THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 36 - 41)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH BIỂN TẠI CỬA LÒ NHỮNG NĂM QUA

2.1. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ

TẠI CỬA LÒ NHỮNG NĂM QUA

2.1. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ CỬA LÒ

Lịch sử văn hoá: Vùng đất Thị xã Cửa Lò được hình thành từ phù sa của hai cửa sông, cửa biển lớn, nổi tiếng của xứ Nghệ: Cửa Hội Sông Lam và Cửa Lò sông Cấm, với diện tích tự nhiên 2.870ha (chưa tính đảo Ngư và đảo Mắt) dân số hơn 50.000 người, gồm 7 phường xã: Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hoà, Nghi Hải với 71 khối xóm và 2 đảo.

Thị xã Cửa Lò với 3 mặt là sông biển nên được gọi là Thị xã biển, có bờ biển dài 10km, từ cảng thương mại quốc tế Cửa Lò đến cảng cá Cửa Hội, trong đó bãi tắm dài 8,3km. Mảnh đất này còn gọi là nơi tụ hội của nhiều núi và đảo, người xưa gọi “nhân sơn quần tụ”. Núi Lò (Lô Sơn) đỉnh cao chất ngất trông ra biển. Dưới chân núi có chùa Lô Sơn là danh thắng cũng là nơi gửi gắm tâm linh của du khách. Núi Cờ, Núi Voi, núi Mão, núi Áo (ở Nghi Quang, Nghi Hợp), núi Kiếm, hòn Thỏi Mực (Nghi Tân), núi Bảng… đã phát thịnh cho các vị thần linh, tướng tài có công lao với đất nước. Núi Cờ (còn gọi là Động Đình), ở phía Tây Bắc núi Lò. Dưới chân núi có khu mộ Nguyễn Hội do hổ táng. Nguyễn Hội là thân sinh của Cương Quốc Công Nguyễn Xí - Công thần khai quốc triều Lê. Nguyễn Hội có công chiêu dân lập ra hai đồng muối Thượng Xá (Nghi Xã, Nghi Hợp) và Yên Lương (Nghi Thuỷ). Nguyễn Xí được vua Lê Thái Tổ phong đất một huyện, đã lấy tù binh quân Minh (Trung Quốc) và Cham Pa, Chiêm Thành khai phá đất hoang dọc bờ biển Cửa Lò, Cửa Hội, lập nên nhiều làng mạc trù phú như Phú Phong (Nghi Phong),

Bàu Ổ, Văn Trung (Nghi Hương)… các bia đá còn lại đến ngày nay ở đền thờ Nguyễn Xí (Nghi Hợp), ở nhà thờ họ Chế (Nghi Thu) còn ghi lại công tích khai sơ của tướng công. Con trai cả của ông là Nguyễn Sư Hồi, đã cùng cha có công diệt bọn phản nghịch trong triều, phù lạp vị vua Lê Thánh Tông, dựng nên một triều đại cường thịnh nhất triều Lê Sơ. Sư hồi được phong là phò mã, Đô ý, Quân Công, Đô Đốc, Trấn thủ thập nhị hải môn (Trấn thủ 12 cửa biển từ Sầm Sơn vào đến cửa Tùng) mà căn cứ chính đóng hạm đội thuỷ quan lớn nhất là Xá Tấn (đồn Cửa Xá), sau gọi là Lô Tấn (Tấn Cửa Lò). Chính vì vậy, dòng sông Gấm (còn gọi là sông Ngân) được đổi gọi là sông Cấm. Ông cho chở đá xây kè dọc bờ phía Nam cửa sông Cấm để bảo vệ căn cứ và chiêu dân các nơi đến phát triển nghề đánh cá và làm ruộng, lập ra xã Hải Giang, nay là phường Nghi Tân. Đền thờ Nguyễn Sư Hồi ở làng Vạn Lộc là điểm khởi đầu cho lễ rước bài vị thần trong Lễ hội sông nước khai trương mùa du lịch Cửa Lò (tổ chức vào 30/4 và 1/5 hàng năm).

Bờ phía Bắc tả mạn sông Cấm là núi Rồng (còn gọi là rồng Xã Hải) “vệch râu phu lộc nước”, “nhả ngọc” là hòn Lan Châu (còn gọi là Len Chu ở Hữu ngạn tạo nên một danh thắng cho bãi tắm Thu Thuỷ). Sông Lam uốn lượn như con rồng xanh ôm lấy phía Nam Thị xã Cửa Lò, tuôn nước vào biển “phun châu” thành đảo Ngư, đảo Mắt. Cửa Hội thời kỳ đại Việt (khoảng thế kỷ thứ X-XIV) là một cửa bể sầm uất thuyền buôn trong và ngoài nước ra vào tấp nập. Cùng với núi Hồng Lĩnh (huyện Nghi Xuân) vùng sông biển Cửa Lò tạo thành một đệ nhất danh lam thắng của xứ Nghệ và được coi là vùng tú khí “địa linh nhân kiệt”.

Thuận lợi để phát triển du lịch biển Cửa Lò: Thuộc Nghệ An - trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, đầu mối giao lưu Đông - Tây, cửa ngõ quốc tế với các nước láng giềng Lào, Đông Bắc Thái Lan, đảo Hải Nam Trung Quốc. Với

tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng tạo cho tỉnh những lợi thế so sánh rõ rệt so với các địa phương khác trong vùng về phát triển kinh tế nhất là dịch vụ, lương thực thực phẩm phong phú, giá cả hợp lý. Với nguồn lao động dồi dào trình độ dân trí tương đối cao, người dân lao động cần cù, chịu khó và có nhiều người thành đạt trong và ngoài nước. Hệ thống giao thông trong vùng đa dạng kết nối với các địa phương và quốc tế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ tương đối hoàn chỉnh, nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế đủ điều kiện thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Thị xã Cửa Lò cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 16km, gần sân bay Vinh, cảng biển và ga xe lửa, là vùng kinh tế tương đối phát triển và có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thủy lợi, điện, mạng lưới bưu chính viễn thông và điều kiện dân trí cao. Về tiềm năng tài nguyên du lịch: Thị xã Cửa Lò chạy dọc theo bãi biễn và nằm giữa hai cửa biển, khu du lịch biển Cửa Lò nổi tiếng bởi có bãi tắm dài hơn 8km, cát mịn và phẳng, nước biển trong xanh, độ mặn vừa phải, đáy biển phẳng và nông, biển Cửa Lò lại giàu về hải sản đủ cung cấp cho khách du lịch, xa xa bãi biển có các đảo Lan Châu, đảo Song Ngư, đảo Mắt… có thể xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, Cửa Lò có nhiều tài nguyên nhân văn như di tích các đền, đình, lễ hội và các làng nghề truyền thống thu hút khách du lịch.

Một vùng du lịch xanh Cửa Hội khá lý tưởng với 60ha cây phi lao có trên 10 năm tuổi đang toả bóng mát rợp cả bờ biển và những hồ cá rộng giữa những lối cát mịn màng sẽ đáp ứng được nhu cầu du lịch sinh thái của du khách. Tuyến du lịch mới bãi tắm Cửa Lò đi thăm đảo Ngư và chùa đảo Ngư (thờ Phật và sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, vị thần canh giữ biển Đông) sẽ là những bí ẩn hấp dẫn cho những ai thích khám phá, tìm chốn tĩnh tâm… Cùng với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, lại thuận lợi về

giao thông, thông tin liên lạc, Thị xã biển Cửa Lò đã trở thành một đô thị du lịch biển hấp dẫn với du khách muôn phương. Trong mấy năm qua, khu du lịch Cửa Lò là điểm thu hút khách nhiều nhất trên địa bàn và khu vực Bắc Trung Bộ và những năm tới chưa có khu vực du lịch nào trong vùng có thể cạnh tranh nên vẫn còn đầy tiềm năng thu hút khách du lịch.

Trong các năm qua, khu du lịch đã đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vì vậy có thể coi đây là khu du lịch đạt tiêu chuẩn cao trong khu vực. Nhưng để trở thành khu đô thị du lịch, khu vực này cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo tiêu chuẩn, chỉ tiêu của đô thị loại 2 và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đạt tiêu chuẩn cao theo quy định của Luật du lịch. Một số trọng tâm đầu tư trong thời kỳ 2006 - 2010 cần tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng toàn bộ không gian như: Giao thông, điện nước và hệ thống xử lý nước thải, rác thải… Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nâng cấp các cơ sở lưu trú, ăn uống tương đương đẳng cấp quốc tế, xây dựng cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí để du khách vào trong thời gian không mùa vụ như sân gôn, sân tenis… Thời kỳ 2011 - 2015 cần xây dựng hệ thống cầu cảng Cửa Lò đạt tiêu chuẩn cao với trang thiết bị hiện đại để thu hút loại hình khách du lịch bằng tàu biển vào tham quan du lịch cần có chiến lược đầu tư khai thác đưa đảo Song Ngư vào dịch vụ du lịch và kêu gọi vốn đầu tư xây dựng đảo thành nơi dịch vụ vui chơi giải trí quốc tế khu vực để thu hút khách du lịch quốc tế. Thời kỳ 2016 - 2020 tập trung nâng cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế và sáp nhập Thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh để trở thành đô thị và trung tâm du lịch của tỉnh Cửa Lò.

Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng Cửa Lò trở thành đô thị du lịch: Xanh, sạch, đẹp, trong những năm qua, Ủy ban nhân dân Thị xã đã chỉ đạo, khuyến khích, động viên tất cả các cơ quan, đơn vị, khách sạn, nhà nghỉ trên

địa bàn Thị xã phải dành một diện tích nhất định trong khuôn viên của đơn vị mình để trồng cây xanh. Đặc biệt, dưới sự chủ trì của Liên đoàn lao động Thị xã, 10 năm qua, toàn Thị xã đã hưởng ứng nhiệt tình phong trào xây dựng cơ quan Xanh. Nhờ phong trào này mà hiện nay, phần lớn diện tích trong các khuôn viên của các cơ quan, đơn vị, khách sạn đã rợp bóng cây xanh. Đặc biệt, trong thời gian tới đây, nhằm nâng cao độ che phủ cây xanh trên các tuyến phố chính, các trục đường nội thị, các trục đường liên xã, liên phường, Ủy ban nhân dân Thị xã cũng đang có chính sách sẽ hỗ trợ 50% tiền mua cây giống cho các đơn vị.

Kế thừa hướng đi đúng đắn của những người đi trước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã Cửa Lò Khóa III, nhiệm kỳ 2005 - 2010 cũng đã xác định mục tiêu muốn phát triển được du lịch Cửa Lò thì công tác môi trường phải được đặt lên hàng đầu. Với tầm nhìn phù hợp với xu thế phát triển như vậy, chắc chắn rằng, trong mùa du lịch này và những năm tiếp theo, khi về với Thị xã, du khách không chỉ được tắm biển, được thưởng thức các món ăn đặc sản mà còn được chiêm ngưỡng một cảnh quan trong lành, được dạo chơi dưới những tuyến phố sầm uất rợp bóng cây xanh.

Khó khăn, thách thức đối với du lịch biển Cửa Lò: Đối tượng khách chính vẫn là khách du lịch nội địa và một phần khách du lịch quốc tế từ Lào, Thái Lan và Trung Quốc sang tham quan du lịch. Tuy nhiên, khu du lịch Cửa Lò có tính thời vụ rất cao, khách du lịch thường đến đây tham quan vào các tháng hè dẫn đến mật độ du lịch cao, nhưng người đến mùa mưa rét từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau rất ít ảnh hưởng đến doanh thu cũng như kế hoạch, hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật.

Xuất phát điểm về kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao và có sự chênh lệch về trình độ dân trí, điều kiện phát triển giữa các phường trong vùng. Nguồn

vốn đầu tư để phát triển du lịch còn hạn chế trong khi nhu cầu về vốn đầu tư trong thời kỳ quy hoạch rất lớn vì vậy vấn đề huy động vốn cho du lịch là một thách thức lớn cho địa phương.

Hiện tượng ô nhiễm môi trường tại một vài khu tuyến điểm du lịch và trình độ ý thức của một bộ phận người dân, các doanh nghiệp đối với phát triển bền vững đang áp lực đến hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH BIỂN TẠI CỬA LÒ NHỮNG NĂM QUA TẠI CỬA LÒ NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w