- Chưa có sự thống nhất trong cơ chế quản lý
3.1.2.2. Về khách du lịch, chi tiêu của du khách và doanh thu
Về số lượng khách du lịch
Tăng cường các giải pháp để thu hút khách du lịch: Phấn đấu chỉ tiêu đón khách du lịch năm 2010 đón được 2.206.348 lượt khách, 2015 đón được 3.652.161 lượt khách và năm 2020 đón được 5.491.597 lượt khách.
Khách quốc tế
Cửa Lò thuộc vùng du lịch Bắc Bộ nên thị trường khách du lịch quốc tế chịu ảnh hưởng lớn của vùng và của trung tâm du lịch Hà Nội (nơi phân phối nguồn khách) cho nên thị trường mục tiêu được xác định là: Thị trường ASEAN, thị trường Tây Âu, Đông Á Thái Bình Dương, Bắc Mỹ.
- Thị trường ASEAN: Thị trường này có đòi hỏi giá rẻ, dịch vụ chất lượng, hiệu quả, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thích mua sắm, đồng thời các sản phẩm du lịch phải khác biệt so với các sản phẩm ở nước họ, tránh sự nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực. Đặc biệt Cửa Lò cần đẩy mạnh quảng bá du lịch hơn nữa đến thị trường khách Lào (giáp biên giới và
không có biển) và Thái Lan do có vị trí và giao thông thuận lợi với tỉnh nhà qua cửa khẩu Thanh Thuỷ và Nậm Cắn rất thuận lợi cho việc đi lại của khách nếu tham quan du lịch.
- Thị trường Tây Âu: Là thị trường đặc biệt quan trọng với tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam (khoảng trên 10% thị phần) và đang có xu hướng tăng lên, đây sẽ là thị trường tiềm năng gần của du lịch Cửa Lò. Hai thị trường truyền thống quan trọng là Pháp (chiếm trên 4.5% thị phần và Anh (khoảng 2.7% thị phần). Đứng thứ ba là thị trường Đức (1.5%).
- Thị trường Đông Á Thái Bình Dương: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (trên dưới khoảng 50%) và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới. Các thị trường chính gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Australia, Hàn Quốc…
Thị trường khách Trung Quốc (kể cả Hồng Công) có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây, chiếm khoảng 28 - 30% thị phần.
Thị trường khách du lịch Nhật Bản: Là thị trường khách Châu Á có khả năng chi trả cao nhất chiếm khoảng 10 - 12% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam chủ yếu bằng đường không, mục đích chính là tham quan du lịch, tiếp đến là thương mại.
Thị trường khách du lịch Đài Loan: Cũng chiếm vị trí rất quan trọng đối với du lịch Việt nam nói chung và du lịch Cửa Lò nói riêng (trên khoảng 8- 9% thị phần).
Qua nghiên cứu số liệu phát triển du lịch Cửa Lò trong giai đoạn 2000 -2005 cho thấy lượng khách quốc tế đến Cửa Lò có mức tăng trưởng khá cao với nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong cả giai đoạn là 30.2%, nhưng tốc độ không đều. Ví dụ năm 2002 số lượng khách du lịch đang đạt ở
mức cao nhưng năm 2003 đột ngột giảm xuống 24.2%, nguyên nhân đầu năm 2003 xuất hiện đại dịch SARS, dịch cúm gia cầm khu vực mà Việt Nam là tiêu điểm. Khi Việt Nam khống chế được bệnh dịch và tuyên bố hết dịch lượng khách vào Việt Nam hai năm 2004 - 2005 tăng lần lượt là 67.2% và 73% so với năm trước. Do mức tăng trưởng về du lịch luôn bị tác động rất nhiều bởi yếu tố khách quan nên mức độ sai lệch của mức tăng trưởng hàng năm tại Cửa Lò so với nhịp độ tăng trưởng bình quân về số lượng khách du lịch quốc tế là rất lớn.
Qua nghiên cứu và xem xét chuỗi tăng trưởng trong thời gian thực hiện quy hoạch do vậy bằng các phương pháp tính toán hiệu chỉnh nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng nằm dự kiến trong giai đoạn 2005 - 2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 29.2%/năm, mức đặt này tương đối cao so với cả nước và một số địa phương khác (trong tính toán dự báo điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam thì cả nước trong cung giai đoạn là 10-12%/năm), nếu dựa trên nhịp độ tăng trưởng đó thì việc tính toán dự báo đến năm 2010 du lịch Cửa Lò sẽ đón được 23,061 lượt khách quốc tế đến tham quan du lịch và có lưu trú.Giai đoạn sau năm 2010 (2011 - 2015) khi các dự án khu dịch vụ du lịch đã hoàn thiện và đi vào hoạt động khai thác ổn định dẫn đến thu hút được nhiều lượt khách du lịch quốc tế đến Cửa Lò hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên giai đoạn này số lượng khách đã tăng lên cao trong giai đoạn trước nên không còn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao (do lượng khách đã tăng ở tốc độ tăng trưởng cao trong suốt thời gian 2000 - 2010) vì căn cứ vào quy luật tăng trưởng kinh tế thì mỗi khi giá trị tuyệt đối tăng lên thì tốc độ tăng trưởng bình quân sẽ giảm dần cho nên giai đoạn này nhịp độ tăng trưởng bình quân dự báo đạt ở mức 22%/năm với số khách khoảng 23.061 lượt và tương tự số khách quốc tế năm 2015 sẽ đến tham quan du lịch là 38.949 lượt. Giai đoạn 2015- 2020 dự kiến mức tăng trưởng trong thời kỳ đạt 10%/năm (trong lúc đó cả
nước là 5 - 5,5%/năm, lượng khách đến Cửa Lò năm 2020 là 71,509 lượt).
Khách nội địa
Nếu so sánh giữa các năm cho thấy: Số lượng khách nội địa đến Cửa Lò có xu hướng tăng nhưng có sự chênh lệch giữa các năm, năm 2001 so với 2000 mức tăng đạt 23,1%, 2002 so với 2001 đạt 23%, năm 2004 so với 2003 tăng 17,1%, nhưng nếu so năm 2005 với 2004 mức tăng đạt 42,8%. Nếu tính bình quân trong 5 năm thì nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 25,2%/năm (cao hơn so với dự báo cũ 19,36%/năm).
Về công tác dự báo khách du lịch nội địa, nếu căn cứ vào tình hình thực tế về mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000 - 2005 là 25,2%/năm thì tốc độ tăng trưởng này sẽ giảm dần đến 2020 khi giá trị tuyệt đối tăng lên. Theo tính toán mức độ tăng trưởng bình quân năm 2005 - 2010 xấp xỉ 22%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng về khách du lịch nội địa dự kiến ở mức 14,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến tốc độ tăng trưởng là 11,5%/năm.
Thị trường nội địa:
Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: Chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh.
Khách du lịch tắm biển: Loại khách du lịch tắm biển thường đi theo gia đình, theo nhóm tập trung vào mùa hè tại bãi biển Cửa Lò, Nghi Thiết. Chủ yếu là khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Khách du lịch sinh thái: Mặc dù những hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái cũng đã bắt đầu thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.
chiếm một phần đáng kể, họ sẽ dừng chân ở Cửa Lò để tham quan một số điểm du lịch quan trọng của Tỉnh nếu ngành du lịch đẩy mạnh chất lượng phục vụ và quảng bá xúc tiến du lịch.
Khách du lịch cuối tuần: Đối tượng là người Hà Nội, các tỉnh phụ cận như Thanh Hoá, Hà Tĩnh và cả người dân trong Tỉnh. Khách du lịch cuối tuần thường đi vào ngày nghỉ cuối tuần, muốn đi dã ngoại tìm cảm giá thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Loại hình du lịch này có xu hướng phát triển, đặc biệt là khi Nhà nước cho nghỉ 2 ngày/tuần.
Thu nhập từ du lịch: Theo phương pháp thống kê hiện nay của một số nước trong đó có Việt Nam là sử dụng thống kê chỉ tiêu “Thu nhập xã hội du lịch” chỉ mới thống kê được phần thu do khách du lịch chi trả có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch của các khu du lịch và công ty du lịch mà chưa thống kê được phần chi trả của khách cho các dịch vụ thuộc các thành phần khác dẫn đến việc thống kê mới cho chỉ tiêu thu nhập du lịch, phương pháp tính thu nhập du lịch trong quy hoạch lần này là tổng hợp tất cả phần chi tiêu của khách trong quá trình đến tham quan du lịch trên địa bàn.
Thu nhập từ du lịch: Phấn đấu thu nhập du lịch từ năm 2010 đạt 482,24 tỷ trong đó thu từ khách quốc tế là 52,1 tỷ, khách nội địa là 430,12 tỷ. Năm 2015 đạt 969,9 trong đó thu từ khách quốc tế là 113,4 tỷ, khách nội địa là 856,56 tỷ và đến năm 2020 đạt 1.526,95 trong đó thu từ khách du lịch quốc tế là 259,58 tỷ và khách nội địa là 1.267,36.
Chi tiêu của du khách: Hiện này trung bình mỗi ngày một khách quốc tế đến Cửa Lò chi tiêu khoảng 60 USD, khách nội địa khoảng 320.000 VNĐ tương đương với 20 USD. Bắt đầu giai đoạn 2006 trở đi khi các sản phẩm du lịch được đa dạng hoá, các dịch vụ du lịch được đầu tư xây dựng với chất lượng cao, các sản phẩm du lịch mới hình thành đa dạng phong phú đáp ứng
nhu cầu của khách dẫn đến độ dài lưu trú của khách dài ngày hơn, mức chi tiêu trung bình của khách sẽ tăng lên. Vì vậy cơ sở đư ra dự báo lần này dựa trên mức chi tiêu hiện tại và sử dụng các dịch vụ du lịch mới trong tương lai có tính tới cả yếu tố lạm phát.
Trên cơ sở sử dụng phương pháp dự kiến về mức chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế trong các giai đoạn đến năm 2010 sẽ đạt 75 USD, đến năm 2015 đạt mức chi tiêu 90 USD và năm 2020 là 120 USD. Còn mức độ chi tiêu của khách du lịch nội địa. Theo số liệu thu thập được mức chi tiêu trung bình của khách du lịch Việt nam đến Cửa Lò năm 2005 trở về trước xấp xỉ 20 USD, nguyên nhân thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp, đa số các đoàn đến đây nghỉ mát theo dạng công đoàn cơ quan tổ chức, dạng các tour chưa thật nhiều và họ chủ yếu dành cho lưu trú và ăn uống, còn các dịch vụ khác không đáng kể. Trong giai đoạn tới thu nhập của người dân chưa được tăng cao nên mức chi tiêu cho khách du lịch Việt Nam dành cho việc du lịch chỉ đạt 26 USD cho năm 2010, 34 USD cho 2015 và 40 USD cho 2020.