Khái quát về Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ bộ an ninh cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 34)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. ĐẢNG BỘ BỘ AN NINH VÀ TỔ CHỨC CƠ SỞĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ BỘ AN NINH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO BỘ BỘ AN NINH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1.1. Khái quát về Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dân Lào

Sau khi có Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo và được thành lập Đảng khu vực Lào 06/09/1934 để lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào giành thắng lợi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9/1945 chính quyền mới được thành lập ở nhiều địa phương, lực lượng vũ trang được xây dựng để bảo vệ các tỉnh, thành phố lớn như: Viêng Chăn, Tha Kheo, Sa Văn Na Khệt, Sầm Nưa, Xiêng Khoảng và Luông Pha Bang. Đến 12/10/1945 được thành lập Chính phủ lâm thời Lào độc lập và đất nước Lào trở thành một nước độc lập, nhân dân Lào được giải phóng làm cho nhân dân Lào thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Vào đầu năm 1946, thực dân Pháp xâm lược Lào lần thứ hai. Do lực lượng của địch nhiều hơn lực lượng cách mạng buộc phải đưa lực lượng cách mạng phần lớn đi tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phông Xa Ly để làm căn cứ cách mạng, lực lượng còn lại xuống ở mỗi tỉnh làm lực lượng bí mật để lãnh đạo nhân dân chiến đấu.

Ngày 13-15/08/1950, Hội nghị Mặt trận phản thực dân Lào (Neo Lào To Tan) đã quyết định thành lập Chính phủ phản thực dân (Lăt Thạ Ban Lào To Tan) và Uỷ ban Mặt trận Lào tự do (Kha Nạ Căm Mạ Can Lao Ít Xạ Lạ) gồm 5 Bộ, trong đó có Bộ Nội vụ.

Ngày 04/9/1954 đồng chí Phu Mi Vông Vi Chít phó Thủ tướng thay mặt cho Chính phủ phản thực dân đã ra Sắc lệnh số 436/SL về củng cố chính

quyền cách mạng. Trong Sắc lệnh đó đã quy định tổ chức bộ máy và sự hoạt động của Đội An ninh mọi cấp từ trung ương đến cơ sở.

Ngày 10/10/1954, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản đã công bố thành lập Đội An ninh Trung ương ở tỉnh Sầm Nưa.

Năm 1957, để chuẩn bị bảo vệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước đi dự Chính phủ lâm thời lần thứ nhất ở Viêng Chăn đã đổi tên Đội An ninh Trung ương đổi thành Ban Bảo vệ nội bộ thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Đến ngày 05/04/1961 Ban Tổ chức Trung ương đã quyết định củng cố và phát triển lực lượng an ninh trên cả nước và đổi tên Ban Bảo vệ nội bộ thành Phòng bảo vệ Trung ương.

Ngày 01/5/1965 tại Hội nghị Trung ương Đảng quyết định củng cố tổ chức bộ máy của các phòng trực thuộc Trung ương trong đó đã đổi tên Phòng Bảo vệ Trung ương thành Phòng An ninh Trung ương.

Từ các quá trình hoạt động đã nêu trên ngày 05/04/1961 đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng an ninh Lào. Theo nghị định số 277/CP, ngày 01/09/2005.

Tại thời điểm đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng NDCM Lào ra nghị quyết thành lập Đảng tổ Phòng an ninh. Đảng tổ Phòng an ninh chịu trách nhiệm trước Trung ương Đảng về toàn bộ các mặt công tác an ninh, có nhiệm vụ lãnh đạo chính trị - tư tưởng trong ngành an ninh.

Đến ngày 02/12/1975 Đại hội đại biểu toàn quốc được thực hiện ở Thủ đô Viêng Chăn, tại Đại hội đã thông qua nghị quyết xóa bỏ chế độ phong kiến và thành lập nước CHDCND Lào, thành lập Chính phủ nước CHDCND Lào. Tại kỳ họp đã ra nghị quyết thành lập Bộ Nội vụ, trên cơ sở đó Đảng tổ Phòng An ninh đổi thành Đảng bộ Bộ Nội vụ. Đảng bộ Bộ Nội vụ là một tổ chức đảng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ chính trị Trung ương Đảng NDCM Lào, có trách nhiệm chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ an ninh chính tri, trật tự an toàn quốc gia.

Năm 1989 Đảng bộ Bộ Nội vụ gồm có 7 cấp ủy đảng, nhưng không có điều kiện để sinh hoạt đảng, lúc đó TCCSĐ trong lực lượng An ninh chưa thể hiện rõ ràng.

Đại hội đại biểu lực lượng An ninh lần thứ I từ ngày 25 đến ngày 27/01/2000, có 09 đảng bộ cơ sở và 81 chi bộ thuộc Đảng bộ Bộ nội vụ, có 1.805 đảng viên, nữ 227 đồng chí. Trong đó, đảng viên chính thức 1.588 đồng chí, 201 đảng viên nữ, đảng viên dự bị 217, nữ 26 đảng viên, chiếm 31% tổng sốđảng viên thuộc đảng bộ Bộ Nội vụ (Phụ lục 5). Qua đánh giá TCCSĐ năm 2000, đạt loại khá 60%, trung bình 36% và không đạt tiêu chuẩn 4%; so với năm 1999.

Do đặc điểm của ngành an ninh vừa có chức năng tham mưu, vừa chiến đấu, chế độ quản lý lực lượng theo ngành dọc, nhưng về nhiệm vụ và phạm vi hoạt động lại phân tán, ngày 11/04/2002 Bộ Nội vụđổi tên thành Bộ An ninh. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng ANND, ngày 06/07/2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng NDCM Lào ra Quyết định số 02/BBT-TW ngày 20/04/2004 thống nhất các tổ chức đảng ở cơ quan và đơn vị trực thuộc Bộ An ninh và thành lập Đảng bộ Bộ An ninh.

Đến Đại hội đại biểu toàn lực lượng An ninh lần thứ II ngày 08/07/2005, có 11 đảng bộ cơ sở và 103 chi bộ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh, có 2.045 đảng viên, nữ 328 đồng chí. Trong đó đảng viên dự bị 275 đồng chí, nữ 37 đồng chí. Kết quả đánh giá đảng viên năm 2005, đạt loại khá 29,62%, trung bình khá 52,83%, trung bình 14,78%, yếu 2,21% và không đạt tiêu chuẩn 0,53%; so với năm 2000 loại khá tăng lên 33,68%.

Đảng bộ Bộ An ninh đã khai mạc Đại hội đại biểu toàn lực lượng an ninh lần thứ III từ ngày 22 đến ngày 23/09/2010, có 13 đảng bộ cơ sở và 189 chi bộ thuộc Đảng bộ Bộ Nội vụ, với 3.485 đảng viên, nữ 624 đồng chí. Trong đó đảng viên dự bị 463 đảng viên, nữ 85 đồng chí; so với Đại Hội lần II, tổng số đảng viên tăng lên 1.440 đồng chí, chiếm 70%, nữ 298 đảng viên,

chiếm 90%. Kết quả đánh giá đảng viên năm 2010, đạt loại khá 58,27%, trung bình khá 35,46%, yếu 0,64% và không đạt tiêu chuẩn 0,03%; so với năm 2005 loại khá tăng lên 23,56%.

Cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ Bộ An ninh là Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ An ninh với nhiệm kỳ 5 năm, giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ Bộ An ninh là Đảng ủy Bộ An ninh. Đảng ủy Bộ An ninh do Bộ Chính trị chỉ định, có 15 ủy viên, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Giữa hai kỳ họp của Đảng ủy Bộ An ninh, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ An ninh. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba tổng sốủy viên Đảng ủy Bộ An ninh.

Đảng bộ các tổng cục bao gồm tổ chức đảng ở các cục, vụ, viện, học viện, trường an ninh, trại giam, sở giáo dục và các đơn vị trực thuộc tổng cục, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng ủy Bộ An ninh. Đảng ủy các tổng cục là cấp ủy cấp trên của TCCSĐ do đại hội cùng cấp bầu ra với số lượng từ 9 đến 11 ủy viên. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba tổng số cấp ủy viên. Tổ chức đảng ở các cục, vụ, viện, văn phòng và đơn vị trực thuộc Bộ An ninh là TCCSĐ. Cấp ủy cơ sở do đại hội cùng cấp bầu, đảng ủy cơ sở có từ 5 đến 7 ủy viên. Chi bộ cơ sở có từ 3 đến 5 ủy viên.

Một phần của tài liệu Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ bộ an ninh cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 34)