Ví dụ hình thành các kỹ năng đo độ dà

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 88 - 91)

- Mức độ 5: (8,5 đến 10) Thực hiện đầy đủ, đúng, thành thạo các thao tác, hành động của KN một cách sáng tạo.

9 1 ThS Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức

2.5. Ví dụ hình thành các kỹ năng đo độ dà

Đo chiều dài là một trong những phép đo cơ bản nhất của vật lý. Dụng cụ đo chiều dài các em đã được biết là thước thẳng, thước cuộn…. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể người đo chọn dụng cụ đo thích hợp để sai số nhỏ nhất phù hợp với yêu cầu về độ chính xác của phép đo.

Về kiến thức và kỹ năng

- Biết một số dụng cụ đo chiều dài.

- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. - Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo

- Biết chọn thước đo, cách đặt thước đo, cách đọc, ghi kết quả đo và biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

Hoạt động 1: Ước lượng độ dài cần đo

Trên cơ sở một số dụng cụ do độ dài đã có là các thước dùng để đo chiều dài vật như thước kẻ, thước dây, thước mét (thước thẳng).

Học sinh sẽ quan sát so sánh độ dài các thước, sau đó học sinh ước lượng chiều dài, chiều rộng, chiều cao một số vật các em thường gặp so với các thước đó. Ví dụ ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn, dùng thước kiểm tra xem ước lượng của mình có đúng không.

Hoạt động 2:Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài, lựa chọn dụng cụ.

Một nội dung quan trọng trong việc tìm hiểu về dụng cụ đo là việc xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo. Có thể hình thành cho học sinh kỹ năng xác định ĐCNN của thước đo độ dài bằng cách sử dụng tranh phóng to một đoạn thước đo độ dài, trên đó có hai vạch chia có ghi giá trị độ dài, giữa hai vạch đó có một số vạch nhỏ, yêu cầu học sinh xác định giá trị độ dài của khoảng chia giữa hai vạch nhỏ gần nhau nhất. Giới thiệu một số thước dùng để đo chiều dài vật.

- Thước có GHĐ 20cm ĐCNN đến 1 mm - Thước có GHĐ 30cm ĐCNN đến 1 mm

- Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm

- Sử dụng tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2mm.

- Định hướng cho học sinh hình thành khả năng xác định ĐCNN: Độ dài khoảng cách giữa hai vạch lớn có ghi giá trị là bao nhiêu? Giữa hai vạch lớn có bao nhiêu khoảng nhỏ? Làm thế nào để biết độ dài của mỗi khoảng nhỏ?

- Cho học sinh vận dụng tập xác định ĐCNN của thước trên tranh có số ghi giá trị trên các vạch lớn không liên tiếp nhau, có số khoảng chia giữa hai vạch lớn khác đi, có đơn vị đo lớn hoặc bé hơn trước. Sau đó chuyển sang tập xác định ĐCNN trên một vài thước thật.

Thông báo cho học sinh biết, trong các phép đo có sai số, sai số càng bé, giá trị đo càng chính xác

Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó để lựa chọn dụng cụ đo phù hợp với độ dài vật cần đo.

Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước

Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Yêu cầu HS cho biết giới hạn đo của thước và cách xác định độ chia nhỏ nhất của thước của các em đang dùng

Ví dụ: Giáo viên chuẩn bị các thước - Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm - Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm - Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. Học sinh chọn thước thích hợp để đo:

b) Chiều dài của cuốn sách giáo khoa vật lí 6? c) Chiều dài bàn học?

Học sinh sẽ hiểu được trước khi chọn dụng cụ đo ta phải ước lượng giá trị cần đo.

Hoạt động 3: Đo độ dài

Tiến hành đo độ dài của bàn học và bề dày của cuốn sách vật lí 6

Trước khi đo cần ước lượng độ dài của bàn học và bề dày của cuốn sách vật lí 6 và chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Tiến hành đo 3 lần Cách đo như sau:

- Đặt thước song song với cạnh bàn cần đo, đặt thước sao cho mép bàn trùng với vạch số 0 của thước.

- Đặt mắt vuông góc với thước tại điểm cần đo.

- Đọc giá trị đến độ chia nhỏ nhất và gần vạch chia nào hơn thì lấy giá trị gần đúng của vạch giá trị đó.

- Ghi kết quả đo vào bảng ghi kết quả đo độ dài Vật cần đo độ dài Lần 1 Lần 2 Lần 3 Giá trị trung bình cộng 1 2 3 3 + + = l l l l

Với các hoạt động trên đã hình thành cho học sinh các kỹ năng sau: Kỹ năng ước lượng độ dài của một vật cần đo: kỹ năng chọn dụng cụ đo phù hợp: kỹ năng thực hiện các phép đo độ dài các vật.

Dựa vào cách dạy hành động để hình thành kỹ năng đo độ dài trong các hoạt động cụ thể như đã trình bày ở trên, giáo viên dạy vật lý lớp 6 có thể hình thành và rèn luyện kỹ năng đo trực tiếp các đại lượng vật lý khác (theo chương trình) thông qua những hoạt động tương tự như trong ví dụ hình thành kỹ năng đo độ dài.

3. KẾT LUẬN

Để học tốt môn vật lý học sinh cần phải biết làm thí nghiệm để quan sát, thu thập và xử lý thông tin, làm cơ sở suy luận ra kiến thức mới hoặc đối chiếu, kiểm tra lại các hệ quả vật lí đã có từ các suy luận logic. Vì vậy học sinh cần có kỹ năng đo các đại lượng vật lý là một trong những kỹ năng làm TNVL.

Học sinh lớp 6 lớp đầu cấp THCS được hình thành kỹ năng ước lượng giá trị đại lượng cần đo, lựa chọn, sử dụng dụng cụ đo phù hợp và thực hiện đo lường trực tiếp các đại lượng vật lý là cần thiết. Hình thành các kỹ năng đo lường các đại lượng vật lý cho học sinh để họ có năng lực làm thí nghiệm vật lý trong quá trình học tập theo định hướng độc lập, tự lực, tích cực hoạt động nhận thức, phát triển tư duy khoa học và sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học vật lý trong nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. NXB Đại học Quốc gia,

[2] Nguyễn Quang Lạc. Quy trình hướng dẫn bài thực hành cho học sinh cấp II

Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 9/1992.

[3] Võ Hoàng Ngọc.Hình thành kỹ năng tự học cho học sinh THCS thông qua dạy học vật lí. Tạp chí Giáo dục số 65/2003. 2001

[4] Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh – Nguyễn Phương Hồng. Vật lí 6. NXB Giáo dục, 2002.

[5] Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB Giáo dục, 2002.

[6] Phạm Hữu Tòng.Lí luận dạy học vật lí ở trường trung học. NXB Giáo dục, 2001.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w