Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 86 - 92)

- Chưa có sự thống nhất trong cơ chế quản lý

3.2.4. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững

môi trường, phát triển du lịch bền vững

Đa dạng hoá loại hình du lịch, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch: Trên cơ sở các loại hình du lịch đầu tư xây dựng các sản phẩm mới, độc đáo, riêng có, đủ sức cạnh tranh với du lịch các vùng khác trong tỉnh /cả nước để thu hút khách, đặc biệt là thu hút khách quốc tế. Tập trung khai thác du lịch từ các di tích lịch sử văn hoá (là loại hình du lịch dựa vào các giá trị văn hoá của một cộng đồng, một nhóm dân tộc, hay một di tích lịch sử văn hoá được quốc tế, quốc gia, địa phương ghi nhận có tác dụng giáo dục và nâng cao hiểu biết, nhận thức của du khách), đây là loại hình du lịch Cửa Lò rất giàu tiềm năng và lợi thế.

Phát triển ngành nghề truyền thống gắn với nhu cầu phục vụ du lịch: Nghề khai thác chế biến hải sản, trồng rau sạch, thủ công mỹ nghệ, chế tác đá, thêu ren xuất khẩu… nhằm tạo những sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng miền biển xứ Nghệ.

Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh: Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh là loại hình du lịch đang phát triển nhanh, có nhu cầu lớn, không chỉ quốc tế, thu hút khách quốc tế và trong nước rất hiệu quả, trong giai đoạn 2006-2020 cần rà soát lại các quy hoạch đã có, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đó theo hướng xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng tập trung Cửa Lò, nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách quốc tế, đặc biệt khắc phục tính mùa vụ của du lịch biển.

Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới, phối hợp với các cấp, các ngành nâng cấp các khu, điểm du lịch và sản phẩm du lịch hiện có.

Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các điểm du lịch biển đạt yêu cầu thu hút được các nhà đầu tư chiến lược vào, đầu tư khai thác hiệu quả du lịch biển. Với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị, hội thảo, khắc phục được tính mùa vụ của du lịch tắm biển hiện này.

Ưu tiên xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch tìm hiểu văn hoá dân tộc. Thúc đẩy sản xuất và bán hàng phục vụ du lịch, xây dựng các điểm du lịch làng nghề.

Khôi phục làng nghề truyền thống, tổ chức sản xuất và bán hàng lưu niệm, việc khôi phục làng nghề truyền thống sẽ tạo ra điểm du lịch văn hoá hấp dẫn khách du lịch và thúc đẩy sản xuất hàng hoá phục vụ khách, hình thành các làng, bản, khu phố, trung tâm bán hàng lưu niệm.

Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: Tập trung chỉ đạo các hoạt động nhằm tăng cường năng lực của ngành du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng, trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn vận chuyển khách du lịch, các khâu đón tiếp và các dịch vụ khác, tăng cường khả năng hội nhập du lịch với cả nước và quốc tế.

Đa dạng hoá hoạt động tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí: Hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí trên sông biển hầu như chưa được khai thác hoặc khai thác một cách thiếu định hướng trong một vùng nổi tiếng về du lịch. Vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng khai thác các loại hình du lịch này, bao gồm:

+ Hoạt động du thuyền ban đêm, thướng thức cảnh biển đêm và sinh hoạt dân chài, kết hợp với ăn tối, tạo cho du khách cơ hội hoà nhập với cuộc sống đời thường của dân cư địa phương.

+ Tổ chức hoạt động câu cá thể thao trên biển: Đây là loại hình du lịch phù hợp với đối tượng du khách có khả năng thanh toán cao và điều kiện lưu lại dài ngày nên khá kén chọn khách hàng. Đó có thể là những nhà câu cá thể thao chuyên nghiệp hoặc là du khách nói chung. Đặc biệt, số khách du lịch là người Nhật tham gia môn này ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc tổ chức loại hình này đòi hỏi nguồn vốn lớn, kinh nghiệm tổ chức và khả năng marketing đồng thời tính thời vụ rất cao. Loại hình này có thể tổ chức tại đảo Ngư, đảo Mắt hoặc đảo Lan Chu kết hợp với hình thức trượt nước, đi xe thể thao trên biển, lướt ván.

+ Tổ chức các chuyến du thuyền tham quan các bãi san hô ngoài đảo Ngư và hoạt động lặn sâu tại đây. Đây là loại hình rất hấp dẫn đối với du khách đến từ xứ lạnh không có san hô, nhất là các nước Bắc Âu. Lặn sâu là loại hình giải trí của du khách có khả năng thanh toán cao và thời gian lưu lại dài ngày, nên phù hợp với xu hướng cơ cấu khách ngày càng tăng tỷ trọng khách du lịch có tỷ trọng cao từ Hà Nội.

Đa dạng hoá dịch vụ vận chuyển khách du lịch: Để đáp ứng nhu cầu du lịch trên các tuyến du lịch biển, sông ngành du lịch địa phương cần xây dựng những phương án để thành lập đội tàu, thuyền du lịch phục vụ khách

hạng sang có thể liên doanh, thuê mua hoặc cho phép nước ngoài trực tiếp đầu tư đối với các dự án vốn lớn. Việc thành lập các đội tàu du lịch cần đặc biệt lưu ý đến các tiêu chuẩn phục vụ du khách về tiện nghi, độ an toàn và chất lượng. Cần xây dựng những thuyền mang kiểu dáng, phong cách địa phương.

Về quy mô và loại hình phục vụ vận chuyển: Đội tàu/thuyền cần phù hợp với nhu cầu đa dạng của du khách, tàu taxi vận chuyển khách ra tham quan đảo Mắt, đảo Ngư theo đúng nghĩa vận chuyển.

Bên cạnh đó cần quan tâm tới dịch vụ vận chuyển của du khách trên bộ và bằng đường sắt nhất là việc đón du khách đến du lịch tại thành phố Vinh về Cửa Lò và việc đưa du khách từ Cửa Lò lên Vinh đối với những du khách trở về bằng tàu hoả.

Phát triển du lịch theo hướng bốn mùa: Hiện tại, sau những ngày hè sôi động, các tháng còn lại trong năm hoạt động du lịch ở đây gần như ngủ yên. Những điểm vui chơi như quảng trường Bình Minh, công viên hoa cúc biển, sân chơi thể thao cho đến khu vực bãi tắm đều vắng người qua lại; Đặc biệt là 214 khách sạn được xây dựng với số tiền cho mỗi cơ sở lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng gần như bỏ trống. Trong số này chỉ có một số khách sạn lớn như Sài Gòn Kim Liên, Hạ Long, Hòn Ngư, khách sạn Xanh... là vẫn có khách nhờ liên doanh với các công ty lữ hành, các cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh. Điều này không những tăng doanh thu mà còn giúp đơn vị nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Từ thực trạng này, thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng 4 mùa là vấn đề rất quan trọng đối với việc phát triển du lịch tại địa phương. Hiện Cửa Lò cũng đã có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó.

Đối với mùa hè chủ yếu tập trung vào tắm biển, nghỉ dưỡng và Thị xã đã khai thác tốt thế mạnh này. Về mùa xuân có thể đầu tư khai thác du lịch văn hoá bởi Cửa Lò còn là địa danh có nhiều lễ hội, di tích lịch sử văn hoá và đền

chùa. Tiêu biểu như lễ hội đền Vạn Lộc nơi thờ thái uý quận công Nguyễn Sư Hồi - Người có công lớn trong việc chiêu dân lập ấp, khai phá ruộng đất và phát triển ngành nghề tạo nên làng Vạn Lộc xưa và nay là phường Nghi Tân Thị xã Cửa Lò. Du khách có thể ra thăm đảo Ngư nơi thờ phật và Hoàng Tá Thổn - một danh tướng thời Trần có nhiều chiến công hiến hách trên biển, được tạo dựng cách đây mấy trăm năm.

Sau những khoảnh khắc thăng hoa của tâm hồn, du khách lại khoan thai nhẹ bước trên con đường quanh đảo rợp bóng cây xanh. Cảnh tượng trời biển mênh mang cùng với bến bờ đất liền thân thiết sẽ tạo cho du khách một cảm giác thi vị, mới lạ. Từ Cửa Lò, du khách có thể đi tham quan các đền thờ, các điểm du lịch văn hoá nổi tiếng của Nghệ an và khu vực.

Còn về mùa đông và mùa thu có thể đầu tư vào loại hình văn hoá ẩm thực bởi vì biển Cửa Lò có nhiều hải sản quý. Hơn nữa, với cơ sở vật chất như hiện nay thì Cửa Lò có thể đảm nhận và tổ chức tốt các cuộc hội nghị, hội thảo cấp quốc gia. Vấn đề đặt ra là ngành du lịch và bản thân các cơ sở kinh doanh lưu trú ở Cửa Lò nếu khai thác tốt thế mạnh này thì đây cũng là nguồn khách rất lớn. Bên cạnh đó nếu đầu tư vào du lịch sinh thái, các làng nghề truyền thống thì cũng có thể thu hút khách du lịch đến tham quan quanh năm.

Hiện tại đã có một số đơn vị đầu tư với số vốn lớn vào Cửa Lò như khu du lịch 4 mùa của tổng công ty du lịch Hà Nội, dự án tổ hợp sân gôn, khách sạn, biệt thự cao cấp xây dựng ở Nghi Hương và Nghi Hoà với tổng diện tích 132,7 ha xây dựng trong vòng 5 năm với số vốn đầu tư hơn 1527 tỷ đồng...

Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch: Xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường du lịch, tiếp tục phối hợp với các ngành cấp Tỉnh có liên quan tổ chức hội thi Khách sạn xanh - sạch - đẹp với tiêu chí để chấm điểm là: Diện tích khuôn

viên phải có cây xanh che phủ chiếm trên 30% tổng diện tích của mỗi khách sạn; Công tác vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ; Trong nhà hàng, bếp nấu phải thiết kế liên hoàn, sử dụng nước máy và bảo quản thức ăn đảm bảo chất lượng; Về kiến trúc của khách sạn, bố trí các phòng ngủ cũng như tiện nghi đầy đủ, hợp lý; Đặc biệt là thái độ phục vụ của nhân viên phải có văn hóa, hàng năm mỗi dịp xuân về phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhằm mục đích tạo ra một màu xanh cho du lịch Cửa Lò.

Tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị 07/CT-CP của thủ tướng chính phủ về đảm bảo trật tự, vệ sinh, an toàn tại các khu, điểm du lịch cũng như tổ chức công tác kiểm tra công tác trật tự vệ sinh, an ninh, an toàn tại các điểm du lịch. Bổ sung các tiện nghi vệ sinh, các trạm bảo vệ, trạm y tế.

Tổ chức quản lý và hỗ trợ công tác đảm bảo môi trường tại các vùng trọng điểm du lịch. Xã hội hoá công tác thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải độc hại, đảm bảo 90% chất thải rắn đô thị và khu vực du lịch được thu gom và xử lý vệ sinh, hoàn thành các dự án xây khu liên hợp xử lý chất thải rắn, xây dựng hệ thống thoát nước và các cơ sở xử lý nước thải đặc biệt các cơ sở có nước thải tại các khu du lịch, các vùng nhạy cảm sinh thái. Khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, tăng cường đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường để ứng phó với các sự cố môi trường. Thực hiện phân khu, vùng phát triển du lịch để có các biện pháp, giải pháp phù hợp bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và áp dụng các biện pháp hành chính đối với các nguồn thải của các cơ sở sản xuất trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Áp dụng thu phí ô nhiễm và phí nước thải đối với các cơ sở sản xuất và dịch vụ.

Bảo vệ và khôi phục các lễ hội truyền thống tiêu biểu, đặc biệt là lễ hội sông nước Cửa Lò tổ chức vào dịp 30/4 hàng năm để khai trương mùa du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w