bộ Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Trên cơ sở quan niệm về chất lượng TCCSĐ như đã nêu và căn cứ vào Chỉ thị số 11-CT/BCT ngày 17/08/1999, Hướng dẫn số 65-HD/BCT-WT ngày 07/09/1998 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào và Chỉ thị số 450-CT/BAN ngày 04/12/2007 của Đảng uỷ Bộ An ninh về củng cố, xây dựng TCCSĐ TS,VM, biết lãnh đạo toàn diện và việc đánh giá chất lượng TCCSĐ theo chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng và yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện hoàn thành mọi nhiệm vụđược giao.
Việc đánh giá chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào cần dựa trên các tiêu chí sau:
Một là, kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị
Suy cho cùng, chất lượng của TCCSĐ phải được thể hiện ở hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của mình theo chức năng nhiệm vụ được Đảng quy định. Đó là chất lượng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH của cơ quan, đơn vị theo chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các mục tiêu, chương trình, kế hoạch công tác của đảng bộ, chi bộ, đơn vị đã đăng ký và nhiệm vụ cấp trên giao cho cơ quan, đơn vị. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủở cơ sở; thực hiện cải cách hành chính nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác.
Tổ chức cơ sở đảng khi đã có nghị quyết lãnh đạo sát đúng đối với nhiệm vụ chính trị, của cơ quan, đơn vịđể biến nó thành hiện thực. Trong quá trình tổ chức thực hiện, đòi hỏi các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh phải bám sát thực tiễn tình hình của cơ quan, đơn vị, sử dụng các hình thức, biện pháp phù hợp để phổ biến quán triệt nghị quyết, xác định các chương trình,
biện pháp tổ chức cụ thể nhằm tập hợp, vận động và phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng ở cơ sở, nhạy bén sáng tạo trong nắm bắt và giải quyết các tình huống, những yêu cầu mới đặt ra.
Mặt khác, trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị cần phải tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy và ủy ban kiểm tra của đảng bộ các cơ quan, đơn vị và Đảng bộ Bộ An ninh, nhằm phát huy ưu điểm và kịp thời uốn nắn, khắc phục những hạn chế khuyết điểm trong quá trình triển khai thực hiện của mỗi tổ chức, bộ phận và cá nhân. Hiệu quả công tác kiểm tra cũng là một yếu tố tạo nên chất lượng lãnh đạo của TCCSĐ, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH của cơ quan, đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra. Nếu ba vấn đềấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” [26, tr.520].
Hàng năm cấp ủy cùng cơ quan, đơn vị thuộc quyền đều ban hành nghị quyết lãnh đạo công tác chuyên môn, bảo đảm cho hoạt động của cơ quan đơn vị theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, của ngành. Trên cơ sở tiến hành sơ kết 6 tháng đầu năm và tổng kết năm để đánh giá kết quả lãnh đạo đã đạt được và những hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp để lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh toàn diện, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ công tác chuyên môn và kết quả thi đua của cơ quan, đơn vị chính là thước đo chính xác nhất hiệu quả lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơn vị của cấp ủy và TCCSĐ.
Về mặt tổ chức, khi triển khai mô hình tổ chức bộ máy của Bộ An ninh CHDCND Lào, theo Sắc lệnh 79-SL/CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ, các cấp ủy đã lãnh đạo việc kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị thuộc quyền về mọi mặt, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy; cơ sở vật chất và phương
tiện bảo đảm cho làm việc, quy chế, quy trình công tác; bảo đảm sớm ổn định tổ chức, hoạt động thông suốt bám sát địa bàn, đối tượng, lĩnh vực, tạo sự yên tâm về tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và đảng viên.
Các TCCSĐ phải có chủ trương lãnh đạo, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề bức xúc của cán bộ, chiến sĩ như: bảo đảm nơi ăn ở, nơi làm việc, chính sách cán bộ, nhất là với những đơn vị đóng quân ở thủ đô và thành phố lớn và những cơ quan, đơn vị đóng quân ở xa trung tâm, có nhiều cán bộ, chiến sĩ từ xa đến nhận công tác.
Ví dụ, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, các Đảng bộ Học viện phải có chủ trương lãnh đạo việc áp dụng phần mềm quản lý sinh viên tự động, chủ động tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí, đất đai của địa phương nơi đóng quân để giải quyết vấn đề nhà ở công vụ cho cán bộ, giảng viên, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền chiếu cố ở mức hợp lý các tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong điều kiện Học viện thiếu cán bộ.
Các Đảng bộ Trường Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị Bộ An ninh phải chú trọng lãnh đạo xây dựng trường thành một đơn vị dự bị huấn luyện, chiến đấu, góp phần gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, giữa đào tạo với huấn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Thực hiện cuộc vận động “Lực lượng an ninh nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì dân phục vụ”, có nhiều TCCSĐ, nhất là ở các cơ quan, đơn vị thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, doanh nghiệp; quản lý xuất nhập cảnh, quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đã lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện nhiều biện pháp mới, sáng tạo, giải quyết có hiệu quả tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa lực lượng an ninh với nhân dân, tổ chức định kỳ diễn đàn lực lượng an ninh lắng nghe ý kiến của nhân dân; hòm thư góp ý công khai sốđiện thoại của người đứng đầu cấp ủy và cơ quan, đơn vịđể nhân dân phản ánh cho lực lượng an ninh.
Hai là, hiệu quả lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng
Công tác chính trị, tư tưởng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng; chất lượng lãnh đạo của TCCSĐ có liên quan trực tiếp đến hiệu quả công tác tư tưởng trong đảng bộ, chi bộ và cơ quan, đơn vị. Xây dựng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh vững mạnh về chính trị, tư tưởng chính là làm tốt việc giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo đạo đức, tác phong chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, đấu tranh phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, đề cao ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết chống tư tưởng ngại khó khăn, nêu gương việc tốt, người tốt, đề cao tính gương mẫu của đội ngũ cấp ủy viên và cán bộ chủ trì trong cơ quan, đơn vị. Đây là nhiệm vụ phải được tiến hành thường xuyên, chủ động tích cực thông qua việc kết hợp một cách phong phú, đa dạng các nội dung, biện pháp và hình thức tiến hành công tác chính trị tư tưởng trong TCCSĐ và cơ quan, đơn vị.
Phổ biến, quán triệt và lãnh đạo cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định, phong trào cuộc vận động của lực lượng ANND. Chủđộng phát hiện ngăn ngừa, đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch và các tiêu cực ngoài xã hội tác động đến cán bộ, đảng viên, chiến sĩ; những biểu hiện về tư tưởng và hành động trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, chiến sĩ thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, chấp hành Điều lệnh lực lượng ANND, quy định những điều đảng viên không được làm, những việc cán bộ, chiến sĩ ANND phải làm và không được làm. Lãnh đạo công tác tư tưởng, nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng và những đề xuất, kiến nghị của
cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng; biện pháp giải quyết những vấn đề thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị hoặc báo cáo để cấp trên giải quyết theo thẩm quyền của trên.
Ba là, mối quan hệ mật thiết với nhân dân, tinh thần đoàn kết, nhất trí của cán bộ, công chức và sự vững mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội
Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn là nhân tố quan trọng để lực lượng an ninh nhân dân hoàn thành nhiệm vụ. Từ yêu cầu lợi ích, sự bình an của nhân dân mà lực lượng an ninh phục vụ, tồn tại. Dân tin dân mến, dân yêu, dân ủng hộ, cung cấp thông tin, phối hợp, hợp tác giúp đỡ thì lực lượng an ninh mới hoàn thành nhiệm vụ được. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, cần phải khắc phục sớm tình trạng cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơn vị và các đoàn thể quần chúng TS,VM. Kiểm tra xem xét, giải quyết những vấn đề bức xúc xảy ra trong cơ quan, đơn vị và những đề xuất, kiến nghị chính đáng của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị. Lãnh đạo xây dựng tổ chức đoàn thể quần chúng trong cơ quan, đơn vị vững mạnh bao gồm: tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ; sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ sức mạnh của quần chúng nhân dân, sự liên hệ mật thiết với quần chúng là bản chất tốt đẹp của Đảng NDCM Lào. Như vậy, TCCSĐ là cầu nối liền giữa Đảng với quần chúng, phải có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh và phát huy vai trò của quần chúng tham gia xây dựng tổ chức đảng.
Lãnh đạo đoàn thể quần chúng trong cơ quan, đơn vị hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể, tham gia xây dựng bảo vệ, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng các nghị quyết, quyết định của tổ chức đảng, chính
quyền cơ sở liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của quần chúng; xây dựng khối đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị và đoàn thể tổ chức quần chúng.
Nắm vững tư tưởng xây dựng TCCSĐ TS,VM làm nòng cốt, xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD. Sự TS,VM của TCCSĐ là yếu tố cơ bản quyết định nhất để tiến hành xây dựng và phát huy sức mạnh của các tổ chức trong cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó cấp ủy đảng bộ, chi bộ cần tập trung lãnh đạo và kiện toàn tổ chức chỉ huy có số lượng đủ, có chất lượng cao, gắn việc xây dựng tổ chức chỉ huy với kiện toàn nâng cao chất lượng cấp ủy, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ phát triển, có kế hoạch liên tục vững chắc. Lãnh đạo chấp hành đúng các nguyên tắc quy định về công tác cán bộ, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về phẩm chất, năng lực, phong cách công tác để mọi người thực hiện đúng chức trách nhiệm vụđược giao, không vi phạm kỷ luật [85, tr.46].
Lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh hoạt động đúng chức năng, có hiệu quả thiết thực, khuyến khích phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, phát huy quyền làm chủ các đoàn thể chính trị - xã hội trong cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Các chế độ sinh hoạt ngày Đảng, ngày chính trị ở cơ quan, đơn vị phải được duy trì có nề nếp, chất lượng. Định kỳ tổ chức cho các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội góp ý phê bình với cấp ủy, chi ủy và cán bộ, đảng viên. Làm tốt việc phân công đảng viên làm công tác vận động đoàn thể chính trị - xã hội, giữ mối quan hệ mật thiết giữa tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên với các đoàn thể chính trị - xã hội.
Bốn là, hiệu quả công tác xây dựng tổ chức đảng và công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, đơn vị
Công tác xây dựng TCCSĐ gắn với thực hiện cuộc vận động ANND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì dân phục vụ; gắn
với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư cấp ủy, người đứng đầu và các cấp ủy viên. Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ TS,VM, xây dựng sựđoàn kết thống nhất trong Đảng.
Xây dựng tổ chức đảng trước tiên là phải chăm lo bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức đảng, chuyên môn, đoàn thể trong thực hiện những nhiệm vụ của từng tổ chức và phối hợp công tác, nhất là thực hiện chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức thành viên. Việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy, các quy chế quy định của đảng bộ, chi bộ thường diễn ra trong đầu nhiệm kỳ khi cấp ủy mới được bầu. Nền nếp, nội dung, chất lượng tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng; thực hiện tự phê bình, phê bình và nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.
Xây dựng tổ chức vững mạnh còn được thể hiện thường xuyên, sâu sắc nhất là qua các cuộc họp của các tổ chức đảng. Theo đó, mỗi đảng viên phải có trách nhiệm tham gia sinh hoạt đảng đầy đủ, phát huy tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật đảng.
Sinh hoạt đảng là dịp để kiểm điểm từng đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao, triển khai những nhiệm vụ mới trong thời gian tới trên cơ sở phát huy vai trò trách nhiệm tham góp những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ chung. Với tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, mỗi đảng viên trong quá trình tự phê bình và phê bình phải thực sự thẳng thắn, chân thành, đúng mực vì sự tiến bộ của đồng chí mình. Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, công tâm, chủ trì điều hành hội nghị có kết quả. Đó là khả năng huy động sáng kiến của mọi đảng viên, khả năng thuyết phục mọi người vì công việc chung, khả năng dàn xếp các cuộc tranh luận, những ý kiến trái chiều, giữ vững kỷ luật đảng nhưng không gây mất đoàn kết. Kiên quyết không để tồn tại trong tổ chức đảng những tư tưởng hẹp hòi, đố kỵ, chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết.
Thực hiện công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên, việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, đảng viên, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, giới thiệu đảng viên đang công tác giữ mối