Từ địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 81 - 87)

- Song thất biến thể một trong hai dòng:

3.3.1. Từ địa phương

Có thể nói “lời ăn tiếng nói hằng ngày”của người dân Đồng Tháp được thể hiện một cách cụ thể qua nhóm từ địa phương. Nó như một phương tiện hữu hiệu để người đọc có thể hiểu và cảm được cuộc sống, tính cách con người qua cách nói chuyện, cách dùng từ hay cách phát âm và khi đi vào trong ca dao nó đã trở thành một phương tiện nghệ thuật độc đáo.

Đặc điểm từ địa phương trong ca dao Đồng Tháp được thể hiện qua cách nói chệch đi cấu tạo âm chính của tiếng Việt như: duyên đọc là dươn, cảnh đọc thành kiểng, nghĩa đọc là ngãi, chân đọc thành chơn, về đọc là dìa, vương đọc là vong, quý đọc là quới, hôn đọc là hun, con rết đọc thành con rít, nhân đọc là nhơn, dâng đọc là dưng…:

“Chơn xiềng cổ lại mang gông Chết tôi tôi chịu, tôi không bỏ màng”.

[21, tr.223]

“Cá chê sông lội vòng về biển

Con chim mến kiểng (cảnh) kêu nhiều tiếng ân tình

Sống dương trần gá dươn (duyên) không đặng, thác xuống Diêm Đình em cũng nguyện cùng anh”.

[21, tr.210]

“Nước trong ai chẳng rửa chân

Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hun (hôn)”.

[21, tr.251]

Đặc điểm vùng đất và điều kiện tự nhiên nơi đây đã đem đến cho ca dao Đồng Tháp nhóm từ ngữ phong phú trong hệ thống tên gọi những loại động – thực vật đặc trưng của Đồng Tháp và Nam Bộ như: cá lòng tong, cá rô, cá trê, cá lóc, cá sặc, cá rồng rồng, cá hũn hĩn, cá lia hia, con cua, con rạm, con cồng, lele, vịt nước, bồng bồng, bìm bịp, dế, mù u, bình bát, bòn boong, mãng cầu, đế, quế, bần, bìm bìm, rau đắng,…:

Một câu anh hát trọn mới hòng đáng khen - Rô, trê, lóc, sặc, dầy dầy

Rồng rồng, hũn hĩn lộn bày lia thia”.

[21, tr.192]

“- Đố anh hát thử một câu

Có sáu cái đầu mà ba mươi sáu cái chân. - Con le le con vịt nước con bồng bồng

Con cua con rạm con còng sáu con”.

[21, tr.193]

“Sương sa ước lá bìm bìm

Bấy lâu vắng mặt nay mới tìm được em”.

[21, tr.267]

Bên cạnh đó, từ địa phương trong ca dao Đồng Tháp còn nổi bật qua những tên gọi quen thuộc chỉ địa hình như: miệt, ngã ba, kinh, bưng, rạch, lạch, đìa, rẫy, đồng, bờ đê hay những từ ngữ chỉ trạng thái con nước: nước nổi, nước dựt, nước lớn, nước ròng:

“Về Đồng Tháp Mười đừng sợ đói no

Nước nổi nhổ bông súng, nước dựt móc củ co cũng no lòng”.

[21, tr.199] “Hiu hiu, gió thổi bờ đê

Cửa nhà bỏ phế, mảng mê lời chàng”.

[21, tr.239]

“Ngó lên trời thấy chòm mây bạch

Dòm xuống lạch thấy nước một mạch trôi xuôi….”.

Những cách xưng hô nghe mộc mạc, giản dị không phô trương, hình thức nhưng gợi sự gần gũi thân quen như: anh – em, qua – bậu, má, ổng, ảnh, con ba, con tư... đi vào ca dao trở thành những từ ngữ địa phương quen thuộc trong cách nói chuyện của người dân Đồng Tháp:

“Anh đừng rầu rĩ làm chi

Trai nam nhân kiếm vợ, gái nữ nhi em kiếm chồng Tôi nghĩ giận bà nguyệt lão, tôi muốn giết ông tơ hồng Thuở xuân xanh anh chưa vợ em chưa chồng mà ổng không xe”.

[21, tr.200]

“Chiều chiều vịt lội cò bay Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng

Vô rừng bứt một sợi dây

Để anh thắt gióng ngày ngày em đi buôn Đi buôn thiếu vốn anh dùm

Ở nhà chi đó anh chùm ảnh ve”.

[16, tr.221]

Từ địa phương trong ca dao Đồng Tháp không chỉ nổi bật qua cách xưng hô hay từ chỉ địa hình mà còn đáng chú ý là lớp từ vay mượn từ gốc Anh, Pháp như: bến bắc để chỉ bến phà, ápxanh chỉ một loại rượu thời Pháp:

“Gặp anh đây lòng mừng hết kể Mượn ghế tônê nhắc để mời ngồi Lật đật mua rượu ápxanh rót ra mà đãi

Nghe anh đã có vợ rồi em lại trút vô”.

[21, tr.234]

“Ai qua bến bắc mà trông

[21, tr. 189]

Không những thế, từ địa phương trong ca dao Đồng Tháp còn giàu tính hình tượng, sử dụng những từ ngữ “lạ” so với phương ngữ Nam Bộ. Tạo điểm nhấn, gây ấn tượng mạnh cho người đọc qua cách dùng từ. Thông thường khi bị đánh người ta chỉ nói đánh đau, đánh bầm tím, đánh quá chừng đằng này đánh đến “nẻ đầu”, một cách nói giàu tính khẩu ngữ vừa thể hiện được sự phóng khoáng, tự do trong phong cách nói chuyện của người dân vừa tạo sự phong phú cho ngôn từ địa phương ca dao Đồng Tháp:

“Phụ mẫu đánh em nẻ đầu, cột vô gốc cột Đánh từ canh một cho đến canh hai….”.

[21, tr.261]

Đặc biệt một số từ địa phương trong ca dao Đồng Tháp không được sử dụng phổ biến ở Nam Bộ và cả nước. Phong tục người Việt trong gia đình khi có người mất thì con cháu trong nhà phải để tang hay còn gọi mang tang, chịu tang. Ngoài cách nói đó người dân Đồng Tháp còn có cách nói khác là “để chế”. Cách nói này chỉ được dùng trong một địa phương nhất định khi lưu truyền đến vùng khác nó gây sự khó hiểu cho người tiếp nhận:

“Nàng dâu để chế mẹ chồng Đôi bông hạt lựu, đôi vòng sáng trưng”.

[21, tr.294]

Một số từ địa phương khác cũng rất đặc biệt trong ca dao Đồng Tháp, chỉ có người Đồng Tháp mới có cách nói như vậy:

“Trầu têm một lá Trình má biết cho Một hai trót đã hẹn hò

Trẻ thơ trót dại đã theo đò quá giang May ra chung quán chung làng

Thì câu tình ngãi đá vàng cũng chung”.

[21, tr.276]

Chỉ một câu ca dao đã sử dụng khá nhiều từ địa phương. Những từ “má, ngãi” là từ địa phương được sử dụng phổ biến ở Nam Bộ, đáng chú ý là từ “quá giang” thì không được nhắc đến trong phương ngữ Nam Bộ nhưng đã được dùng trong ca dao Đồng Tháp. “Quá giang” có nghĩa là đi nhờ một phương tiên nào đó, nhưng trong ngữ cảnh câu ca dao, ý nghĩa của từ này đã được khái quát hóa, không còn được hiểu theo nghĩa đen, nghĩa của từ này có nghĩa là chung chạ, chung sống với người khác. Cái hay của từ là ở chổ đó, giàu sức liên tưởng tạo nên ý nghĩa bất ngờ cho bài ca dao.

Trong ca dao Đồng Tháp có một số từ địa phương đặc biệt, ít được sử dụng hơn các từ khác, nguồn gốc và ý nghĩa của nó cũng khó xác định. Những từ địa phương này thường là những từ láy:

“Tẩn mẩn tê mê vì con bán rượu

Liệt chiếu liệt gường vì mụ bán than”.

[21, tr.322]

“Tẩn mẩn tê mê” khi đứng một mình thì ta khó mà xác định được nghĩa của nó. Đặt trong ngữ cảnh bài ca dao trên “tần mẩn tê mê” có thể được hiểu là: sự ham mê, thích thú quá mức đến mất cả lí trí của một ai đó với một người con gái bán rượu. Theo cách hiểu đại khái là vậy song ý nghĩa của phương ngữ này vẫn chưa được các tài liệu hay sách từ điển thể hiện một cách rõ nghĩa. Xét một từ địa phương khác:

“Nước chảy bon bon

Con vượn bồng con lên non hái trái Cám cảnh thương nàng phận gái mồ côi”.

[21, tr.251]

“Bon bon thường được dùng để chỉ phương tiện giao thông di chuyển một cách thuận lợi. Ví xe chạy bon bon trên đường quốc lộ. Nước chảy bon bon có thể hiểu là nước chảy nhanh, đều, không vướng vật cản, chảy thông suốt với tốc độ khá

ổn định. Bon bon trong bài ca dao này đóng vai trò là từ trỉ mức độ phụ trợ cho động từ chảy song nó lại không hoàn toàn có tính chất chỉ mức độ” [9, tr.112]. Hay cách dùng từ “thinh thinh” trong bài ca dao dưới đây cũng mập mờ về nghĩa:

“Ngó lên trời, trời cao lồng lộng Dòm xuống đất, đất rộng thinh thinh

Phải chi anh hóa đặng hai hình Anh vô cấy thế để em mình nghỉ ngơi”.

[21, tr.255]

“Thinh thinh” khi đứng một mình không có nghĩa và khi được vận dụng vào trong câu ca dao nó vẫn tạo nét nghĩa mơ hồ cho người đọc. Thông thường ta chỉ nghe nói “đất rộng mênh mông, đất rộng thênh thang” còn “đất rộng thinh thinh” chưa được đề cập trong phương ngữ Nam Bộ. Vì vậy, nếu không dựa vào ngữ cảnh thìta không thể đoán được nghĩa của nó, qua đó chứng tỏ phạm vi sử dụng của từ này là rất hẹp, chỉ được dùng trong ca dao Đồng Tháp.

Có thể nói qua ca dao Đồng Tháp ta có thể hiểu rõ những từ địa phương được người dân Đồng Tháp sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Những từ ngữ đó đa phần mang tính phổ biến trong phương ngữ Nam Bộ như: hình thức biến âm, từ xưng hô, từ chỉ các loại động – thực vật và những từ ngữ liên quan đến yếu tố sông nước. Tính phổ biến đó đã thể hiện sự gắn bó về mặt tình cảm cũng như về phong tục, tập quán của một vùng ca dao phía Nam. Phần lớn từ địa phương trong ca dao Đồng Tháp thể hiện một nét nghĩa rõ ràng. Nhưng có một số từ ngữ (từ láy) khó hiểu, tạo sự mơ hồ về nghĩa.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w