TS Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hồng Đức

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 68 - 74)

- Mức độ 5: (8,5 đến 10) Thực hiện đầy đủ, đúng, thành thạo các thao tác, hành động của KN một cách sáng tạo.

1 TS Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hồng Đức

Trên cơ sở làm rõ thực trạng đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên (HSSV) hiện nay qua thực tế trường Đại học Hồng Đức, trong bài viết này tác giả đánh giá sự biến đổi đạo đức, lối sống của HSSV theo cả hai khuynh hướng vừa tích cực vừa tiêu cực, đặc biệt là tình trạng suy thoái về đạo đức, lệch lạc về lối sống ở một bộ phận HSSV; xác định những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuống cấp đạo đức và lệch lạc về lối sống làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống mới cho HSSV đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ khoá: Đạo đức, lối sống

Đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống của học sinh sinh, sinh viên (HSSV) và xu hướng biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay để tìm ra giải pháp giáo dục đạo đức, hình thành lối sống văn hóa ở (HSSV) là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bàn về xu hướng biến đổi đạo đức, lối sống của HSSV hiện nay, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, ngày nay, đời sống vật chất của xã hội đã được nâng cao nhưng đời sống tinh thần của xã hội nói chung, HSSV nói riêng, đặc biệt là đạo đức, lối sống của họ lại sa sút, xuống cấp nghiệm trọng. Một số người khác lại cho rằng, sau hơn 20 năm đổi mới, xã hội Việt Nam đang phát triển hết sức tốt đẹp cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, văn hoá; những hiện tượng xuống cấp về đạo đức, lối sống ở một bộ phận dân cư trong đó có HSSV là lẽ tất nhiên và cùng với sự phát triển của đất nước những hiện tượng đó sẽ được khắc phục.

Thực ra, bức tranh đạo đức xã hội và lối sống của các bộ phận dân cư trong quá trình đổi mới và hội nhập đan xen cả hai mảng sáng, tối. Một mặt, vẻ đẹp đạo đức, lối sống của các bộ phận dân cư, đặc biệt là HSSV vẫn đang được phát huy và ngày càng được tô đậm thêm những nét đẹp truyền thống và hiện đại. Mặt khác, hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống trong các bộ phận dân cư trong đó có không ít HSSV cũng đang là nỗi lo của toàn xã hội.

HSSV nói chung, HSSV trường Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ) là một bộ phận được tuyển chọn trong thanh niên, là nguồn dự trữ đáng kể để bổ sung và làm tăng nhanh lực lượng lao động chất lượng cao của tỉnh nhà và đất nước, được gia đình và toàn xã hội quan tâm, chăm sóc và đặt niềm hy vọng lớn lao. Đại bộ phận HSSV ngày nay đã ý thức được vị trí vai trò của mình, chăm chỉ học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, quyết tâm vươn lên chinh phục những đỉnh cao tri thức khoa học để trở thành những chuyên gia giỏi một nghề, biết nhiều nghề đáp ứng yêu cầu phát triển quê hương đất nước.

Cùng với việc rèn luyện đạo đức, phong trào học tập và nghiên cứu khoa học đã được HSSV hưởng ứng một cách tích cực và ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành nguồn động viên, kích thích khả năng sáng tạo to lớn đang tiềm ẩn trong HSSV.

Trong những năm gần đây, việc học tập nghiên cứu các môn Lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã được HSSV chú trọng và đã đạt được kết quả cao. Tỷ lệ HSSV đạt điểm khá giỏi ngày càng tăng lên, tỷ lệ HSSV đạt điểm yếu kém có xu hướng ngày càng giảm dần.

Qua việc học tập các môn khoa học Lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh và môn chính trị, kiến thức lý luận của HSSV được nâng lên rõ rệt, lập trường tư tưởng chính trị ngày được củng cố, HSSV càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ trương, chính sách của Nhà nước góp phần quan trọng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội HSSV cũng được chú trọng và đẩy mạnh. Chính vì vậy mà phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của HSSV có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều HSSV phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện tu dưỡng để được đứng vào hàng ngũ của Đảng, qua mỗi năm học số lượng HSSV được bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng ngày một tăng.

Ngoài việc tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, HSSV trường ĐHHĐ trong những năm gần đây cũng đã tích cực tham gia nhiều hoạt động khác như: tham gia tích cực phong trào thanh niên tình nguyện, các hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạo… Hoạt động văn hoá, thể thao trong HSSV cũng được tổ chức thường xuyên và đạt được những thành tích đáng kể. Những hoạt động tích cực của HSSV trong những năm qua đã và đang tô thêm vẻ đẹp đạo đức, lối sống của thanh niên nói riêng và của cả dân tộc nói chung.

Bên cạnh những biểu hiện tích cực về đạo đức, lối sống của HSSV, trong những năm qua, định hướng về các giá trị đạo đức, lối sống trong HSSV cũng đang diễn biến khá phức tạp. Vẫn còn có một số HSSV định hướng chính trị và định hướng cho cuộc đời mình chưa thật rõ nên ý chí phấn đấu không cao, không chăm chỉ học tập, rèn luyện, thiếu trung thực trong thi cử, “chạy điểm”, thờ ơ với sinh hoạt đoàn thể. Một số khác chạy theo lối sống đua đòi, buông thả.

Điều đáng phải quan tâm hiện nay là sự nhận thức, lựa chọn các giá trị và chuẩn giá trị xã hội, đặc biệt là nhận thức và lựa chọn các giá trị truyền thống, các giá trị hiện đại đang diễn biến hết sức phức tạp. Qua khảo sát, điều tra thăm dò một bộ phận sinh viên trường Đại học Hồng Đức, chúng ta có thể thấy:

- Đại đa số sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về giá trị và chuẩn giá trị xã hội, lựa chọn các giá trị cuộc sống và giá trị nhân cách đúng đắn. Điều đáng mừng là một số giá trị truyền thống của dân tộc vẫn được sinh viên lựa chọn, những giá trị tinh thần vẫn

giữ vị trí quan trọng trong đời sống của sinh viên hiện nay. Chẳng hạn, khi được hỏi về mục đích cuộc sống, 100% sinh viên đều lựa chon sức khỏe và hạnh phúc; 84% lựa chọn tình yêu, 68% lựa chọn sự thanh thản. Khi hỏi về mẫu người bạn đời tương lai của mình thì có 91% sinh viên lựa chọn có sức khỏe, trí tuệ, 69% lựa chọn có đạo đức, 64,2% lựa chọn biết quan tâm, chăm sóc gia đình. Khi hỏi về quan điểm của mình đối với việc quan hệ tình dục và lối sống buông thả trước hôn nhân của một bộ phận thanh niên và sinh viên hiện nay thì có 47,6% phản đối. Khi hỏi về sự lựa chọn các giá trị cuộc sống, những giá trị như sức khỏe, tự trọng, tình yêu, hạnh phúc... vẫn được sinh viên lựa chọn cao.

Một số giá trị hiện đại đã được sinh viên lựa chọn và xếp ở vị trí cao trong thang giá trị xã hội. Chẳng hạn, khi hỏi về mục đích cuộc sống mà bạn đang hướng tới là gì, có tới 69% lựa chọn giá trị học vấn. Khi lựa chọn giá trị cuộc sống, có tới 91% lựa chọn sự sôi động, bận bịu, trong khi đó chỉ có 18% thích nhàn rỗi; 82% lựa chọn có việc làm; 69% lựa chọn nghề nghiệp. Các giá trị nhân cách hiện đại cũng được ưu tiên lựa chọn như: có tư duy kinh tế, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có học vấn cao, năng lực thích nghi, hòa nhập...

Những con số trên đây cho thấy, sinh viên ngày nay đã nhận thức tương đối tốt về giá trị truyền thống cần giữ gìn và phát huy, các giá trị hiện đại mà họ cần hướng tới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Họ cũng đã xác định một cách đúng đắn những chuẩn giá trị xã hội để định hướng cho việc xây dựng lối sống đạo đức hiện nay.

- Bên cạnh đó, trong HSSV cũng đã và đang xuất hiện những quan niệm, những sự lựa chọn giá trị rất đáng lo ngại.

Từ kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Hồng Đức trên 550 HSSV trường ĐHHĐ thuộc bốn nhóm (ĐH chính quy, ĐH không chính quy, CĐ chính quy và Trung học chuyên nghiệp) về “nhận thức của HSSV về đạo đức truyền thống và việc giáo dục các giá trị đạo đức trong giai đoạn hiện nay”, đủ để cho thấy vấn đề giáo dục đạo đức và việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của một bộ phận HSSV đang là tình huống nan giải. Sự biến động về thang giá trị đạo đức trong một bộ phận không ít HSSV hiện nay đang có những xu hướng lệch lạc. Những biểu hiện lệch lạc đó được thể hiện trên các mặt cơ bản sau:

- Về lý tưởng niềm tin

Bên cạnh số đông sinh viên giác ngộ lý tưởng đạo đức cách mạng, tin tư tưởng vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới, vẫn tồn tại một bộ phận HSSV chưa nhận thức đúng về những giá trị đạo đức truyền thống, chưa ý thức rõ ràng về việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống, còn có biểu hiện xem nhẹ hoặc phai nhạt lý tưởng cách mạng, họ đang bị quyến rũ bởi sức mạnh của đồng tiền, bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, buông thả, lối sống tiêu dùng quá mức. Họ xem nhẹ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, xem nhẹ các giá trị đạo đức, có những biểu hiện “tha hoá” trong các quan hệ đạo đức.

- Về nhận thức và hành vi trong học tập

Bên cạnh đại đa số HSSV đã nhận thức và có động cơ học tập đúng đắn thì còn không ít HSSV chưa tự giác học tập, ý thức vươn lên trong việc chiếm lĩnh tri thức còn kém, động cơ học tập không đúng đắn, học đối phó, gian lận trong kiểm tra đánh giá, chỉ học những các môn học thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho công việc chuyên môn sau khi ra trường, coi thường, chưa chú trọng các môn học thuộc khối kiến thức Lý luận Mác - Lênin, khối kiến thức cơ bản và cơ sở. Vì vậy, nhìn chung chất lượng học tập của HSSV chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhân cách góp phần xây dựng và phát triển quê hương đất nước.

- Về tính tích cực xã hội của HSSV

Tính tích cực xã hội của HSSV là toàn bộ những biểu hiện của hoạt động có ích về mặt xã hội của HSSV trong tất cả các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội. Nó là sự hiện thực hoá lý tưởng, lý tưởng đạo đức của HSSV, là sự phản ánh tập trung nhất thế giới quan của họ. Tính tích cực xã hội của HSSV không chỉ biểu hiện ở nhận thức về bản thân, về vị trí, vai trò của bản thân đối với xã hội mà còn được biểu hiện ở hành động cụ thể của họ tham gia vào các hoạt động xã hội góp phần xây dựng cuộc sống, quê hương, đất nước. Tính tích cực xã hội của HSSV còn được thể hiện ở thái độ của HSSV đối với công cuộc đổi mới.

Trong những năm qua, tính tích cực xã hội của HSSV nhìn chung được đánh giá cao qua các hoạt động xã hội của họ, như hoạt động tình nguyện, tham gia các phong trào từ thiện nhân đạo, tham gia tích cực các hoạt động khoa học, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn một bộ phận không nhỏ HSSV thiếu tính chủ động, tích cực trong việc tham gia các hoạt động xã hội, sống thụ động, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh, vi phạm nội quy nhà trường, suy thoái về đạo đức lối sống. Nhìn chung, vẫn còn một bộ phận không nhỏ HSSV chưa tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành lối sống văn hóa văn minh ở HSSV.

Công tác giáo dục đạo đức trong thời gian qua cũng chưa đạt hiệu quả cao, hình thức giáo dục còn đơn điệu, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống còn nghèo nàn, đặc biệt là sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường, giữa các tổ chức đoàn thể chưa thực sự nhuần nhuyễn nên hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống chưa cao.

Đánh giá chung về tình hình HSSV, GS. Đặng Hữu nhận xét: “Chất lượng đa số HSSV còn yếu trên cả các mặt: kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, ngoại ngữ, thể lực và nhất là về phẩm chất đạo đức. Đáng lo ngại là một bộ

phận HSSV suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp”(3).

Sự biến đổi đạo đức, lối sống của các bộ phận dân cư, đặc biệt là HSSV từ ý thức đến hành vi và quan hệ trong điều kiện chuyển đổi cơ chế vận hành nền kinh tế, đổi mới, hội nhập để phát triển là một tất yếu theo cả hai chiều hướng vừa tích cực vừa tiêu cực. Sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đạo đức, lối sống của HSSV theo chiều hướng xuống cấp, suy thoái đạo đức và lệch lạc trong lối sống của HSSV, trong đó nổi lên mấy nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, phần lớn HSSV vi phạm kỷ luật, suy thoái đạo đức lối sống là do không chịu khó rèn luyện, thiếu quyết tâm vươn lên trong cuộc sống, không chịu học tập, lười lao động, thiếu nghiêm khắc với bản thân. Hiện tượng thiếu nghiêm túc trong học tập như bỏ giờ, gian lận trong thi cử đã trở thành nỗi lo của nhiều người. Trong HSSV có không ít người không đồng tình với các hiện tượng trên nhưng tinh thần đấu tranh, phê bình còn kém. Nhìn chung chưa tạo được phong trào tích cực, tự giác học tập, rèn luyện tu dưỡng trong HSSV.

Thứ hai, trong nhiều năm qua, bên cạnh những thành tích to lớn, những đóng góp hết sức quan trọng cần được khẳng định, nhìn chung công tác giáo dục đạo đức, lối sống cũng như giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ cho HSSV còn rất nhiều bất cập và hạn chế. Môn học Đạo đức, Mỹ học chưa được đưa vào giảng dạy phổ cập cho HSSV trường đại học, các môn học này chỉ đưa vào giảng dạy cho một số ít đối tượng, đồng thời việc quản lý và thực hiện chương trình cũng còn nhiều bất cập nên hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống trực tiếp còn rất hạn chế. Thái độ quan tâm của nhà trường cũng như HSSV đến các môn Lý luận chính trị cũng chưa đúng với tầm nhiệm vụ của nó. Chính vì vậy, hiệu quả giảng dạy các môn Lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chưa cao. Hệ tư tưởng Mác - Lênin chưa thực sự chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của một bộ phận HSSV thậm chí cả một bộ phận cán bộ giảng viên trong trường.

Một số không ít cán bộ giảng dạy còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của các môn Lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là các môn: Đạo đức, Mỹ học, Pháp luật. Còn có tư tưởng coi trọng chuyên môn thuần tuý, xem nhẹ việc giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho HSSV. Chính thái độ và sự quan tâm của cán bộ, HSSV đến công tác giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng còn nhiều lệch

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w