LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 50 - 51)

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: là việc vận dụng những tri thức, kinh nghiệm ứng xử để giải quyết một cách hợp lý tình huống nảy sinh trong giáo dục và dạy học

2 LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

* Khái niệm kỹ năng: Trên cơ sở tiếp nhận những quan niệm về kỹ năng (KN), chúng tôi cho rằng KN không được coi là khả năng hay năng lực vận dụng các tri thức, kinh nghiệm để giải quyết thành công các nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định, mà KN được coi là mặt kỹ thuật của hành động. Từ đó, chúng tôi quan niệm kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả các thao tác hay hành động nào đó trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm hoạt động phù hợp với mục đích và điều kiện nhất định [5].

* Kỹ năng sư phạm(KNSP) là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy định đúng đắn Từ quan niệm về KN đã nói ở trên, chúng tôi cho rằng: KNSP là khả năng thực hiện có kết quả hệ thống các thao tác hay hành động của hoạt động sư phạm trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm phù hợp với những mục đích và điều kiện nhất định [7].

Căn cứ vào hai chức năng cơ bản của người giáo viên là dạy học và giáo dục, chúng tôi phân chia hệ thống KN của giáo viên thành hệ thống KN về hoạt động dạy học và hệ thống KN về hoạt động giáo dục. Hai hệ thống KN này riêng biệt, có những tri thức riêng, phương pháp và phương tiện giải quyết riêng, nhưng gắn quyện với nhau nhằm giúp cho người giáo viên thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông.

* Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục : KNHĐGD là khả năng thực hiện có kết quả hệ thống thao tác phức hợp của hoạt động giáo dục trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những tri thức Tâm lý học, GDH và các khoa học liên quan trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt tới mục đích của quá trình giáo dục. Chúng tôi cho rằng, để hình thành kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục (KNTCHĐGD) cho SV trong quá trình đào tạo, trước hết cần xây dựng, sắp xếp các KN theo một hệ thống chặt chẽ, có thứ bậc. Chúng tôi xác định một hệ thống KNTCHĐGD cơ bản, là những KN vừa đặc trưng cho hoạt động giáo dục của người giáo viên có vai trò quyết định chất lượng hoạt động giáo dục, vừa phù hợp với yêu cầu đặc thù của chương trình GDH trong các trường ĐHSP. Hệ thống KNHĐGD cơ bản rèn luyện cho sinh viên bao gồm:

1. Kỹ năng xác định mục đích hoạt động giáo dục. 2. Kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục. 3. Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục. 4. Kỹ năng giao tiếp ứng xử sư phạm.

5. Kỹ năng giải quyết tình huống giáo dục. 6. Kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động giáo dục.

Theo quan niệm của chúng tôi, nội dung công tác giáo dục của người giáo viên ở trường phổ thông rất phức tạp, đa dạng và phong phú, từ việc tìm hiểu, nắm vững đối tượng giáo dục, xây dựng tập thể học sinh, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện cho đến phối hợp các lực lượng giáo dục và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục. Vì vậy, hệ thống KN trên đây là cơ sở định hướng cho việc rèn luyện KNTCHĐGD trong quá trình dạy học GDH.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w