- Mức độ 5: (8,5 đến 10) Thực hiện đầy đủ, đúng, thành thạo các thao tác, hành động của KN một cách sáng tạo.
4. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Như vậy, các yếu tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởng đến KNGT của đội ngũ cán bộ QTNS, trong đó các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến KNGT mạnh hơn các yếu tố chủ quan. Trong các yếu tố chủ quan thì yếu tố có tác động mạnh nhất đối với KNGT của cán bộ QTNS là nhận thức về tầm quan trọng và ý thức rèn luyện nâng cao KNGT. Hai yếu tố là nhu cầu, động cơ giao tiếp và là lề lối làm việc có ảnh hưởng ở mức độ trung bình đến KNGT. Trong các yếu tố khách quan thì vấn đề đào tạo bồi dưỡng và yêu cầu của cấp trên có ảnh hưởng tương đối cao đến KNGT của đội ngũ cán bộ QTNS, còn môi trường giao tiếp và lề lối làm việc là hai yếu tố ảnh hưởng ở mức độ trung bình đến KNGT. Vì vậy doanh nghiệp cần tạo môi trường giao tiếp tốt, chú ý đến tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ QTNS.
4.2. Trên cơ sở thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của cán bộ QTNS trong các doanh nghiệp chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
Cần tạo động lực phấn đấu nâng cao ý thức tự rèn luyện KNGT của cán bộ QTNS bằng các hình thức sinh hoạt phong phú, thiết thực như: Giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao, bồi dưỡng, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, văn hoá giao tiếp… thông qua việc xây dựng những nội quy, quy chế hoạt động, giao tiếp của doanh nghiệp…
Thường xuyên kiểm tra đánh giá văn hoá giao tiếp trong doanh nghiệp để nhân viên có ý thức rèn luyện KNGT và văn hoá giao tiếp. Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao KNGT cho đội ngũ cán bộ quản trị nhân sự. Tạo điều kiện để cán bộ QTNS được tham gia các lớp nâng cao KNGT.
* Về phía cán bộ quản trị nhân sự
Bản thân mỗi cán bộ QTNS cần nâng cao nhận thức và ý thức rèn luyện giao tiếp và KNGT trong hoạt động nghề nghiệp và trong quan hệ với mọi người. Cần có thái độ cảm xúc, tâm trạng tốt khi tiếp xúc với mọi người, tạo được hứng thú trong nghề nghiệp. Xem giao tiếp, sử dụng KNGT như là một nghệ thuật. Luôn có ý thức tự học tập, bồi dưỡng để thực hiện KNGT một cách có hiệu quả.
* Về phía trường Đại học Hồng Đức:
Hiện nay, Đại học Hồng Đức là một trong cơ sở đang định hướng đào tạo nguồn nhân lực QTNS cho tỉnh Thanh Hoá nói chung, cho các doanh nghiệp nói riêng. KNGT là một trong những kỹ năng mềm hiện nay đang được các tổ chức quan tâm, nó là một trong những điều kiện tiên quyết giúp hoạt động của cá nhân đạt hiệu quả. Vì vậy phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo học phần giao tiếp cho ngành Tâm lý học (Quản trị nhân sự).
Cần đưa học phần kỹ năng giao tiếp trở thành học phần bắt buộc đối với các ngành đào tạo trong nhà trường. Mặt khác, cũng cần phối hợp với các cơ quan và các doanh nghiệp mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về KNGT cho đội ngũ cán bộ QTNS của các cơ quan, doanh nghiệp giúp họ tự tin trong GT và hoạt động nghề nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Anh - Nguyễn Thanh Bình (2004), Tâm lí học giao tiếp, NXB Sư phạm Hà Nội.
[2] Vũ Dũng (2003), Tâm lý học Giao tiếp, Trường Cao đẳng Lao động Xã hội. [3] Nguyễn Văn Đính (1997), Giáo trình Tâm lý và nghệ thuật ứng xử trong kinh
doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
[4] Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị học, NXB Thống kê - Hà Nội.
[5] Nguyễn Văn Lê (1996), Giao tế nhân sự - Giao tiếp phi ngôn ngữ, NXB Trẻ. [6] Bùi Thị Xuân Mai (2007), Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ xã hội,
Viện Tâm lý học – Viện khoa học xã hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ Tâm lý học chuyên ngành.
[7] http://www.dongduong.edu.vn/index.php/Van-hoa-doanh-nghiep/Qui-dinh-ve- van-hoa-giao-tiep-cua-cong-nhan-vien.html.