ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Lê Thị Tuyết

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 92)

- Mức độ 5: (8,5 đến 10) Thực hiện đầy đủ, đúng, thành thạo các thao tác, hành động của KN một cách sáng tạo.

ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Lê Thị Tuyết

10

TÓM TẮT

Xây dựng mạng lưới các trường mầm non làm cơ sở để sinh viên thực hành, thực tập đáp ứng yêu cầu đào tạo và ổn định là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc nâng cao tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn bài viết đã nêu lên thực trạng và các giải pháp nhằm xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập cho sinh viên ngành GDMN tại ĐHHĐ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và đổi mới giáo dục MN hiện nay.

Từ khóa: Cơ sở thực hành, thực tập; rèn nghề GDM

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đào tạo đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là một vấn đề đang được các cơ sở đào tạo quan tâm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Ngoài những đặc trưng chung của giáo viên là dạy học và giáo dục, người giáo viên mầm non còn có những đặc trưng riêng. Đó là người đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ. Là người phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực; công việc của họ là sự kết hợp hài hoà giữa chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và giáo dục… nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Do đó việc rèn luyện tay nghề cho giáo sinh sư phạm mầm non càng phải được đặt ra một cách nghiêm túc với những yêu cầu chặt chẽ, cụ thể.

Công tác thực hành, thực tập sư phạm là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên. Đối với giáo viên mầm non, công tác thực hành, thực tập càng có vị trí quan trọng trong hơn trong việc hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết của người giáo viên. Đây là giai đoạn kiểm tra, đánh giá sự chuẩn bị về mặt lý luận và thực tiễn đối với công việc giảng dạy và giáo dục của giáo sinh sau này. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, việc hướng dẫn công tác thực hành (kiến tập), thực tập ở các trường mầm non sẽ giúp sinh viên có các kỹ năng, thao tác vững vàng, sáng tạo trong chăm sóc - giáo dục trẻ đáp ứng được thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Trong quá trình tổ chức công tác thực hành, thực tập luôn có sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo (Ban hành qui chế, hướng dẫn công tác thực hành, thực tập; kế hoạch, nhiệm vụ, mục đích, nội dung của đợt thực hành, thực tập...) với các trường mầm non (cơ sở để sinh viên thực hành, thực tập). Xây dựng mạng lưới các trường mầm non làm cơ sở để sinh viên thực hành, thực tập đáp ứng yêu cầu và ổn định là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w