Đặc điểm xã hộ

Một phần của tài liệu Quy hoạch và xây dựng đội ngũ bí thư xã, thị trấn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 44 - 46)

- Quy trình xây dựng quy hoạch

2.1.2. Đặc điểm xã hộ

Huyện Nghi Xuân có 17 xã, 02 thị trấn, với dân số 100.000 người, trong đó có 6 xã miền núi, 8 xã bãi ngang, 5 xã có đồng bào theo đạo Thiên Chúa với 3.600 người; phân bố dân cư không đồng đều, dân số trong độ tuổi lao động toàn huyện có 61.338 người, chiếm tỷ lệ 63,6%; lực lượng lao động có chuyên môn kỷ thuật không cao; cơ cấu lao động: số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 13%, lao động làm nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73%, lao động dịch vụ, thương mại chiếm 14%. Toàn huyện có 1.560 người trong độ tuổi lao có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, lực lượng này đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của huyện và sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước. Huyện có 37 tổ chức cơ sở đảng, với 6.087 đảng viên sinh hoạt tại 282 chi bộ.

Nghi Xuân hiện có 502 km đường nhựa, 1655 km đường bê tông, có 47 nhà học, 11 nhà học tập cộng đồng và 19/19 xã, thị trấn có trụ sở làm việc cao tầng. Mạng lưới giao thông của huyện được phân bổ khá đều khắp trên địa bàn, một số tuyến quy hoạch mới đang đặt triển vọng cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là kinh tế biển, như biển Xuân Thành, Xuân Yên, Cương Gián và Sân Gol Xuân Thành...

Nghi Xuân là vùng đất có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ nổi tiếng về truyền thống học hành, trong thời kỳ phong kiến có 21 vị đỗ đại khoa, có nhiều người đỗ đạt cao trong các kỳ khoa cử; cũng là vùng đất có nhiều danh nhân nổi tiếng, như: Tả Ao, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, danh tướng Nguyễn Xí, danh nho Đặng Thái Phương...; là huyện hình thành khá sớm các loại hình về văn nghệ văn hóa dân gian, như ca trù Cổ Đạm, hò vè, ví dặm; về danh thắng, Nghi Xuân được coi là miền thắng tích kỳ vỹ, trãi qua nhiều chặng đường lịch sử, thiên nhiên con người đã tạo dựng nên những thắng tích đã đi vào thi ca, sử sách được nhiều người, nhiều thế hệ mến mộ và trân trọng: Bến Giang Đình, biển Xuân Thành, biển Cương Gián, hồ nước Xuân Hoa, chùa Thanh Lương,

khu lưu niệm Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, đền Chợ Củi, chùa Phong Phạn, đặc biệt tại huyện đang tiến hành xây dựng Thiền viện Trúc Lâm trên núi tại xã Xuân Viên.

Một phần của tài liệu Quy hoạch và xây dựng đội ngũ bí thư xã, thị trấn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w