Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Quy hoạch và xây dựng đội ngũ bí thư xã, thị trấn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 46 - 49)

- Quy trình xây dựng quy hoạch

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

Nghi Xuân là huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhất là các lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; phát triển du lịch, xuất khẩu lao động... Năm 2014, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 4.360 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 14,4%, thu ngân sách đạt 114 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,26%, thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng.

Trước đây kinh tế của huyện Nghi Xuân chủ yếu là ngành nông nghiệp, nhưng bản thân ngành nông nghiệp lại phát triển rất lạc hậu, công cụ lao động thô sơ, sử dụng sức lao động của con người và trâu bò là chính. Cây lúa là cây trồng chủ lực, các loại cây khác diện tích đất trồng ít, do những nguyên nhân tập quán và kỹ thuật khác nhau nên năng suất chưa thật ổn định. Chăn nuôi còn mang tính tập quán truyền thống, mục đích chăn nuôi là để phục vụ cho cày bừa, sản phẩm không cung cấp đủ cả về số lượng lẫn chất lượng cho người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương trong vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện càng ngày phát triển, cơ cấu nông nghiệp cũng có sự thay đổi rõ rệt theo xu hướng ngày càng sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá. Vì vậy, bộ mặt kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc, thể hiện qua bảng thống kê một số chỉ tiêu trong năm 2011 và 2014 sau:

Bảng 3.3. Bảng thống kê một số chỉ tiêu trong năm 2011 và 2014

Năm tổng SP (tỷ) người (triệu) tăng BQ (%) NN CN DV 2011 860 4,7 11 42,4 21,5 36,1 2014 1.922 15,2 9 43,9 26,2 29,9

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nghi Xuân)

Như vậy có thể thấy rằng trong 4 năm, giá trị tổng sản phẩm của huyện đã tăng gấp hơn 2 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn gấp hơn 3 lần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng khá tích cực. Tất cả những số liệu đó cho thấy sự thay đổi về cơ bản về bộ mặt kinh tế, cũng như thấy được sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ và nhân dân của huyện Nghi Xuân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Hiện nay cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nghi Xuân bao gồm: ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp và được chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm dần diện tích trồng trọt nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng được nâng cao.

Sản xuất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất 844 tỷ đồng (trong đó trồng trọt, chăn nuôi đạt 820 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 8 tỷ đồng, thuỷ sản đạt 15 tỷ đồng) tổng toàn ngành tăng so với năm 2011 là 329 tỷ đồng.

Nói chung, Nghi Xuân vẫn là một huyện thuần nông với chủ đạo là cây lúa và một số cây công nghiệp hằng năm như Lạc, Đậu, Vừng…. Trong những năm qua huyện đã tích cực đưa vào sản xuất một số giống cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao và chú trọng phát triển chăn nuôi.

Hiện nay toàn huyện Nghi Xuân có tổng đàn Trâu, Bò 33.844 con, đàn Lợn 68.000 con, tổng đàn gia cầm là 741.600 con. Tăng so với năm 2011 về Trâu Bò là 2311 con, gia cầm là 301475 con. Đặc biệt trong năm 2014 đã thực hiện đề án nuôi tôm trên cát công nghệ cao với hơn 112ha. Tình hình

dịch bệnh được kiểm soát, tuy nhiên do công tác tiêm phòng đạt tỉ lệ còn thấp nên nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh vẫn còn cao.

Về thuỷ sản là thế mạnh của huyện, những năm qua ngành thủy sản đã có bước phát triển trên cả ba phương diện đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Hiện Nghi Xuân có 713 ha diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt các loại, sản lượng ước đạt 750 tấn (tăng 20% so với năm 2012). Huyện đang tổ chức và triển khai đưa vào nuôi 09ha tôm trên cát, đạt sản lượng từ 20 đến 25 tấn/ha/2 vụ; triển khai quy hoạch 165 ha vùng nuôi tôm trên cát tập trun tại các xã Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường.

Về lâm nghiệp, huyện có 2.209 ha đất lâm nghiệp với tỷ lệ che phủ 61%. Rừng trồng tập trung chủ yếu là cây Thông, Bạch đàn, Tràm, trong đó một số diện tích đã đưa vào khai thác nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước phát triển sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động, một số ngành, nghề phát triển mạnh như chế biến hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ du lịch... Tổng số doanh nghiệp trên địa hiện nay là 354 doanh nghiệp. Doanh thu xuất khẩu đạt trên 9,8 triệu USD. Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm đầu tư, thu hút tham gia kinh doanh, lưu thông hàng hóa, đảm bảo kịp thời cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn; hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đi lại cho nhân dân.

Với lợi thế về vị trí địa lý, truyền thống văn hóa, nhiều di tích lịch sử, danh thắng, đặc biệt với bờ biển rộng, sạch, đẹp, hoang sơ kéo dài trên 33 km, ít chịu ảnh hưởng tác động môi trường, ngành du lịch gần đây rất phát triển và đã được đánh giá có tiềm năng lớn cho định hướng phát triển đô thị, du lịch - dịch vụ ven biển. Những năm qua hệ thống điện, đường, trường, trạm phát triển nhanh và đồng bộ, hệ thống chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, cần cù,

chịu khó, người dân luôn có ý thức phát huy truyền thống văn hóa, nên kinh tế xã hội đã được phát triển.

Một phần của tài liệu Quy hoạch và xây dựng đội ngũ bí thư xã, thị trấn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 46 - 49)