Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 61 - 63)

- Mức độ 5: (8,5 đến 10) Thực hiện đầy đủ, đúng, thành thạo các thao tác, hành động của KN một cách sáng tạo.

2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp

Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KNGT nói chung, đến KNGT của đội ngũ cán bộ QTNS nói riêng. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu các yếu tố chủ quan chủ quan và khách quan tác động nhiều nhất đến đến KNGT của cán bộ QTNS trong các doanh nghiệp hiện nay.

+ Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản trị nhân sự.

Kết quả điều tra 4 yếu tố chủ quan cho thấy, chúng đều có ảnh hưởng tương đối lớn đến KNGT của cán bộ QTNS ( X = 2,47). Trong đó ảnh hưởng mức độ cao nhất là nhận thức về tầm quan trọng và ý thức rèn luyện nâng cao KNGT, còn ảnh hưởng ít nhất là lề lối làm việc. Sau đây là mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố chủ quan đến KNGT của cán bộ QTNS:

Yếu tố nhận thức về tầm quan trọng của KNGT có ảnh hưởng tương đối lớn đến KNGT (X = 2,53 trong đó 1<X <3 ). Trong đó nhận thức để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là có ảnh hưởng cao nhất đến KNGT (X =2,68), nhận thức để có cơ hội thăng tiến là ảnh hưởng thấp nhất, nhưng vẫn ảnh hưởng ở mức độ tương đối cao ( X =2,43). Khi trao đổi với chị Ng.T.H cán bộ QTNS tại một doanh nghiệp cho biết:“Nếu nói năng lưu loát, mạch lạc, lý giải rõ ràng các công việc với mọi người thì cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trong công việc vì vậy ai chẳng muốn mình có khả năng giao tiếp”.

Như vậy cán bộ QTNS đã nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Việc nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của KNGT trong hoạt động nghề nghiệp sẽ giúp cho họ có nhu cầu, động lực trong việc rèn luyện KNGT của chính mình.

Bảng 1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến KNGT của cán bộ quản trị nhân sự.

Các yếu tố Khách thể Nội dung

CBQTNS CBQL Chung

X Thứbậc X Thứbậc X Thứbậc

tố chủ quan thức về tầm quan trọng KNGT mình

2. Để tự tin khi giao tiếp 2,65 2 2,53 2 2,59 2

3. Để có cơ hội thăng tiến 2,39 5 2,47 4 2,43 5

4. Để xây dựng được nhiều mối quan hệ 2,47 4 2,51 3 2,49 3 5. Để hoàn thiện nhân cách của mình. 2,53 3 2,40 5 247 4

X 2,55 1 2,51 2 2,53 1 2. Nhu cầu và động cơ giao tiếp

1. Mong muốn được GT với mọi người. 2,45 3 2,37 4 2,41 4 2. Luôn có hứng thú khi GT với mọi

người.

2.34 5 2,35 5 2,35 5

3. Để thích ứng với công việc của mình 2,57 1 2,51 2 2,54 2 4. Để đạt được mục đích trong GT 2,53 2 2,57 1 2,55 1 5. Để khẳng định bản thân. 2,41 4 2,46 3 2,44 3 X 2,46 3 2,45 3 2,46 3 3. Ý thức rèn luyện nâng cao KNGT 1. Để bù đắp những thiếu hụt về KNGT của mình. 2,57 2 2,59 2 2,58 1

2. Muốn được bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao KNGT của bản thân

2,63 1 2,41 4 2,52 3

3. Luôn có ý thức để hoàn thiện nâng cao KNGT

2,48 3 2,65 1 2,57 2

4. Lắng nghe sự góp ý của mọi người khi GT 2,39 4 2, 46 3 2,43 4 X 2,52 2 2,53 1 2,53 1 4. Lề lối làm việc 1. Đi làm muộn, về sớm 2,54 1 2,35 2 2,45 1

2. Làm việc riêng khi làm việc. 2,26 4 2,25 4 2,26 4 3. Quan niệm mọi người cần đến

mình

2,36 3 2,30 3 2,33 3

4. Phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp.

2,47 2 2,42 1 2,45 1

X 2,40 4 2.33 4 2,37 4

X 2,47 2,46 2,47

Nhu cầu và động cơ giao tiếp với mọi người cũng có ảnh hưởng tương đối lớn đến KNGT ( X =2,46). Trong đó động cơ để đạt được mục đích trong giao tiếp là có ảnh hưởng nhiều nhất đến KNGT (X =2,55). Thành tố có hứng thú khi GT với mọi người là ảnh hưởng thấp nhất trong 5 thành tố của nhu cầu và động cơ giao tiếp, thành tố này chỉ ảnh hưởng ở mức độ trung bình (X =2,35). Điều này cho thấy trong hoạt động con người luôn có ý thức trách nhiệm trong công việc của mình, họ luôn chú ý đến

làm thế nào để đạt được mục đích hoạt động, Tuy nhiên nếu tạo được hứng thú trong giao tiếp đó cũng là yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của cán bộ QTNS.

Yếu tố ý thức rèn luyện để nâng cao KNGT có ảnh hưởng lớn đến KNGT của cán bộ QTNS (X = 2,53). Trong đó ý thức để bù đắp những thiếu hụt về KNGT của

mình là có ảnh hưởng tương đối cao (X = 2,58). Điều này chứng tỏ bản thân cán bộ QTNS đã tự nhận thức được những điểm yếu của mình trong giao tiếp để hoàn thiện KNGT trong hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, thành tố lắng nghe sự góp ý của mọi người khi giao tiếp là ảnh hưởng thấp nhất trong 4 thành tố xong ảnh hưởng của nó vẫn ở mức độ khá cao (X = 2,43). Như vậy trong hoạt động, cán bộ quản lý doanh nghiệp cần chú ý đến văn hoá giao tiếp doanh nghiệp, lấy ý kiến góp ý của tập thể trong việc xây dựng văn hoá giao tiếp doanh nghiệp.

Yếu tố về lề lối làm việc có ảnh hưởng đến KNGT ở mức độ trung bình (X =

2,37), như vậy đây là yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất trong 4 yếu tố chủ quan. Trong đó thành tố đi làm muộn, về sớm và phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp là có ảnh hưởng lớn nhất đến KNGT của cán bộ QTNS (X = 2,45). Anh L.V.T cán bộ QTNS tại một doanh nghiệp nói:“ Người cán bộ QTNS thiếu gương mẫu trong công việc, thì còn nói được ai, bản thân mình không gương mẫu thì khi nói mọi người mình cũng cảm thấy ngại ngùng. Mặt khác, nhân viên của mình cũng là đồng nghiệp, là bạn bè với mình nên khi truyền đạt một vấn đề nào đó, người cán bộ làm công tác nhân sự phải biết lựa chọn cho mình cách thể hiện cho phù hợp nhất. Có như vậy nhân viên của mình mới thấy rằng mình tôn trọng họ”. Ảnh hưởng thấp nhất đến KNGT là thành tố làm việc riêng trong giờ làm việc (X = 2,26). Như vậy quan niệm trong công việc và cách thức làm việc của cán bộ quản trị nhân sự vẫn có ảnh nhất định đến KNGT.

Sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến KNGT của hai nhóm khách thể là không đáng kể (khác biệt cao nhất là 2,40 - 2,33 = 0,07, khác biệt thấp nhất là 2,53 - 2,52 = 0,01), vì vậy số liệu điều tra có độ tin cậy cao.

Tóm lại, khảo sát trên 2 nhóm khách thể (cán bộ quản trị cấp cơ sở và cán bộ quản lý doanh nghiệp) cho thấy trong 4 yếu tố chủ quan mà chúng tôi xem xét ở trên, đều có ảnh hưởng nhất định đến KNGT của cán bộ QTNS. Vì vậy, trong hoạt động của doanh nghiệp để phát triển KNGT cho đội ngũ cán bộ QTNS các nhà quản lý cần phải giúp họ nâng cao nhận thức về vai trò của giao tiếp và KNGT, cũng như nâng cao ý thức rèn luyện, bồi dưỡng KNGT của bản thân, đồng thời cũng phải chú ý đến nhu cầu động cơ giao tiếp, phong cách lề lối làm việc của cán bộ QTNS.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w