Kết cấu nhiều vế nối tiếp

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 80 - 81)

- Song thất biến thể một trong hai dòng:

3.2.5. Kết cấu nhiều vế nối tiếp

Nội dung thuộc dạng này gồm nhiều ý nối tiếp nhau tạo nên một câu ca dao có dung lượng khá lớn. Tuy nhiên, giữa các ý vẫn có sự gắn bó về vần và liên kết chặt chẽ về mặt nội dung:

“- Em về khóa cửa phòng hương Chờ anh thi đậu lên đường với anh

- Thôi thôi đừng bỏ ngày xanh Nếu thi không đậu em đành lãng xao

- Không đậu, em vẫn đón chào Nếu thi không đậu em rước vào giữ trâu

- Anh nghe em nói anh rầu Làm trai thế ấy còn hầu thấy ai?

- Nếu không thì đi cầm cày Còn em đi cấy hằng ngày có nhau”.

[21, tr.310]

Câu ca dao trên là lời đối đáp qua lại giữa hai nhân vật trữ tình. Hai câu đầu là lời hẹn ước của cô gái với chàng trai: giữ trọn đạo nghĩa, chờ đến khi anh thi đậu trở về. Hai câu tiếp theo là lời chàng trai nói với cô gái: thôi đừng phí bỏ tuổi xuân, nếu anh thi không đậu thì em quen câu ước hẹn thì sao. Đáp lại lời chàng trai là một câu nói hài hước của cô gái: nếu anh thi không đậu thì cũng chẳng sao, có gì về giữ trâu nhà em cũng được. Nghe lời cô gái nói mà chàng trai thấy rầu: nếu vậy thì còn gì chí làm trai nữa. Cô gái liền đáp: Nếu anh không chịu giữ trâu thì đi cày còn em đi cấy mỗi ngày ta có nhau. Cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật cứ luân phiên nối tiếp nhau cho đến khi vấn đề được giải quyết. Kết cấu thuộc dạng này thích hợp cho các cuộc đối thoại mà nhân vật là những người nông dân với bản chất thật thà “nói cho hết ý”, tạo nên nhiều vế nối tiếp trong ca dao Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 80 - 81)