Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 102 - 103)

- Mức độ 5: (8,5 đến 10) Thực hiện đầy đủ, đúng, thành thạo các thao tác, hành động của KN một cách sáng tạo.

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Nguyên nhân của những tồn tạ

- Về việc thực hiện chương trình: Thực hiện chương trình mới, sách hướng dẫn bài soạn không có, tài liệu hướng dẫn thực hiện đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mà Bộ GD & ĐT đã biên soạn chỉ có tính chất gợi ý thực hiện các chủ đề, tài liệu chỉ gợi ý một giờ hoạt động chung mỗi môn học cho từng chủ đề cụ thể. Trong quá trình thực hiện GV sẽ phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình để triển khai các chủ đề và tổ chức các hoạt động linh hoạt, mềm dẻo, đáp ứng trình độ phát triển và hứng thú của trẻ trong lớp và phù hợp với từng địa phương. Vì thế nhiều GV chưa có nhiều kinh nghiệm, có tới 50% ý kiến cho rằng việc thực hiện chương trình mới là khó so với khả năng của GV hiện nay.

- Về công tác quản lí, chỉ đạo: Cơ quan quản lí ngành học chưa có sự chỉ đạo thống nhất về việc đổi mới thiết kế hoạt động theo chương trình mới, vì vậy chưa có hướng dẫn cụ thể cho các trường thực hiện. Ngành học chưa tổ chức được các hội thảo về việc thực hiện chương trình mới hiện nay ở địa phương, chủ yếu tổ chức các chuyên đề theo sự hướng dẫn của vụ mầm non. Chưa tổ chức được hội thảo về công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn ở các trường hoặc báo cáo điển hình về công tác quản lí... Công tác tuyên truyền, sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường địa phương về việc chăm sóc giáo dục mầm non chưa cao, chưa hiệu quả. Nhận thức của phụ huynh về vai trò của GDTC cho trẻ nói riêng và giáo dục mầm non nói chung chưa đúng đắn, còn nhiều hạn chế về kiến thức chăm sóc trẻ.

- Về hoạt động chuyên môn của các trường và của giáo viên: Giáo viên chưa phát huy tốt tinh thần tự học, tự nghiên cứu, nhiều lúc chưa nêu cao được tinh thần trách

nhiệm của mình trong công tác giảng dạy, năng khiếu sư phạm chuyên ngành của một số giáo viên còn hạn chế, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ của giáo viên chưa hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ trong giờ học và các hoạt động GDTC.

- Về tài liệu tham khảo cần cho việc thực hiện đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở các độ tuổi hiện nay rất ít, bên cạnh đó GV chưa có thói quen đọc và nghiên cứu tài liệu, việc soạn giáo án chủ yếu phải dựa vào sách bài soạn, hoặc sách thiết kế các hoạt động theo chủ đề...

- Về cơ sở vật chất: Do khó khăn về kinh phí, địa điểm tổ chức, nên hiệu quả, chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ chưa cao, đa số các trường thiết kế xây dựng chưa đúng qui cách của trường MN, diện tích xây dựng trường chưa đủ theo qui định, giá thành của các loại trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động GDTC cao, mức sống người dân còn thấp nên công tác xã hội hoá giáo dục gặp nhiều khó khăn, chưa huy động được sự tham gia ủng hộ của phụ huynh trong việc xây dựng trường. Đa số các trường chưa chỉ đạo tích cực việc xây dựng môi trường ngoài lớp học cho trẻ hoạt động như: khu chơi với cát, nước và tận dụng môi trường ngoài khuôn viên của trường /lớp như con đường thôn, làng, cánh đồng lúa... (đối với những trường/ lớp ở vùng nông thôn).

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w