và ở Nam Bộ có yếu tố biến đổi
Như ta đã biết, ca dao Đồng Tháp trước khi được sưu tầm, biên soạn thì hình thức tồn tại chủ yếu là truyền miệng từ người này sang người khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Quá trình lưu truyền đó có thể giúp cho câu ca dao sâu sắc hơn về mặt nội dung nhưng cũng không ít trường hợp một số câu bị biến đổi từ ngữ hoặc được thay bằng một địa danh mới cho phù hợp với đặc điểm vùng đất. Đặc biệt yếu tố biến đổi địa danh trong ca dao Đồng Tháp là một hiện tượng khá phổ biến, ca dao Đồng tháp có câu:
“Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”.
[21, tr.193]
Câu trên địa danh Nha Mân ở dòng thất thứ hai được thay đổi thành địa danh Ba Sao, Hòa An: “Gái nào bảnh bằng gái Ba Sao, Gái nào bảnh bằng gái Hòa An”. Không những thế, cả hai địa danh Cao Lãnh và Nha Mân được thay bằng Vĩnh
Thạnh và Vĩnh Hòa: “Gà nào hay bằng gà Vĩnh Thạnh / Gái nào bảnh bằng gái Vĩnh Hòa”. Hay câu ca dao:
“Nha Mân đi dễ khó về Khi đi có vợ khi về có con”.
[21, tr.196]
Địa danh Nha Mân thuộc tỉnh Đồng Tháp trong dòng bát thứ nhất được thay đổi thành địa danh Nam Vang, Bạc Liêu, Cần Thơ: “Nam Vang đi dễ khó về, Bạc
Liêu đi dễ khó về và Cần Thơ đi dễ khó về”. Một câu ca dao đã được sáng tác sẵn,
các tác giả dân gian chỉ cần thay đổi đôi chút về địa danh là câu ca dao sẽ trở thành “sản phẩm” riêng của từng vùng.
Không chỉ thay đổi về địa danh, hình thức biến đổi trong ca dao Đồng Tháp còn đáng chú bởi sự thay đổi một số từ ngữ trong cấu trúc câu. Tạo nên tính phong phú trong cách thể hiện nội dung:
“Chiều chiều quạ nói với diều Ngã ba ông Trứ rất nhiều cá tôm”.
[21, tr.191]
Nếu lấy câu ca dao trên làm căn cứ để so sánh thì ta có 8 cách biến đổi khác nhau:
“Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”.
“Chiều chiều quạ nói với diều
Ngã ba kinh chuối có nhiều cá tôm”.
[21, tr.191] Ca dao Quảng Ngãi có câu:
“Chiều chiều quạ nói với diều
[21, tr.148]
Đồng Tháp một mảnh đất thuộc Nam Bộ, thế nhưng chính nơi đây hình thức lưu truyền và biến đổi ca dao lại trở nên mạnh mẽ. Mô típ “chiều chiều” trong ca dao Đồng Tháp khi đi vào trong ca dao Nam Bộ được tác giả dân gian thay đổi thành mô típ “ba phen” và cũng trên cơ sở này đã tạo nên những cách biến đổi khác phong phú hơn:
“ “Ba phen quạ nói với diều Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”.
“Ba phen quạ nói với diều
Đồng Nai sông Phố có nhiều cá tôm”.
“Ba phen quạ nói với diều
Ngã ba ông Hống có nhiều cá tôm”.
“Ba phen quạ nói với diều
Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm”.
“Ba phen quạ nói với diều
Bến sông ông Đốc có nhiều cá tôm”.”
[21, tr.148]
Câu ca dao trên của Đồng Tháp qua quá trình lưu truyền và phổ biến nhiều nơi không chỉ thay đổi về địa danh mà còn biến đổi về từ ngữ. Về mặt từ ngữ có sự biến đổi trong cách dùng từ: “rất” một số tài liệu ghi là “có”; “chiều chiều” có sách ghi thành “ba phen”; đặc biệt địa danh “Ngã ba ông Trứ” được thay đổi thành bảy địa danh khác nhau “Cù lao ông Chưởng, Ngã ba ông Huống, Ngã ba kinh chuối, Ngã
ba Rạch Cát, Xóm Chay xóm Xiết, Đồng Nai sông Phố, Bến sông ông Đốc”. Tương
tự như vậy ca dao Đồng Tháp có câu:
“Mỹ Trà gạo trắng nước trong Ai về trên ấy thong dong con người”.
[21, tr.196]
Câu ca dao trên được tác giả dân gian thay đổi theo nhiều cách khác nhau:
“Long Hưng gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về”.
[21, tr.196] Ca dao xứ Bắc có câu:
“Đông Lâu gạo trắng nước trong
Trang Liệt khéo đúc đồ đồng đem sang”.
Ca dao xứ Nghệ là:
“Đức Thọ gạo trắng nước trong Ai về Đức Thọ thong dong con người”.
Đến Nam Bộ “gạo trắng nước trong” được nhấn mạnh đến ba lần để nói về đất Cần Thơ:
“Xứ Cần thơ gạo trắng nước trong Ai về Cần Thơ xứ bạc thong dong con người”.
“Xứ Cần thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thời không muốn về”.
“Xứ Cần thơ gạo trắng nước trong
Đậm tình non nước gợi lòng khách du”.”
Không đâu trong ca dao Đồng Tháp ta lại bắt gặp những hình thức biến đổi phong phú như vậy. Không chỉ thay đổi về địa danh hay một vài từ ngữ trong câu mà trường hợp cả câu ca dao chỉ có hai dòng, trong đó dòng sau đã được tác giả dân gian thay đổi hoàn toàn. Địa danh “Mỹ Trà” của Đồng Tháp khi đi vào ca dao các vùng, miền khác được thay bằng địa danh “Long Hưng, Đông Lâu, Đức Thọ, Cần
Thơ”. Cụm từ “Ai về trên ấy” đổi thành “ Ai về Đức Thọ”, “Ai về Cần Thơ xứ bạc” hay cả dòng cuối của câu trên bị thay đổi hoàn toàn hoặc chỉ giữ lại từ “Ai”
trong dòng thơ.
Đáng chú ý là những câu ca dao được sáng tác dựa trên đặc điểm tự nhiên, vùng đất Đồng Tháp được lưu truyền phổ biến ở nhiều nơi, đã tạo nên những hình thức biến đổi phong phú trong cách sử dụng từ của tác giả dân gian. Ca dao Đồng Tháp có câu:
“Muốn ăn bông súng, mắm kho Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.
[16, tr.195]
Câu trên được các tác giả sưu tầm – biên soạn lại trong các công trình Văn học dân gian sông Cửu Long [19, tr.319], Câu đố ca dao tục ngữ Việt Nam [2, tr.327], ca dao Việt Nam [8, tr.20], Ca dao Đồng Tháp Mười [18, tr.27] theo các hình thức biến đổi khác nhau. Về mặt từ ngữ có sự thay đổi nhỏ trong cách dùng từ:
“mắm kho” có sách là “cá kho”, “về” có sách ghi “vô”, “ăn cho đã thèm” thì
được đổi thành “ăn no đã thèm”. Tuy có sự thay đổi về cách dùng từ nhưng so với các hình thức biến đổi vừa nêu thì câu ca dao “Muốn ăn bông súng, mắm kho / Thì
về Đồng Tháp ăn cho đã thèm” nội dung câu vẫn không thay đổi.
Việc xác định hình thức biến đổi những câu ca dao có địa danh là khá đơn giản. Tuy nhiên, với những câu mà hình thức biến đổi không sử dụng yếu tố địa danh là một điều khó xác định. Không những thế ta cũng không thể biết được chính xác đó là ca dao thuộc vùng nào. Người viết chỉ nêu ra những câu ca dao có yếu tố biến đổi giữa ca dao Đồng Tháp so với ca dao Nam Bộ. Đây là ca dao Đồng Tháp:
“Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng Về kinh ăn cá về đồng ăn cua”.
[21, tr.193]
Câu ca dao trên dòng đầu giữ nguyên, dòng sau cụm từ “Về kinh ăn cá” được
đổi thành “Về bưng ăn óc” và “Về sông ăn cá”. Không chỉ khác nhau ở một vài từ, có trường hợp thay đổi cả dòng thơ:
“Chiều chiều ông Lữ đi cày
Trâu mang gãy ách khoanh tay ngồi hoài”.
[21, tr.306]
Câu ca dao được sưu tầm biên soạn trong nhiều công trình và có nhiều cách ghi khác nhau. “Từ “cày” có sách ghi “câu”, “đăng”; “trâu mang” có sách ghi
“trâu tha”, “trâu kéo”; “ngồi hoài” có sách ghi “ngồi bờ”. Đặc biệt dòng thứ hai
của bài ca dao trên bị biến đổi thành một câu có nội dung khác: “trâu mang gãy ách
khoang tay ngồi hoài” có sách ghi “Cá ăn đứt nhợ vinh râu ngồi bờ” và “Bà Lữ đi xúc con dâu đi mò” [21, tr.306], [20, tr.152; 153]. Với những hình thức biến đổi ở
một vài từ ngữ có thể không ảnh hưởng đến nội dung câu ca dao. Tuy nhiên đáng chú ý là sự biến đổi cả dòng thơ đã làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa nội dung câu ca dao Đồng Tháp.
Trường hợp đặc biệt, câu ca dao không chỉ biến đổi về từ mà còn có sự thêm hoặc bớt dòng trong câu. Cách biến đổi đó có thể không ảnh hưởng đến nội dung câu ca dao hoặc thay làm thay đổi ít nhiều nội dung của câu. Đồng Tháp có câu ca dao:
“- Quí gì một nải chuối xanh Năm bảy người giành cho mủ dính tay
- Mủ dính tay anh chùi đọt cỏ Đã thương em rồi không bỏ được đâu”.
[21, tr.263]
Câu ca dao này đã được các công trình sưu tập văn học dân gian ghi nhận nhưng chỉ có hai dòng đầu bao gồm: Bình giảng ca dao; Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam; ca dao dân ca Nam Bộ; Văn nghệ dân gian Quảng Bình – Đà Nẵng; văn
học dân gian Hương Phú; ca dao xứ Huế bình giảng [dẫn theo 14, tr.91]; Tổng tập Văn học văn nghệ dân gian ca dao, dân ca đất Quảng [21, tr.1022] và Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long [18, tr.486]. Về mặt văn bản có sự khác biệt nhỏ ở các tập sách: “Quí gì” “có sách ghi “đáng chi”, “sá chi”, “quý chi”, “ham chi”, “sá gì”; “năm bảy” có sách ghi “ba bốn”. Đây là các dạng đồng nghĩa không ghi lệch ý bài ca dao. Nội dung câu ca dao gồm bốn dòng tạo nên hình tức đối đáp giữa cô gái và chàng trai như trên chỉ thấy xuất hiện trong tài liệu “thơ văn Đồng Tháp” [21]. “Nải chuối xanh” một loại trái cây quên thuộc thường được trồng ở nông thôn. Thế nhưng khi đi vào ca dao nó đã được nhân dân ví như một người con gái. Nếu chỉ đọc hai câu đầu “Quí gì một nải chuối xanh / Năm bảy người giành cho mủ
dính tay” thì ta khó mà hình dung ra được ý nghĩa mà tác giả dân gian muốn nói.
Với cách lí giải ở hai câu tiếp theo: “Mủ dính tay anh chìu đọt cỏ / Đã thương em
rồi không bỏ được đâu” không những không làm thay đổi ý câu ca dao mà hình ảnh
ẩn dụ “nải chuối xanh” để chỉ “người con gái” càng thể hiện rõ nghĩa.
Trường hợp một câu ca dao Đồng Tháp là một phần trong tài liệu sưu tầm ca dao khác:
“Chuột kêu chút chít trong rương Anh đi cho khéo, đụng gường má hay”.
[21, tr.224]
Câu ca dao trên được tài liệu “Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long” ghi nhận dưới hình thức là một câu ca dao bốn dòng và có sự thay đổi ít nhiều về mặt câu chữ: “ Chuột đi rúc rích trong rương / Anh đi cho khéo kẻo đụng gường
má hay / Má hay má hỏi đi đâu / Con đi bắt chuột cho mèo con ăn” [19, tr.370]. Về
nguồn gốc thì ta không thể xác định đâu là bản chính, nhưng theo thời gian sưu tầm thì câu ca dao trên được tài liệu “Thơ văn Đồng Tháp” biên soạn sớm hơn cuốn “Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long”.
Qua những hình thức biến đổi trên ta thấy phần lớn ca dao Đồng Tháp mang tính phổ biến cả nước và ở Nam Bộ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hình thức phổ biến này không những không làm biến đổi câu ca dao mà góp phần làm cho nội dung của câu thêm sâu sắc:
“Áo vá vai vợ ai không biết Áo vá quàng chí quyết vợ anh”.
[21, 282]
Câu ca dao trên không chỉ được nhắc đến trong ca dao Đồng Tháp mà nó còn được đề cập trong “Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long” [19, tr.338] và trong “Ca dao Việt Nam” [8, tr.29]. Về hình thức câu chữ không có sự biến đổi, thêm hoặc bớt câu qua các tài liệu khảo sát. Bên cạnh nội dung của câu ca dao thì đặc điểm “không biến đổi” câu trong quá trình phổ biến ở nhiều nơi là một trong những yếu tố giúp cho câu ca dao sâu sắc hơn về mặt nội dung.
Những câu ca dao Đồng Tháp mang tính phổ biến cả nước và Nam Bộ không chỉ thể hiện tình cảm vợ chồng trong cuộc sống gia đình mà còn là lời khuyên chân thành, ý nghĩa được đúc kết từ nhiều bài học kinh nghiệm sống, lao động được nhân dân thể hiện qua ca dao. Có vất vả, trải nghiệm nhiều nhân dân Đồng Tháp mới sáng tác nên được những bài ca dao hay và ý nghĩa như thế. Những câu đó không chỉ được phản ánh trong ca dao Đồng Tháp mà còn phổ biến trong ca dao Nam Bộ ( tài liệu “Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu long” [19, tr.324]) và “Ca dao Việt Nam” [8, tr.170]:
“Muốn no thì phải chăm làm Một hạt lứa vàng chín giọt mồ hôi”.
[21, tr.319]
Bên cạnh lời khuyên, nhân dân Đồng Tháp còn phê phán, đưa ra cái nhìn nhận xét, đánh giá đối với những kẻ lười biếng, sáng say chiều xỉn suốt ngày chỉ biết làm giàu cho quán rượu: “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa / Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày” [21, tr.311] . Đó là tâm lí và hiện tượng chung của người dân. Vì thế, câu ca dao do nhân dân Đồng Tháp sáng tác được sử dụng phổ biến nhiều nơi và đó là lí do mà ca dao Đồng Tháp phổ biến trong các tài liệu “ca dao Việt Nam” [8, tr.171] và “Ca dao, dân ca đất Quảng” [22, tr.331].
Qua những hình thức biến đổi trên, đã thể hiện rõ tính phổ biến của ca dao Đồng Tháp với ca dao Nam, Trung và Bắc Bộ. Tuy nhiên, số lượng ca dao Đồng
Tháp phổ biến ở Nam Bộ chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Điều này không là trường hợp ngẫu nhiên mà do Đồng Tháp nằm trong môi trường địa lí Nam Bộ, bên cạnh những nét khác biệt đã tạo nên nhiều nét tương đồng lớn về đặc điểm vùng đất và văn hóa. Tính phổ biến của ca dao Đồng Tháp không chỉ tạo nên những hình thức biến đổi độc đáo mà còn góp phần làm cho nội dung ca dao thêm đặc sắc. Hình thức phổ biến đó, không phải là ưu hay khuyết điểm mà là một đặc điểm của ca dao Đồng Tháp. Đặc điểm này đã thể hiện rõ sự giao lưu và khả năng lưu truyền của ca dao Đồng Tháp với ca dao các vùng miền khác là rất mạnh. Qua đó, giúp người đọc nhận ra những nét kế thừa và phát triển trong ca dao Đồng Tháp.