Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và quản lý đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình cụ thể của huyện Ngh

Một phần của tài liệu Quy hoạch và xây dựng đội ngũ bí thư xã, thị trấn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 89 - 92)

- Quy trình xây dựng quy hoạch

3.2.4.Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và quản lý đội ngũ bí thư cấp ủy xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình cụ thể của huyện Ngh

bí thư cấp ủy xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình cụ thể của huyện Nghi Xuân

* Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Muốn cán cán bộ tốt phải tạo nguồn cán bộ, coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ tiếp tục sự nghiệp của thế hệ đi trước. Như vậy thế hệ cách mạng đời sau, tốt hay xấu phụ thuộc vào công việc đào tạo, bồi dưỡng của ngày hôm nay. Công tác tạo nguồn đòi hỏi cả một quá trình theo dõi, đánh giá, lựa chọn, thử thách để tìm ra những người tài, giỏi, có nhiều triển vọng. Thực chất của tạo nguồn bao gồm quá trình đào tạo, bồi dưỡng để giúp họ có được đầy đủ các yếu tố mà nhiệm vụ tương lai yêu cầu.

Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước chỉ rõ: Học tập là quyền lợi và là nghĩa vụ của cán bộ đảng viên, thực hiện chế độ học tập bắt buộc nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, bảo đảm sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong toàn đội ngũ cán bộ, mọi cán bộ công chức phải có kế hoạch học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, trước hết là những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tinh thần và kết quả học tập lý luận chính trị là một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt, bổ nhiệm, cán bộ. Các cấp uỷ Đảng, đoàn thể có trách nhiệm tổ chức quản lý và kiểm tra chế độ học tập.

Quan điểm của Đảng ta là luôn quan tâm đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng đối với những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt. Quán triệt quan điểm của Đảng Ban Thường vụ Huyện uỷ Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt trong đó có đội ngũ bí thư đảng uỷ và cán bộ trong quy hoạch bí thư đảng uỷ cấp xã.

Trong điều kiện đội ngũ cán bộ xã, thị trấn còn hạn chế về trình độ văn hoá, cũng như kiến thức về chuyên môn, kiến thức về lý luận chính trị, quản lý

Nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật ... thì việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn, trong đó có bí thư đảng uỷ xã, thị trấn là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cán bộ của cấp xã, thị trấn hiện nay.

Để tạo nguồn cán bộ cho tương lai trở thành hiện thực, hiệu quả, đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên, sự đồng bộ và khoa học trong quy hoạch, kế hoạch cán bộ, sự đầu tư thích đáng cho giáo dục, quan trọng hơn là có một chính sách đúng đắn cho đối tượng cán bộ được tạo nguồn.

Để có nguồn cán bộ tốt, vững vàng kế tiếp cho các nhiệm kỳ tiếp theo thì công tác đào tạo nguồn phải được tiến hành thường xuyên. Có nhiều cách tạo nguồn, nhưng con đường đào tạo vẫn là con đường cơ bản nhất. Số cán bộ kế cận này cần được đào tạo chính quy, cơ bản có hệ thống. Khắc phục dần hiện tượng chắp vá, dẫn đến bị động, phiến diện trong đào tạo. Để có nguồn cán bộ lâu dài, chủ động, chúng ta có thể thực hiện đào tạo, kể cả nguồn kế cận trực tiếp cũng như lâu dài.

Từ thực tiễn, nếu chủ động về nguồn, thì chắc chắn chúng ta sẽ có một lực lượng dự nguồn cho sau này. Diện đào tạo bồi dưỡng nguồn càng phong phú, đa dạng, càng rộng và có chất lượng thì việc bố trí, sử dụng cán bộ càng vững chắc và chủ động.

Bên cạnh công tác lựa chọn nguồn và đối tượng đào tạo thì nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần phải được chú trọng lựa chọn sao cho việc đào tạo cán bộ phải theo hướng thiết thực phù hơp với yêu cầu chức danh cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỷ năng thực hành. Các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính và yêu cầu nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 (khoá IX). Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải đổi mới, theo hướng tăng thời lượng trang bị kiến thức về xử lý tình huống chính trị, tăng cường bồi

dưỡng kiến thức về chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những kiến thức về quản lý kinh tế, về xây dựng Đảng...

* Luân chuyển và quản lý đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn

Việc điều động và luân chuyển cán bộ là nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thực tiễn, là quá trình bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong lãnh đạo, quản lý giữa các địa phương, các lĩnh vực... cho những địa phương, lĩnh vực đang có khó khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ cán bộ.

Yêu cầu của việc luân chuyển cán bộ là phải cụ thể, rõ ràng, có chương trình hành động chặt chẽ, chủ động, mỗi cấp uỷ cần xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ hàng năm, tránh tình trạng gây xáo trộn tổ chức bộ máy quá lớn, làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động, nhưng cũng không vì thế mà thiếu kiên quyết trong việc điều động luân chuyển cán bộ.

Cần làm cho tất cả cán bộ, đảng viên đều ý thức đựơc tầm quan trọng của công tác này. Trước hết, phải tăng cường cán bộ huyện xuống những cơ sở trọng điểm, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là những cơ sở đảng yếu kém, tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện trưởng thành trong thực tiễn cơ sở, chuẩn bị đội ngũ cán bộ lâu dài cho cơ sở và khắc phục những phức tạp, yếu kém ở nơi đó.

Việc luân chuyển những cán bộ thuộc diện quy hoạch bí thư đảng xã, thị trấn cần tính đến thực tế của địa phương đó, căn cứ vào phẩm chất, năng lực công tác của cán bộ và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ mà luân chuyển. Cán bộ có thể được luân chuyển lên huyện và cán bộ huyện có thể xuống xã, xã này có thể sang xã khác trong cùng một huyện.

Trong luân chuyển bí thư đảng uỷ cấp xã cần làm tốt công tác tư tưởng để cán bộ nhận thức sâu việc luân chuyển là chủ trương của tỉnh, của huyện là môi trường cho cán bộ thử thách, phấn đấu, chứ không phải đưa họ ra khỏi chức vụ đang đảm nhiệm, cần làm tốt công tác tư tưởng nơi cán bộ chuyển đến để được

ủng hộ, tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cần quan tâm đến cán bộ luân chuyển, giúp đỡ giải quyết những khó khăn phát sinh trong thực tiễn, để cán bộ được luân chuyển hoàn thành tốt nhiện vụ.

Song song với công tác luân chuyển, thì công tác quản lý bí thư đảng uỷ xã, thị trấn phải luôn được quan tâm đúng mức. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến một số bí thư đảng uỷ xã, thị trấn suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống, còn biểu hiện quan liêu, chưa thật sự sâu sát, gắn bó với quần chúng, với đời sống của nhân dân... là do công tác quản lý cán bộ lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong công tác cán bộ. Ban Thường vụ, Ban Tổ chức Huyện uỷ cần quản lý chặt chẽ đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, thị trấn đương nhiệm và trong diện quy hoạch. Cần quản lý một cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống quan hệ xã hội, thực hiện nhiệm vụ được giao, quản lý việc học tập nâng cao trình độ, quản lý ở nơi làm việc, nơi cư trú... cần phát huy vai trò quản lý của tổ chức đảng, nhất là chi bộ nơi bí thư đảng uỷ xã, thị trấn sinh hoạt, phát huy vai trò quản lý giám sát của các tổ chức trong hệ thống chính trị tại địa phương.

Một phần của tài liệu Quy hoạch và xây dựng đội ngũ bí thư xã, thị trấn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (Trang 89 - 92)