Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 92 - 93)

- Chưa có sự thống nhất trong cơ chế quản lý

3.2.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực du lịch

học công nghệ vào lĩnh vực du lịch

Vấn đề nữa mà Cửa Lò cần coi trọng đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch bởi phần lớn người làm du lịch ở Cửa Lò đều xuất thân từ nông, ngư nghiệp. Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn văn hoá giao tiếp và nghiệp vụ quản lý, kinh doanh cho cán bộ và người dân đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch dịch vụ; Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho một số lao động trong ngành, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, nhu cầu hội nhập quốc tế của du lịch.

Trong vấn đề này thì Cửa Lò rất thuận lợi bởi vì hiện tại trên địa bàn đã có trường Trung cấp tư thục du lịch miền Trung và trường Cao đẳng nghề du lịch thương mại Nghệ An chuyên đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Một số đơn vị cũng đang có kế hoạch mở trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề ở Cửa Lò. Dự án trường Đại học tư thục công nghệ Vạn Xuân vừa khởi công xây dựng ở Nghi Hương với quy mô đào tạo là 6500 sinh viên/ khoá học cũng đã khởi công xây dựng. Việc thu hút các trường Đại học về Cửa Lò không những tăng dân số cơ cho Thị xã mà còn giúp Cửa Lò sớm thực hiện được vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ và nhân viên hoạt động trong ngành du lịch.

Phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án phát triển nguồn nhân lực Du lịch của Việt Nam của Tổng cục du lịch do EU tài trợ để triển khai nội dung dự án trong ngành du lịch, theo đó triển khai các nội dung chính như sau:

+ Xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch phát triển nguồn nhần lực. + Đào tạo bồi dưỡng về quản lý du lịch.

+ Phổ cập kiến thức tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị và kinh doanh du lịch.

+ Tổ chức các hội thi tay nghề, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch.

+ Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách, thể chế trong phát triển nguồn nhân lực.

+ Hàng năm cần chọn nội dung, hình thức phù hợp bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh, văn hoá ứng xử, ngôn ngữ của du lịch cho nhân dân.

Đối với các doanh nghiệp du lịch tại địa phương cần cải thiện điều kiện lao động, nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp du lịch; Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận doanh nghiệp; Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động cũng như hệ thống nội qui và tăng cường kỷ luật lao động nhằm tạo động lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w