Đổi mới việc đánh giá, lựa chọn, xây dựng quy hoạch và bố trí đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn

Một phần của tài liệu Quy hoạch và xây dựng đội ngũ bí thư xã, thị trấn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 84 - 89)

- Quy trình xây dựng quy hoạch

3.2.3. Đổi mới việc đánh giá, lựa chọn, xây dựng quy hoạch và bố trí đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn

bí thư cấp ủy xã, thị trấn

* Đánh giá, lựa chọn

Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng nhất của công tác cán bộ, đánh giá đúng, sai có quan hệ trực tiếp đến việc bố trí, sử dụng cán bộ. Có đánh giá cán bộ đúng thì mới bố trí cán bộ đúng lúc, đúng việc; đánh giá cán bộ sai dẫn đến bố trí cán bộ sai, làm hỏng việc, hỏng cán bộ. Đánh giá cán bộ để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ; đồng thời để làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Việc đánh giá bí thư đảng uỷ cấp xã, thị trấn phải dựa vào tiêu chuẩn bí thư đảng uỷ cấp xã, chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Đánh giá không chỉ với đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã đương nhiệm, mà còn phải đánh giá những người thuộc diện trong nguồn quy hoạch chức danh bí thư đảng uỷ cấp xã, thị trấn; các cấp uỷ và cơ quan có trách nhiệm xây dựng đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã, thị trấn cần nắm chắc nhiệm vụ chính trị của địa phương, quan điểm về công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đánh giá đội ngũ cán bộ này.

Ban Thường vụ Huyện uỷ phải có kế hoạch đánh giá những cán bộ, cần phân định rõ cán bộ đương chức, cán bộ kế cận, cán bộ dự nguồn chức danh bí thư đảng uỷ cấp xã, thị trấn để có kế hoạch cụ thể về công tác cán bộ. Yêu cầu của việc đánh giá bí thư đảng uỷ các xã, thị trấn là phải đối chiếu với các tiêu chuẩn cán bộ ở từng địa phương, đánh giá lại từng cán bộ đang đảm nhận chức danh hiện tại, so với tiêu chuẩn người bí thư đảng uỷ đã xây dựng, chỉ ra những điểm chưa phù hợp từ đó xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng phát triển đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Việc đánh giá bí thư đảng uỷ xã, thị trấn phải gắn với kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả công tác trên các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, cũng như năng lực, tư duy, khả năng hiểu biết và vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và cho sự phát triển sau này. Ngoài ra, việc đánh giá bí thư đảng uỷ cấp xã, thị trấn cần hướng vào các nội dung như phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; nhận thức về tư tưởng chính trị và việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tinh thần học tập và nâng cao trình độ, tính trung thực ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần trách nhiệm trong công tác; tinh thần tự phê bình, phê bình, đoàn kết thân ái trong công tác, thái độ phục vụ nhân dân...

Khi đánh giá cần tuân thủ nguyên tắc bảo đảm tính khách quan khoa học, công khai và dân chủ, kết hợp việc tự đánh giá với việc đánh giá của tập thể, của cấp trên một cách toàn diện. Cần tập hợp ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau, trên cơ sở đó phân tích và chọn lọc một cách công khai và khách quan. Đánh giá bí thư đảng uỷ xã, thị trấn phải công tâm, trung thực, tránh tình trạng cảm tình cá nhân, nể nang, thành kiến với người được đánh giá. Kết quả đánh giá cần được công khai đến người được đánh giá, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể nhân dân địa phương nơi công tác của bí thư đảng uỷ xã.

Đánh giá đúng bí thư đảng uỷ xã, thị trấn bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, nội dung, các yêu cầu trên còn có ý nghĩa quan trọng để tiến hành các khâu tiếp theo trong công tác cán bộ của huyện. Kết quả đánh giá đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã, thị trấn và cán bộ trong diện quy hoạch bí thư đảng uỷ là cơ sở để làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này.

* Xây dựng quy hoạch bí thư đảng uỷ xã

Công tác quy hoạch cán bộ là bí thư đảng uỷ cấp xã phải xuất phát từ những quan điểm cơ bản của Đảng ta về công tác cán bộ:

- Lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải thông qua thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhân dân để phát hiện những người có phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, cũng như các nhân tố mới có nhiều triển vọng phát triển để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Có quan điểm giai cấp công nhân trong công tác quy hoạch cán bộ: chú ý phát hiện, bồi dưỡng cán bộ trưởng thành từ thực tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng, các tài năng trẻ nhằm sớm đưa vào quy hoạch dự nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ tại cơ sở.

Xây dựng quy hoạch chức danh bí thư đảng uỷ xã, thị trấn là nhằm chủ động đổi mới xây dựng đội ngũ cán bộ này có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm tính liên tục, kế thừa trong đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn và đây là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ.

Trong giai đoạn hiện nay công tác quy hoạch đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh phải được đề cao trong nhận thức và hành động của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức.

Xây dựng và thực hiện tốt quy hoach đội ngũ bí thư đảng uỷ xã sẽ quyết định cả chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ này, bảo đảm tính kế thừa, liên tục trong đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn.

Quy hoạch bí thư đảng uỷ xã, thị trấn cần xác định rõ nguồn quy hoạch theo yêu cầu trước mắt hoặc lâu dài để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phục vụ nhiệm vụ chính trị cho từng thời gian, bảo đảm sự kế thừa liên tục giữa quy hoạch cán bộ đương nhiệm với việc mở rộng nguồn cán bộ cho lâu dài.

Chú trọng tạo nguồn từ những cán bộ đã được rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn năng động, sáng tạo đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị; đồng thời mở rộng đối tượng và số lượng quy hoạch cán bộ từ bộ đội xuất ngũ, thanh niên, phụ nữ tiên tiến; cán bộ thôn, sinh viên chưa có việc làm là yêu cầu cần thiết và lâu dài để dần dần thay thế; ưu tiên con em cán bộ đảng viên, gia đình chính sách. Cần có chính sách tạo điều kiện và khuyến khích đưa họ đi đào tạo, chuẩn hoá, giúp đỡ để họ trưởng thành trong thực tiễn, sau đó giao cho họ đảm nhiệm các chức danh cán bộ, cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã để tiếp tục đào tạo thành bí thư đảng uỷ xã, thị trấn. Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá giúp đỡ họ, chỉ ra những ưu, khuyết điểm giúp họ phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra cán bộ sẽ góp phần nâng cao được chất lượng cán bộ trong quy hoạch bí thư cấp uỷ cấp xã.

* Lựa chọn, bố trí đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã, thị trấn

Việc lựa chọn, bố trí đúng cán bộ nhất là đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã, thị trấn, đó chính là điều kiện để giúp cho cán bộ phát huy tốt năng lực, sở trường công tác và đó cũng chính là động lực thúc đẩy các phong trào cách mạng của địa phương. Trong tác phẩm "sửa đổi lối làm việc" Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người sửa chữa chỗ dở, hoặc dùng người như dùng gỗ, người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tuỳ chỗ mà dùng, nếu không biết tuỳ tài mà dùng người, chẳng khác nào thợ rèn mà bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn

dao, thành thử cả hai người đều lúng túng, nếu biết tuỳ tài mà dùng người thì cả hai đều thành công.

Việc lựa chọn, bố trí sử dụng bí thư đảng uỷ xã, thị trấn phải thấu suốt quan điểm của Đảng, phải dựa trên cơ sở đánh giá để lựa chọn bố trí cán bộ đúng sở trường, bảo đảm đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc chính vì vậy các cấp uỷ đảng phải coi đây là phương hướng, phương châm và là nguyên tắc trong khi tiến hành sắp xếp tổ chức. Lựa chọn bố trí cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn, trong đó có đội ngũ bí thư đảng uỷ, phải hết sức tránh việc lựa chọn bố trí tuỳ tiện, thiếu căn cứ, cục bộ địa phương, dòng họ...

Từ thực tế trên cho thấy việc bố trí cán bộ cần đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí, có quan điểm, phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ một cách khách quan, khoa học, công tâm. Khi bố trí chức danh bí thư đảng uỷ xã, thị trấn phải chọn những thời điểm thích hợp sẽ phát huy tác dụng tốt.

Một là, sắp xếp đến kỳ kiện toàn tổ chức Đại hội Đảng bộ hoặc bầu cử

HĐND, UBND, cán bộ đương chức xin nghỉ hưu hoặc xin chuyển công tác khác cho phù hợp thì phải tiến hành kiện toàn ngay, nếu đồng chí thay thế là cán bộ dự nguồn đã trong cấp uỷ hoặc Hội đồng nhân dân xã, thị trấn.

Hai là, nếu cán bộ chủ chốt xin nghỉ hoặc chuyển công tác khác trước khi

Đại hội Đảng hoặc bầu cử Hội đồng nhân dân mà người thay thế chưa thấy đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn, thì phải thực hiện bước quá độ là tiến hành giao ngay các chức danh như: Quyền Bí thư Đảng uỷ xã, thị trấn … Đây là thời gian để cán bộ tập duyệt công việc và cũng là thời gian để cán bộ, đảng viên, quần chúng xem xét, quyết định lựa chọn họ chính xác bằng lá phiếu của mình.

Trong bố trí cán bộ bí thư cấp uỷ xã, thị trấn phải chuẩn bị tốt về tư tưởng “có lên có xuống”, “có vào có ra” là chuyện bình thường. Phải kiên quyết bãi miễn và đưa ra khỏi cương vị lãnh đạo, quản lý những cán bộ kém phẩm chất và năng lực, không đảm đương được nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Quy hoạch và xây dựng đội ngũ bí thư xã, thị trấn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w