PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ ĐẾN NĂM 2020
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của Thị xã 3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của Thị xã
Phát triển du lịch Cửa Lò góp phần bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá, cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Chia sẻ lợi ích cho cộng đồng từ hoạt động du lịch: Phát triển du lịch Cửa Lò gắn với lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch, tạo mọi điều kiện để họ có thể tham gia vào các hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ các nguồn lợi thu được từ du lịch cho họ, nâng cao tính trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường và văn minh trong kinh doanh du lịch.
Đảm bảo an toàn xã hội an ninh quốc phòng: Giảm tối đa các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đế uy tín du lịch Cửa Lò như tệ nạn ma tuý, trộm cắp, cướp giật… đeo bám khách, tăng giá ép khách đối với khách du lịch… đảm bảo an ninh an toàn cho khách góp phần củng cố quốc phòng, an ninh biên giới hải đảo.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp: Có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy phát triển du lịch trên địa bàn Thị xã Cửa Lò là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong toàn Thị xã. Chính vì vậy trong quá trình quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch cần phải có sự thống nhất cao và phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và tổ chức xã hội địa phương, đặc biệt là sự phối hợp giữa các phường Thu Thuỷ, Nghi Hương và Nghi Hải.
Đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, đồng thời coi trọng du lịch quốc tế khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu du lịch nội địa tăng mạnh. Các thống kê cho thấy chi tiêu của du khách nội địa đang tăng nhanh, do đó cần quan tâm cung ứng dịch vụ du lịch cho họ. Song song với phát triển du lịch quốc tế, cần đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, nhất là liên kết khách tuyến.
Phát huy mọi nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Trong đó ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái, coi trọng chất lượng của sản phẩm du lịch.
Đa dạng hoá sản phẩm: Quy mô để phù hợp với các yêu cầu của mọi đối tượng trong và ngoài nước, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo gắn liền với tiềm năng tài nguyên du lịch, đồng thời chú trọng công tác bảo vệ môi trường, đa dạng hệ sinh học, bảo vệ phát huy và giữ gìn bản sắc truyền thống. Tiếp tục đổi mới, tạo ra sự đột phá sản phẩm du lịch để trở thành một điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Cửa Lò, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch dựa vào cộng đồng mang tính bền vững.
Phát triển du lịch gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh.
3.1.2. Định hướng các chỉ tiêu phát triển du lịch
Phát triển du lịch Cửa Lò trong giai đoạn mới là tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch, khẳng định vai trò là một ngành kinh tế quan trọng của Cửa Lò giai đoạn 2010 - 2020. Phấn đấu sau năm 2010, Cửa Lò trở thành trung tâm du lịch vùng Nam Bắc Bộ, có cơ sở vật chất, kỹ thuật tương xứng với vùng trọng điểm cả nước, với sản phẩm du lịch độc đáo, xây dựng Cửa Lò là một điểm đến hấp dẫn của du lịch cả nước và khu vực.
Phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh
toán, tạo ra sự liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển du lịch đồng thời với công tác bảo vệ môi trường, phong tục tập quán, văn hoá, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Du lịch cùng với các ngành khác đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đến năm 2010 sẽ xoá được đói, giảm nghèo và đến năm 2020 trở thành một vùng đứng đầu Tỉnh về kinh tế.
3.1.2.1. Mô hình quản lý quy hoạch xây dựng du lịch biển Cửa Lò
Để xây dựng Cửa Lò thành một đô thị văn minh hiện đại, trước mắt thị xã Cửa Lò cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chung của Cửa Lò với trọng tâm là phát triển kinh tế dịch vụ. Trong đó dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn. Quy hoạch rõ các khu, vùng, cụm dịch vụ, các trung tâm thương mại nhằm vừa quản lý được kinh doanh dịch vụ, vừa thuận lợi cho khách hàng, vừa văn minh, hiện đại. Cần có quy chế quản lý riêng đối với Cửa Lò như quy định khuôn viên, thảm thực vật, kiến trúc, màu sắc sơn trát khách sạn và các khu dịch vụ, phù hợp với khu du lịch biển. Tính toán cấp nước đầy đủ cho khu du lịch, thu gom, thoát nước về phía Tây đường Bình Minh, có hệ thống xử lý nước thải tốt trước khi thải ra hệ thống công cộng, chấm dứt tình trạng khai thác nước ngầm và xả nước thải ngấm tại chỗ như hiện nay. Quy hoạch xây dựng các vùng trồng rau xanh, cây cảnh, hoa v.v... Xây dựng mô hình nhà vườn, làng sinh thái khu nghỉ dưỡng chất lượng cao....
Trong định hướng quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho dự án phát triển du lịch của Tỉnh, việc điều chỉnh diện tích đất cho các dự án phát triển du lịch dựa vào hai hướng chính: Quỹ đất và nhu cầu phát triển du lịch. Thời gian lấy hai mốc điều chỉnh là 2010 theo quy hoạch của Tỉnh và dự kiến nhu cầu để phát triển du lịch đến năm 2020. Theo đó dự kiến quỹ đất cho các dự án phát triển du lịch của Thị xã Cửa Lò như sau: Diện tích đất khoanh vùng đến năm 2010 là 180 ha trong đó diện tích đất xây dựng là 110 ha.
Các hình thức đầu tư xây dựng khu du lịch ven biển Cửa Lò đa dạng, có thể chia làm ba loại chủ yếu như bảng sau:
Bảng 3.1: Hình thức đầu tư xây dựng khu du lịch ven biển Cửa Lò Hình thức đầu tư xây dựng Điều kiện áp dụng Thế mạnh Nhược điểm
Đầu tư xây dựng bằng 100% vốn ngân sách nhà nước Các khu du lịch có quy mô nhỏ hoặc đang được Nhà nước đầu tư