Hình thành kỹ năng ước lượng giá trị cần đo

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 86 - 87)

- Mức độ 5: (8,5 đến 10) Thực hiện đầy đủ, đúng, thành thạo các thao tác, hành động của KN một cách sáng tạo.

9 1 ThS Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức

2.2. Hình thành kỹ năng ước lượng giá trị cần đo

2.2.1. Kỹ năng ước lượng giá trị đại lượng cần đo

Kỹ năng ước lượng giá trị cần đo là tập hợp các hành động để suy luận ra gần đúng giá trị của đại lượng trên một sự vật, trong một hiện tượng hay quá trình vật lí mà không dùng dụng cụ đo.

Kỹ năng ước lượng giá trị cần đo bao gồm các hành động sau:

- Quan sát các biểu hiện, tập hợp các số liệu trên sự vật, trong hiện tượng vật lí mà các biểu hiện các số liệu đó có quan hệ phụ thuộc độ lớn của đại lượng cần đo.

- Liên tưởng tới các biểu tượng đã có, các số liệu đã biết về độ lớn, về đơn vị của đại lượng.

- Từ tương quan giữa biểu hiện quan sát được với biểu tượng đã có, giữa số liệu thực tế tập hợp được với số liệu đã biết, nhẩm ra gần đúng độ lớn giá trị đại lượng cần đo.

Cơ sở quan trọng nhất để học sinh ước lượng giá trị đại lượng cần đo là biểu tượng về đơn vị đo và sự hiểu biết về khoảng giá trị tồn tại của đại lượng đo trong các sự vật, trong các quá trình vật lí, mối liên hệ giữa đại lượng cần đo và các biểu hiện khác trên sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan.

Với các đại lượng cảm nhận được bằng giác quan thì phải:

- Tác động đồng thời vật thật và vật cỡ đơn vị đo vào giác quan, so sánh hai cảm giác thật, tạo tỉ lệ, sau đó nhẩm ra tỉ lệ. Ví dụ: ước lượng đồ dài thì phải đặt thước gần vật để quan sát và so sánh, ước lượng khối lượng thì dùng tay nhấc thử vật. (Giáo viên có thể giúp học sinh kết hợp quan sát độ dài các kích thước và cách nhẩm tỉ lệ thể tích hình hộp, cùng chất nhưng thể tích khác nhau suy ra tương quan khối lượng hai vật).

- Tác động vật thật vào giác quan, so sánh với biểu tượng cảm giác cỡ đơn vị trong quá khứ, nhẩm ra tỉ lệ.

2.2.2. Phương pháp hình thành cho học sinh kỹ năng ước lượng giá trị cần đo

Để hình thành cho học sinh kỹ năng ước lượng giá trị cần đo ta phải tiến hành những công việc sau đây:

- Giúp học sinh hình thành biểu tượng về đơn vị đo, biết các biểu hiện, các số liệu về đại lượng cần đo hoặc các biểu hiện, các số liệu có quan hệ phụ thuộc với độ lớn đại lượng cần đo trên các sự vật, trong quá trình vật lí.

- Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát các biểu hiện, cách tập hợp các số liệu có liên quan đến đại lượng cần đo, cách so sánh các biểu hiện quan sát được với các biểu tượng đã có, cách so sánh các số liệu đã biết với các số liệu đã biết để nhẩm ra giá trị gần đúng.

- Tổ chức cho học sinh luyện tập ước lượng một số lần đủ để các em tự thực hiện được đầy đủ các hành động của kĩ năng ước lượng.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w