- Quy trình xây dựng quy hoạch
1.2.2. Nội dung công tác xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn
Theo tư tưởng của V.I.Lênin, cán bộ lãnh đạo chính trị phải là người trung thành tuyệt đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng, nhạy bén về chính trị, vững
vàng, có năng lực tổ chức thực tiễn. V.I.Lênin còn nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên có được những cán bộ như thế mà phải đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách một cách công phu, nhẫn nại. V.I.Lênin viết: “Tìm cho ra và thử thách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng, những người thực sự có tài tổ chức, những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người trung thành với chủ nghĩa xã hội, vừa có năng lực lặng lẽ (bất chấp sự hỗn loạn ồn ào), tổ chức công tác chung vững chắc và nhịp nhàng của khối người to lớn trong phạm vi tổ chức Xô viết. Chỉ có những người như thế chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo, quản lý” [45, tr.26].
Kế thừa và phát triển tư tưởng của V.I.Lênin, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết, bài nói chuyện chỉ ra những khâu của công tác cán bộ. Nhất là trong tác phẩm: “Sửa đổi lề lối làm việc” viết vào tháng 10 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra các khâu như huấn luyện cán bộ, kiểm tra cán bộ, chọn cán bộ, dùng cán bộ, đối đãi với cán bộ... Trong đó Người rất coi trọng việc huấn luyện cán bộ và khẳng định đó là công việc gốc của Đảng.
Xuất phát từ những quan điểm cơ bản về công tác cán bộ của Đảng hiện nay, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và tổ chức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Công tác cán bộ phải dựa trên quan điểm giai cấp công nhân; giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ; nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tôn trọng pháp luật và điều lệ của các tổ chức; phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Nghị quyết số 42 - NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã nêu rõ các nguyên tắc trong công tác quy hoạch cán bộ.
Từ những yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng ta đã xác định những nội dung cơ bản để xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn như sau:
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
Để thực hiện được yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhân tố quan trọng quyết định hàng đầu là Đảng phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ nói chung và bí thư cấp uỷ nói riêng phải có trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, có năng lực. Bởi vì, nếu không có đội ngũ cán bộ đủ tài năng, trí tuệ thì đường lối, chính sách có đúng mấy cũng không trở thành hiện thực trong cuộc sống.
Yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là căn cứ để Đảng đề ra tiêu chuẩn cán bộ, xây dựng nội dung, phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xem xét, đánh giá cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ trong mỗi đơn vị. Quá trình CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào tạo cán bộ, nâng cao phẩm chất, kiến thức và năng lực của đội ngũ cán bộ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn.
Thứ hai, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc
Thường xuyên quán triệt và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng là vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc, xuyên suốt trong quá trình xây dựng Đảng cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ đã đuợc Đảng tổng kết trong quá trình hoạt động thực tiễn. Quan điểm giai cấp công nhân trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ được thể hiện ở tất cả các khâu từ tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đến đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ và chính sách đối với đội ngũ cán bộ.
Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức kỷ luật của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ bí thư cấp uỷ để đào tạo một đội ngũ bí thư cấp uỷ thực sự trung thành với sự nghiệp cách
mạng của giai cấp công nhân. Tăng cường số cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân, trước hết là số cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị.
Phát huy truyền thống yêu nuớc, đoàn kết tập hợp rộng rãi đội ngũ cán bộ, trọng dụng nhân tài. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ hiện tại và tương lai.
Thứ ba, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ bí thư cấp uỷ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách
Xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ, xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức, lề lối làm việc có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Có nhiệm vụ chính trị mới lập tổ chức, có tổ chức mới bố trí cán bộ, không vì cán bộ mà lập ra tổ chức. Mỗi cán bộ trong tổ chức phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng.
Quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ bí thư cấp uỷ phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, kiện toàn hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách.
Thứ tư, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn
Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ bí thư cấp uỷ một cách cơ bản, chính quy, có hệ thống; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn đội ngũ bí thư cấp uỷ cấp xã, thị trấn.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, nhất là đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn cần xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, nhằm góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức; hướng tới mục tiêu tạo được sự thay
đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhấn mạnh, đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao.
Không đánh giá, sử dụng cán bộ một cách cảm tính, chủ quan; mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu, chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Phong trào cách mạng quần chúng là trường học lớn của cán bộ. Phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra, giám sát đội ngũ