- Quy trình xây dựng quy hoạch
2.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Thực hiện các chủ trương, nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về công tác quy hoạch cán bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt các quan điểm của Đảng và chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, ban, ngành tiến hành khẩn trương công tác quy hoạch cán bộ, xác định quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng trong công tác tổ chức và cán bộ đối với tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị của huyện, yêu cầu công tác quy hoạch cán bộ phải có bước chuyển biến rõ nét và đạt kết quả tốt, nhất là bước chuyển biến về nhận thức của các cấp uỷ, tập thể lãnh đạo các đơn vị.
Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện về công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ. Qua đó, các cấp uỷ và tổ chức đảng đã nhận thức rõ hơn ý nghĩa của công tác quy hoạch cán bộ là nhằm giành thế chủ động trong công tác cán bộ, khắc phục tình trạng bị động, hẩng hụt trong công tác nhân sự, nhất là đối với đội ngũ bí thư cấp ủy các xã, thị trấn. Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn cán bộ để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và bố trí, sắp xếp cán bộ đúng người, đúng lúc, thiết thực chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho những năm tiếp theo.
Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xác định quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt phải được tiến hành ở tất cả các cấp. Quy hoạch cấp dưới làm căn cứ cho quy hoạch của cấp trên, quy hoạch cấp trên góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới.
Công tác quy hoạch đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn được thực hiện và tuân thủ đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao vai trò của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đã được công khai ở những phạm vi, mức độ khác nhau, được điều chỉnh, bổ sung hằng năm.
Trong quá trình tiến hành xây dựng quy hoạch, đã phát huy được tính dân chủ ngay từ khâu phát hiện và giới thiệu nguồn, thu hút được sự tham gia của đội ngũ cán bộ cấp dưới, của cơ sở. Công tác quy hoạch đã có sự gắn kết chặt chẽ với công tác đánh giá cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ... Đánh giá để đưa vào quy hoạch được công khai, minh bạch, có tiêu chuẩn rõ ràng, tạo tâm lý phấn khởi, sự đồng tình của cán bộ, đảng viên và đối tượng được đưa vào quy hoạch.
Điểm nổi bật của công tác quy hoạch đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn thuộc huyện Nghi Xuân trong thời gian vừa qua là sự chuyển biến về nhận thức của các cấp uỷ. Do đó, đã đạt được kết quả bước đầu theo hướng mở rộng dân chủ, công khai, tiêu chuẩn, quy trình, phát huy được trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong xây dựng quy hoạch. Quy hoạch bước đầu đã gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, tạo cơ sở quan trọng để tiếp tục lựa chọn được đội ngũ bí thư cấp ủy đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo cấp ủy các xã, thị trấn trong quy hoạch cán bộ phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ như: nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ là khâu quan trọng nhất, là tiền đề cho việc bố trí cán bộ và cho quy hoạch cán bộ; đồng thời quy hoạch cán bộ là cơ sở để thực hiện luân chuyển, đào tạo cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.
Thực hiện quy hoạch “động” và “mở”, một chức danh bí thư cấp ủy được quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh; quy hoạch luôn được xem xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hằng năm, đưa ra
khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quy hoạch bí thư cấp ủy những nhân tố mới có triển vọng.
Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy, phát huy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ, bảo đảm sự đoàn kết trong sự phát triển của toàn đội ngũ cán bộ, đề phòng tư tưởng cơ hội, chạy theo quy hoạch; không cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.
Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ; cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch thì quyết định phạm vi, đối tượng, thời điểm, mức độ và cách thức công khai quy hoạch.
Quán triệt chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, công tác quy hoạch cán bộ, nhất là đối với quy hoạch chức danh bí thư cấp ủy các xã, thị trấn đã được các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đưa công tác này từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết như:
Các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nâng cao nhận thức về công tác quy hoạch cán bộ và coi đó là nhiệm vụ trọng yếu của công tác cán bộ. Khi mới triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo cấp ủy các xã, thị trấn thực hiện về công tác quy hoạch cán bộ, không ít cấp ủy, tổ chức đảng còn băn khoăn, do dự về tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch cán bộ. Một số ý kiến cho rằng, nếu công khai quy hoạch sẽ gây ra tình trạng đơn, thư nặc danh làm mất đoàn kết nội bộ, có khi còn làm mất đoàn kết nội bộ hoặc quy hoạch cũng chỉ là hình thức; một số ý kiến khác lại cho rằng, quy hoạch cán bộ sẽ làm giảm sự phấn đấu của số đông cán bộ ngoài quy hoạch... Song, cùng với sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát của Trung ương, của tỉnh, sự quyết tâm của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cấp, các ngành, nhất là những kết quả bước đầu của công tác quy hoạch trong những năm vừa qua đã khẳng định Nghị quyết của Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ là
đúng đắn và cần thiết; đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần khắc phục tình trạng hẩng hụt, bị động, lúng túng trong công tác cán bộ, nhất là mỗi khi tiến hành đại hội Đảng các cấp.
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tích cực tổ chức thực hiện, từng bước đưa công tác quy hoạch cán bộ đi vào nền nếp, góp phần thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ. Hầu hết các cấp ủy đảng đã bám sát mục đích, yêu cầu, phương châm, nguyên tắc, quy trình đề ra trong các nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy và của Huyện ủy, trên cơ sở tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị để xây dựng quy hoạch cán bộ gắn với nhiệm kỳ của cấp ủy, nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy cũng như cấp ủy của các xã, thị trấn đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện ở cấp dưới. Công tác quy hoạch cán bộ thời gian qua đã cơ bản bảo đảm sự đồng bộ từ dưới lên và tạo được nguồn cán bộ kế cận khá dồi dào, nhất là đối với chức danh bí thư cấp ủy cấp xã, thị trấn luôn được quy hoạch từ 2 đến 3 người; lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở để xây dựng quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể ở các địa phương; bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ và cơ cấu 3 độ tuổi.
Trong quá trình tiến hành công tác quy hoạch cán bộ, một số xã, thị trấn đã có những cách làm mới, sáng tạo trong phương pháp và cách thức tiến hành, từng bước mở rộng dân chủ, công khai và đem lại hiệu quả thiết thực. Có 19/19 xã, thị trấn đã tiến hành xây dựng quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý cho khóa tiếp theo vào năm thứ hai của nhiệm kỳ, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ; hằng năm các cấp ủy các xã, thị trấn đều tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch theo quy định. Do đó, công tác quy hoạch cán bộ từng bước được thực hiện nền nếp hơn, bảo đảm “mở” và “động”, góp phần thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ.
Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ đã gắn với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhất là cán bộ trong quy hoạch chức danh bí thư cấp ủy các xã, thị trấn đã được Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm, đầu tư đúng mức. Nghị quyết Đại hội lần thứ XX của huyện xác định cần tập trung mọi nguồn lực và đầu tư mạnh hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng, số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học, doanh nhân... Mặc dù điều kiện của huyện cũng như các xã, thị trấn ở huyện Nghi Xuân còn nhiều khó khăn, nhưng cấp ủy và chính quyền các cấp đã đầu tư, chỉ đạo thực hiện, nhờ đó đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ cũng còn những mặt yếu, như việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ ở một vài địa phương, đơn vị chưa căn cứ chủ yếu vào công tác đánh giá cán bộ, chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của cán bộ, chưa thực hiện tốt việc gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ. Chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao, chưa đồng đều và hầu hết các đề án quy hoạch chưa có tầm nhìn xa, chưa bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi. Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch chưa cân đối, , tỷ lệ nữ, tỷ lệ trẻ trong nguồn cán bộ được quy hoạch chưa cao; trình độ, ngành, nghề đào tạo của cán bộ ở nhiều nơi chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là đối với chức danh bí thư cấp ủy. Nhìn tổng thể, quy hoạch cán bộ thời gian qua chưa có sự liên thông giữa cấp dưới với cấp trên, giữa địa phương các xã, thị trấn với cấp huyện, giữa các ngành, các lĩnh vực công tác...
Trên cơ sở Trung ương, của tỉnh tại các văn bản về công tác quy hoạch cán bộ, thời gian qua Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành các văn bản đồng thời chỉ đạo cấp ủy các xã, thị trấn tiến hành thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ đối với chức danh bí thư đảng ủy các xã, thị trấn đạt kết quả như sau:
Số lượng sau khi tiến hành quy hoạch, rà soát bổ sung quy hoạch năm 2014 được Ban Thường vụ Huyện ủy thẩm định, phê duyệt đối với chức danh bí thư đảng ủy các xã, thị trấn là 62 đồng chí, như sau:
TT Xã, thị trấn Tổngsố Nam Nữ Quy hoạch (tái cử) Tỷ lệ (%) Quy hoạch mới Tỷ lệ 1 Xã 55 43 12 7 12,7 48 87,3 2 Thị trấn 7 5 2 1 14,2 6 85,7 Cộng 62 48 14 8 44
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Nghi Xuân)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, trong 62 đồng chí quy hoạch chức danh bí thư ở các xã, thị trấn là cán bộ nữ ít hơn so với nam. Đó là một cơ cấu cán bộ chưa cân bằng khi thực hiện sự bình đẳng về giới, trong khi ở nông thôn dân số nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong dân cư và trong lao động sản xuất. Nhiều năm nay, Huyện ủy Nghi Xuân đã có chủ trương coi trọng việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ ở các cấp, các ngành, nhưng thực tế vẫn chưa tạo ra được sự chuyển biến rõ rệt ở cấp xã, thị trấn.
- Về cơ cấu
Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo mỗi đơn vị xã, thị trấn khi đưa vào quy hoạch chức danh bí thư đảng ủy mỗi đơn vị từ 3 đến 4 đồng chí, đảm bảo ở 3 độ tuổi, tỷ lệ nữ 15 %, tỷ lệ trẻ 10%. Trong tổng số 62 đồng chí đưa vào quy hoạch chức danh bí thư đảng ủy của 19 xã, thị trấn như sau:
+ Độ tuổi: Cán bộ quy hoạch chức danh bí thư đảng ủy: dưới 35 tuổi (trẻ) 18/62 đồng chí, chiếm 25,8%; từ 36 đến 45 tuổi 39 đồng chí, chiếm 62,9%; từ 46 đến dưới 55 tuổi 5 đồng chí, chiếm 8,06%.
+ Cán bộ quy hoạch chức danh bí thư đảng ủy là nữ 14/62 đồng chí, chiếm 22,58%; nam 48 đồng chí, chiếm 77,41%.
+ Số cán bộ quy hoạch dự nguồn chức danh bí thư đảng ủy các xã, thị trấn 44/62 đồng chí, chiếm 70,96%.
+ Trình độ chuyên môn: Trung cấp 14 đồng chí, chiếm 22,58%; cao đẳng 02 đồng chí, chiếm 3,2%; đại học 43 đồng chí, chiếm 69,35%; trên đại học (thạc sỹ) 03 đồng chí, chiếm 4,83%.
Trình độ chuyên môn không chỉ phản ánh trình độ và năng lực nghề nghiệp của cán bộ, mà còn là cơ sở để cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo quản lý của mình. Từ số liệu trên, cho thấy đội ngũ cán bộ quy hoạch chức danh bí thư cấp ủy xã, thị trấn đã cơ bản được đạo tạo về chuyên môn từ trung cấp trở lên chỉ. Điều đó đã thể hiện được năng lực của đội ngũ cán bộ quy hoạch chức danh bí thư cấp ủy và sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn.
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 51 đồng chí, chiếm 82,25%; cao cấp, cử nhân 11 đồng chí, chiếm 17,74%.
Do có được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, trường Chính trị tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Huyện ủy và sự cố gắng của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện, nhiều năm nay công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị có những bước tiến bộ trong 5 năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng chính trị phối hợp với trường Chính trị Trần Phú tỉnh mở 2 lớp đào tạo trung cấp chính trị tại chức cho trên 169 người. Nhờ vậy, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn đã đạt tỷ lệ 100% từ trung cấp trở lên. Bên cạnh đó, công tác đào tạo bồi dưỡng về quán lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ cũng được chú trọng nhằm đảm bảo đội ngũ bí thư cấp ủy nắm được cơ bản các kiến thức về quản lý nhà nước và sử dụng được công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Về năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ trong quy hoạch chức danh bí thư đảng uỷ xã, thị trấn ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã từng bước nâng lên so với nhiệm kỳ trước về trình độ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, hầu hết cán bộ trong quy hoạch chức
danh bí thư đảng uỷ xã, thị trấn trong thực tiễn công tác đã có tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nêu gương đi đầu trong phát triển các mô hình kinh tế