mèo trèo lên cây gáo

“Mẹ chồng đốn đáo mắng chửi nàng dâu Mẹ ơi con không sợ mẹ đâu

Mẹ đừng lấp lửng con dâu cơ cầu Cưới con có rượu có trâu Kẻ đua người rước con dâu mới về

Con về con chẳng về không Có đôi cặp vịt đôi bông mới về

Bây giờ bà nhún bà trề Con bà ở lại, con về mình con”.

Trước chế độ đa thê và những nàng dâu không giữ trọn đạo hiếu được nhân dân Đông Tháp phê phán gay gắt. Qua đó ta thấy quan điểm của họ luôn đề cao cái tốt, cái thiện lên án cái xấu, cái ác phù hợp với quan niệm đạo đức:

“Gió đưa bụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ

Con thơ tay ẳm tay bồng

Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông”.

[21, tr.289]

“Nàng dâu để chế mẹ chồng Đôi bông hạt lựu, đôi vòng sáng trưng”.

[21, tr.294]

Ca dao Đồng Tháp là khúc ca trữ tình với nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúc khác nhau khi buồn đau, oán trách lúc hạnh phúc yêu thương, gắn bó trong đạo vợ chồng với những lời thề son sắt:

“Trăm năm nắm chặt chữ đồng

Sang không bội nghĩa, nghèo không bội tình”.

[21, tr.299]

Bên cạnh đó, ca dao Đồng Tháp còn đáng chú ý với những bài ca có nội dung thể hiện triết lý về đạo làm con với đấng sinh thành và những lời khuyên không cao xa, bóng bẩy nhưng đầy ý nghĩa đi vào lòng người qua nhiều thế hệ:

“Công ơn cha mẹ nặng trìu Ra công báo đáp ít nhiều phận con

Thừa hoan cậy miếng ngọt ngon Dưỡng nuôi cho kịp thuở còn dương gian

Đến khi thác xuống suối vàng Trâu dê cúng tế cỗ bàn ích chi”.

[21, tr.285]

Ta vẫn thường nghe câu “chỉ khi nào chính bạn trở thành cha mẹ thì bạn mới cảm nhận hết tình yêu mà cha mẹ đã dành cho bạn”. Thế nhưng mấy ai khi hiểu ra điều ấy lại còn có cơ hội để “bù đắp và yêu thương”. Vật chất mất đi có thể tìm nhưng tình yêu thương đối với cha mẹ qua thời gian liệu có thể quay lại để bù đắp khi cha mẹ không còn:

“Còn cha gót đỏ như son Một mai cha chết gót con như chì

Còn cha còn mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đờn đứt dây Đờn đứt dây còn xây còn nối Cha mẹ chết rồi con phải mồ côi”.

[21, tr.285]

Nội dung phản ánh mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong ca dao Đồng Tháp được người dân nhìn nhận với cái nhìn ấm áp, thể hiện trách nhiệm của người con trong đạo hiếu và đây cũng là quan niệm của người dân trong việc xây dựng nên hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu và quan hệ vợ chồng được người dân nhìn nhận với cái nhìn phê phán.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 32 - 36)