Kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản trị nhân sự

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 60 - 61)

- Mức độ 5: (8,5 đến 10) Thực hiện đầy đủ, đúng, thành thạo các thao tác, hành động của KN một cách sáng tạo.

2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản trị nhân sự

+ Khái niệm giao tiếp quản trị nhân sự: Giao tiếp quản trị nhân sự là sự tiếp xúc tâm lý giữa cán bộ quản trị nhân sự với người lao động nhằm trao đổi, tiếp nhận thông tin, cảm xúc, thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội thông qua các phương tiện giao tiếp để đạt được mục đích trong việc phát huy những tiềm năng nguồn lực con người đảm bảo sự phát triển của tổ chức.

+ Đặc trưng giao tiếp của cán bộ QTNS: Cán bộ QTNS là những người trực tiếp tiếp xúc với người lao động, với những cấp quản lí khác. Họ được ví như là một “cầu nối hữu hiệu” giữa người lao động với các cấp quản lí. Nên GT của cán bộ QTNS mang bản chất công sở, có những đặc trưng cơ bản sau:

- Giao tiếp trong công tác QTNS là hoạt động diễn ra giữa chủ thể quản lí con người với những con người được quản lí; giữa người có nhu cầu sử dụng lao động với người có nhu cầu lao động; hoặc giữa cấp d ưới với cấp trên và giữa các cấp tương đương.

- Giao tiếp là phương tiện giúp cán bộ QTNS xây dựng được cầu nối với đồng nghiệp, nắm bắt kịp thời nhu cầu, khó khăn của nhân viên, khuyến khích họ bày tỏ nhu cầu của bản thân, tạo nên bầu không khí làm việc vui vẻ trong tổ chức.

- Giao tiếp trong QTNS là việc trao đổi, tiếp nhận thông tin qua phương tiện giao tiếp, là sự tác động vào nhận thức, xúc cảm, tình cảm của người lao động.

- Kết quả của quá trình giao tiếp mang lại lợi ích chung cho tập thể trên cơ sở kết hợp lợi ích riêng của từng cá nhân.

Với đặc trưng giao tiếp như vậy, người cán bộ QTNS phải là người của mọi người, cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Hàng ngày cán bộ QTNS phải tiếp xúc với bao nhiêu con người thì sẽ có bấy nhiêu tính cách khác nhau, do vậy cần phải có KNGT. Nói cách khác cán bộ QTNS cần phải có nghệ thuật giao tiếp, KNGT phù hợp đặc thù công việc, vị trí của mình trong tổ chức.

+ Các kỹ năng giao tiếp của cán bộ QTNS:

KNGT của cán bộ QTNS là tổ hợp thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi được kết hợp hài hoà, hợp lý nhằm trao đổi, tiếp nhận thông tin, duy trì và thiết lập các mối quan

hệ với người lao động thông qua phương tiện giao tiếp để đạt được mục đích trong việc phát huy những tiềm năng từ nguồn lực con người đảm bảo sự phát triển của tổ chức.

Dựa vào các KNGT nói chung và đặc trưng giao tiếp trong hoạt động QTNS nói riêng có thể đưa ra hệ thống các KNGT của cán bộ QTNS trong các doanh nghiệp bao gồm các kỹ năng sau: KN thiết lập mối quan hệ; KN Lắng nghe tích cực; KN Tự kìm chế xúc cảm, hành vi; KN sử dụng phương tiện giao tiếp; KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp; KN điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp. Các KNGT trên có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại tạo cơ sở vững chắc giúp cho hoạt động của CBQTNS đạt được hiệu quả.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG TAM TỰ KINH – TỰ HỌC HÁN CỔ CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH NGHIÊM (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w