- Quy trình xây dựng quy hoạch
1.3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác quy hoạch và xây dựng đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn
xã, thị trấn
1.3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác quy hoạch và xây dựngđội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn
Luận bàn về vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo đối với sự nghiệp cách mạng, C.Mác và Ph. Ăngghen là người đầu tiên nêu ra quan điểm khoa học về cán bộ. Hai ông khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" [17, tr.184]. Theo quan điểm của hai ông, cán bộ là những người tiêu biểu cho phong trào cách mạng; có tri thức và trình độ nhận thức cao, biết kết hợp vận dụng lý luận cách mạng với thực tiễn để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, lãnh đạo quần chúng thực hiện các cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng. Họ phải là những người tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, có trách nhiệm cao và được quần chúng noi theo.
Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Mác và Ăngghen về Đảng của giai cấp công nhân, V.I. Lênin đã đề ra những quan điểm quan trọng về cán bộ trong quá trình xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Theo V.I. Lênin, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trước hết là ở chỗ đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng. Bởi vì họ vừa là người xây dựng đường lối, vừa tiến hành lựa chọn phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình vận động cách mạng, hướng tới mục tiêu đã đề ra. Vì thế, Người nhấn mạnh: "Mấu chốt là vấn đề người, vấn đề lựa chọn người" [46, tr.132] và "trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được, trong hàng ngũ của mình, những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [46, tr.473]. Để có được đội ngũ cán bộ am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, một nhiệm vụ lâu dài, khó khăn phức tạp, cần coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, đề bạt cán bộ vào các cương vị công tác, thường xuyên kiểm tra, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực công tác cho cán bộ, chống bệnh quan liêu, xa dân, kiêu ngạo, thoái hóa biến chất.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, đây là nhiệm vụ rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề, là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp. Để hoàn thành nhiệm vụ đó đòi hỏi Đảng phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, trong đó đức là quan trọng hàng đầu. Người chỉ rõ, đạo đức là gốc, nền tảng của người cách mạng, Người nhấn mạnh: “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [35, tr.252-253].
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, trong suốt 85 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng và đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng, đó chính là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng ta xác định phải "có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền" [20, tr.27]. Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta nhấn mạnh vai trò của cán bộ trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [20, tr.66]. Theo quan điểm của Đảng, trong khi phải xây dựng đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ, đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Để đạt được điều đó cần nhận thức sâu sắc những điểm sau:
Một là, Đảng cầm quyền, Đảng phải chăm lo đào tạo, bố trí cán bộ cho cả
Hai là, trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ
đồng thời kết hợp tốt các độ tuổi, tính liên tục, phát triển trong đội ngũ cán bộ.
Ba là, đổi mới quan niệm và phương pháp tiến hành công tác cán bộ,
trước hết là đánh giá, bố trí cán bộ theo hướng thật sự dân chủ và theo một quy trình chặt chẽ. Đánh giá, nhận xét cán bộ phải căn cứ vào những việc làm cụ thể của mỗi người, cả ưu và khuyết điểm, trong từng thời gian nhất định và phải do tập thể có thẩm quyền quyết định. Khắc phục cách làm đơn giản, thành kiến, thiếu công tâm, dân chủ, hình thức.
Bốn là, bố trí và sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở
trường đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc phù hợp với sở trường, năng lực của cán bộ, thay thế kịp thời người không đảm đương được nhiệm vụ. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, tuyển chọn nhân tài.
Năm là, có chính sách sử dụng cán bộ đúng đắn, chính sách tiền lương và
đãi ngộ hợp lý đối với các loại cán bộ.
Từ đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, phải nắm vững những quan điểm cơ bản của Đảng ta về công tác cán bộ. Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ đường lối chính trị của Đảng, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc trong xây dựng đội ngũ cán bộ. Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách.
Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ.
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.
Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của công tác cán bộ nói chung, công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ nói riêng, trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận về công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ, như Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII ra Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18-6-1997, về “Chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Bộ
Chính trị khóa IX ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01/2002, về “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”và Nghị quyết số 42- NQ/TW, ngày 30/11/2004, về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X ra Kết luận số 37-KL/TW, ngày 02/02/2009, về “Tiếp
tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ra Nghị quyết số 12-
NQ/TW, ngày 16/01/2012, về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay” và Bộ Chính trị khóa XI ra Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012,
về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.
Để thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW, ngày 02/4/2002, Hướng dẫn số 47-HD/BTCTW, ngày 24/5/2005, Hướng dẫn số 50-HD/BTCTW, ngày 06/7/2005, Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW, ngày 21/10/2008, Hướng dẫn số 15- HD/BTCTW, ngày 05/11/2012, về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã chỉ rõ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu sau hơn 25 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên.