Những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình xây dựng, nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào vừa qua, được biểu hiện trên những nguyên nhân sau:
Một là, một số cấp ủy chưa thực sự quan tâm đến việc củng cố, xây dựng TCCSĐ, chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ. Trên thực tế, có lúc, có nơi chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo một cách cụ thể, thậm chí khoán trắng cho bộ phận làm công tác tham mưu giúp việc công tác đảng, trong khi bộ phận này còn rất nhiều hạn chế. Vẫn còn tình trạng chưa phân định rõ ranh giới, phạm vi lãnh đạo của cấp ủy và vai trò quản lý, điều hành của thủ trưởng đơn vị, dẫn đến tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo.
Sự chỉ đạo quán triệt chủ trương của Đảng và việc nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh
Trong những năm qua, một số cấp ủy cơ sở tổ chức quán triệt chủ trương của Đảng và Đảng ủy Bộ An ninh và công tác xây dựng TCCSĐ còn chậm so với thời gian đã quy định, việc quán triệt chủ trương của Đảng không sâu và thiếu hình thức nghiên cứu thảo luận, tổng kết rút kinh nghiệm, chưa có biện pháp chỉ đạo, kiểm tra cụ thể đối với các đảng viên đi công tác, còn một số ít đảng viên ốm đau, nghỉ chờ việc không được học tập, quán triệt. Việc tổ chức quán triệt còn nặng về hình thức, chưa tạo hứng thú thực sự thu hút đảng viên nghiên cứu, học tập và thấm nhuần; còn một sốđảng viên chưa thật sự nêu cao tinh thần, trách nhiệm gương mẫu nghiên cứu học tập, chỉ tham gia cho đủ quân số, chưa quan tâm lắng nghe các nội dung truyền đạt. Có một số TCCSĐ trong việc quán triệt các chủ trương chỉ đạo của Đảng về xây dựng TCCSĐ đó là khả năng cụ thể hóa để đề ra nhiệm vụ của tổ chức đảng cấp mình còn hạn chế; việc xây dựng kế hoạch không có sự sáng tạo, chỉ sao chép, chưa đề ra được những nội dung phải thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của cấp mình. Có một số nơi chỉ xây dựng kế hoạch, chương trình để đối phó với sự kiểm tra của cấp trên mà không có sự quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện hoặc chỉ tiến hành một số công việc mang tính hình thức.
Có một số cấp ủy chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc và không coi trọng việc xây dựng, thực hiện quy chế. Trong chỉ đạo kiểm tra không được thường xuyên, xây dựng quy chế chung chung, chưa xác định rõ nội dung, phương thức và phạm vi lãnh đạo của cấp ủy; có sự khó khăn trong tổ chức thực hiện. Ở một số nơi cấp ủy chưa quan tâm sửa đổi, bổ sung quy chế cho phù hợp với sự phân công mới của cấp ủy, đặc điểm tình hình của đảng bộ, chi bộ. Việc thực hiện quy chế có lúc, có nơi còn biểu hiện tùy tiện gia đình chủ nghĩa; có tình trạng nhiều cấp ủy cơ sở thực hiện chung một quy chế do cấp ủy cấp trên ban hành. Do một số đồng chí thủ trưởng cơ quan đơn vị đồng thời là bí thư cấp ủy, có nơi ở một số TCCSĐ còn tình trạng độc đoán, chuyên quyền không phân biệt rõ đâu là vai trò của người bí thư, đâu là vai trò của người thủ trưởng dẫn đến lấn sân, bao biện, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Đó là hệ quả của việc xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy không rõ ràng; một số cấp ủy và bí thư cấp ủy chưa nhận thức đúng về nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện nên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chưa chú ý đến việc đổi mới phương thức lãnh đạo cho phù hợp, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo; trong sinh hoạt đảng mặc dù có sự đổi mới, nhưng tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình cũng có những hạn chế nhất định.
Hai là, còn số ít cấp ủy không coi trọng và tiến hành thường xuyên công tác giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đảng viên; không có biện pháp thích hợp phòng ngừa sai phạm của cán bộ, đảng viên từ chi bộ. Công tác quản lý đảng viên có lúc còn buông lỏng, nhất là quản lý đảng viên sinh hoạt ngoài giờ làm việc và ở nơi cư trú; một số ít đảng viên, trong đó có đảng viên là cấp ủy viên, lãnh đạo, chỉ huy không tự giác tu dưỡng, rèn luyện, không gương mẫu chấp hành nguyên tắc, nề nếp và chếđộ sinh hoạt đảng.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ còn một số TCCSĐ gặp khó khăn về mô hình tổ chức; một số đảng bộ cơ sở quy mô lớn có đông đảng viên (các
trường và học viện), gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức sinh hoạt đảng; có một sốđơn vị không có tổ chức đảng tương ứng để lãnh đạo các mặt công tác của đơn vị, mà lập nhiều chi bộ cùng trực thuộc cấp ủy cấp trên (các phân trại thuộc trại giam), trong khi đó các tổ chức quần chúng lại được lập theo tổ chức phân trại nên cũng không nằm trong phạm vi lãnh đạo của chi bộ nào và một số chi bộ có đông đảng viên nên thường không phát huy được tối đa trí tuệ của tập thể để bàn về sự lãnh đạo của chi bộ, nhiều đảng viên thường hay ỷ lại tập thể, sinh hoạt đảng có lúc không đầy đủ, việc phổ biến và quán triệt nghị quyết của cấp trên hiệu quả thấp. Một số nơi thành lập đảng bộ bộ phận theo Quy định số 68-QĐ/TW ngày 06/02/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về thi hành Điều lệ Đảng thì đảng bộ bộ phận không quyết định về công tác tổ chức, cán bộ, không có con dấu, nên cấp ủy này không có vai trò lãnh đạo mọi mặt công tác đối với đơn vị thuộc quyền, dẫn đến xảy ra mâu thuẫn với nguyên tắc Đảng lãnh đạo lực lượng an ninh được quy định trong Điều lệ Đảng và Quy định số 01/BCT ngày 05/01/2012 của Bộ Chính trị về tổ chức đảng trong lực lượng an ninh. Sự khó khăn bất cập đó chậm được giải quyết, khắc phục kịp thời hoặc đã khắc phục nhưng kết quả chưa cao.
Trong năm 2012 Đảng ủy Bộ An ninh đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương tiến hành khảo sát đánh giá một số loại hình TCCSĐ, trên cơ sở đó đã có đề xuất thay đổi mô hình, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của một số TCCSĐ; tuy nhiên sau khi triển khai, do chưa có sự chỉ đạo cụ thể các TCCSĐ này vẫn có một số khó nhăn nhất định. Hoạt động của một số cấp ủy chưa thực sự có hiệu quả; chất lượng đội ngũ cấp ủy viên nhất là trình độ, kiến thức về công tác xây dựng Đảng còn hạn chế; cấp ủy cấp trên chưa quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy cơ sở và cán bộ chuyên trách làm công tác đảng; một số cấp ủy viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong năm 2012, qua
đánh giá chất lượng, còn 1,22% cấp ủy viên hoàn thành nhiệm vụ và 0,18% vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ [64, tr.12]. Quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước ở Học viện An ninh, Học viện Cảnh sát và Trường Chính trị ANND còn nặng về lý luận xây dựng Đảng, nhẹ về nghiệp vụ công tác đảng, phần lớn nghiêng nhiều về công tác xây dựng lực lượng ANND, không quan tâm đến đào tạo về công tác xây dựng Đảng.
Ba là, có số ít cấp ủy viên, bí thư chi bộ không nắm vững nghiệp vụ công tác đảng, sự lựa chọn, chuẩn bị nội dung sinh hoạt không chu đáo, tổ chức điều hành sinh hoạt chi bộ còn lúng túng; trong khi đó, cơ quan bộ phận tham mưu giúp việc cấp ủy các cấp về công tác đảng bố trí không hợp lý, thiếu tập trung, đồng bộ.
Đội ngũ cán bộ tham mưu giúp việc cấp ủy, nhất là ở cơ sở còn thiếu và yếu về trình độ nghiệp vụ công tác đảng, ở cấp cơ sở chủ yếu là làm kiêm nhiệm, khả năng tham mưu còn hạn chế, chưa thật sự tâm huyết, tận tâm với công việc được giao. Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ công tác đảng, công tác cấp ủy cho đội ngũ cấp ủy và cán bộ tham mưu, giúp việc không được quan tâm đúng mức hoặc có tổ chức nhưng nội dung tập huấn, bồi dưỡng không sát đúng với thực tế nhiệm vụ của các cấp ủy cơ sở.
Đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên của một số ít đảng bộ, chi bộ còn hình thức, chiếu lệ, tính chiến đấu và hiệu quả giáo dục chưa cao. Việc kiểm điểm đánh giá của một số đảng bộ, chi bộ còn sơ sài, còn biểu hiện đề cao tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, coi nhẹ tiêu chuẩn đánh giá về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của đảng viên. Kết quả đánh giá tổ chức đảng và đảng viên của một số ít đảng bộ không phản ánh đúng thực chất còn nặng về hình thức; việc kiểm tra, đánh giá của một số chi bộ không làm rõ được những khuyết điểm, yếu kém của tổ chức đảng và đảng viên, không đề ra được các biện pháp củng cố khắc phục các tổ chức đảng yếu kém và
giáo dục đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có đề ra được biện pháp nhưng tổ chức thực hiện hiệu quả thấp. Việc lấy ý kiến nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên ở nhiều chi bộ kém hiệu quả, không thiết thực.
Việc bình xét TCCSĐ TS,VM tiêu biểu, đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đề xuất khen thưởng của một ít đảng bộ còn nể nang, chạy theo thành tích; công tác kiểm tra, thẩm định của cấp ủy không chặt chẽ, còn tình trạng buông lỏng hoặc chiếu cố để động viên dẫn đến tỷ lệ TCCSĐ TS,VM tiêu biểu, đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một số TCCSĐ một số năm cao hơn quy định. Một số cấp ủy chưa chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa đánh giá chất lượng TCCSĐ với đánh giá chất lượng đảng viên; việc tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên hằng năm ở một sốđảng bộ còn chậm.
Việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cho đảng viên được thực hiện thường xuyên và có chất lượng nhất vẫn chỉ tập trung khối các trường và Học viện An ninh và Cảnh sát nhân dân, chủ yếu thông qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng các môn lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn. Ở các cơ quan, đơn vị công tác, chiến đấu, do bận công tác chuyên môn, nên một số cấp ủy không thực sự quan tâm đến công tác này hoặc có làm cũng rất hình thức, chủ yếu là đảng viên phải tự bồi dưỡng rèn luyện. Hình thức giáo dục cũng đơn điệu, chủ yếu là phát tài liệu cho đảng viên tự nghiên cứu, hoặc thông qua các buổi tập trung học tập chính sách và nghị quyết.
Còn một số cấp ủy chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác kết nạp đảng viên, nhất là ở các đơn vị có hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn chưa chủ động xây dựng kế hoạch tạo nguồn kết nạp đảng, không nắm vững thủ tục, quy trình hồ sơ kết nạp đảng. Những nơi kết nạp đông đảng viên, nhất là khối các Học viện và trường ANND, việc kết nạp vào đảng có lúc tiến hành không đúng quy trình, dẫn đến kết nạp cả những người không có động cơ mục
đích vào Đảng đúng đắn; tình trạng bình quân chủ nghĩa của đảng viên sau khi được kết nạp diễn ra phổ biến.
Công tác quản lý đảng viên mới chỉ tập trung quản lý bằng lý lịch và trong giờ hành chính, tập trung vào lịch sử chính trị của đảng viên. Sự quản lý ngoài giờ làm việc, quản lý các quan hệ xã hội và quản lý về chính trị hiện tại của đảng viên còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát đảng viên chấp hành nghị quyết, Điều lệ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế quy trình công tác và nhiệm vụđảng viên ở một số TCCSĐ chưa tốt. Qua kiểm tra không kịp thời đề ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém hoặc có đề ra nhưng tổ chức thực hiện không triệt để; vẫn còn đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý.
Bốn là, một số cấp ủy còn hạn chế trong việc vận dụng và cụ thể hóa chủ trương, đường lối, nhiệm vụ của Đảng, cấp ủy cấp trên thành nhiệm vụ chính trị của cấp mình cho phù hợp, nên dẫn đến lúng túng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Một số trường hợp, cấp ủy cấp trên ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn còn chậm, có những vấn đề không thống nhất, không phù hợp với từng loại hình TCCSĐ; nên gây khó khăn cho cấp cơ sở trong triển khai thực hiện những vấn đề mới và phức tạp.
Còn một số chi bộ duy trì sinh hoạt không thường xuyên, thậm chí có số ít chi bộ 2-3 tháng mới sinh hoạt một lần; một sốđảng bộ cơ sởđông đảng viên, có nhiều chi bộ trực thuộc ở phân tán, tổ chức sinh hoạt đảng bộ theo định kỳ một năm hai lần gặp rất nhiều khó khăn về khâu tổ chức và bố trí đảng viên dự sinh hoạt. Chất lượng sinh hoạt của một số chi bộ chưa cao, không phát huy được vai trò lãnh đạo của chi bộ và trách nhiệm của đảng viên, nội dung sinh hoạt không theo kịp còn trùng lặp với sinh hoạt chuyên môn. Tình trạng độc thoại một chiều nể nang, hữu khuynh, né tránh, cấp dưới không dám phê bình cấp trên, cán bộ không dám phê bình lãnh đạo trong buổi sinh hoạt chi bộ không được khắc phục triệt để.
Việc biểu quyết thông qua kết luận hoặc ra nghị quyết của một số ít chi bộ không đúng theo quy định, biên bản sinh hoạt chi bộ còn ghi sơ sài, chiếu lệ; vẫn còn một vài nơi chưa xác định rõ ranh giới giữa sinh hoạt chi bộ với sinh hoạt chi bộ, nhất là ở những đơn vị có tất cả cán bộ, chiến sĩđều là đảng viên.
Năm là, lực lượng các thế lực thù địch chống phá ngày càng tinh vi, quyết liệt; chúng tăng cường hoạt động “diễn biến hòa bình”, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các thế lực thù địch lợi dụng quyết tâm chính trị của Đảng NDCM Lào trong xây dựng chỉnh đốn Đảng để chia rẽ nội bộ, lợi dụng những hạn chế, sai sót trong các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước để thổi phồng khuyết điểm kích động quần chúng nhân dân.
Đặc biệt, các thế lực thù địch còn tuyên truyền phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, tách ANND khỏi sự lãnh đạo của Đảng, từ đó làm mất đi bản chất chính trị và tính giai cấp của lực lượng An ninh CHDCND Lào nhằm làm rệu rã các tổ chức đảng trong ANND. Cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và chiến sĩ trong ANND, gây ra những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với công tác xây dựng đảng; nâng cao chất lượng các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh.
Sáu là, những năm vừa qua, tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, tác động không nhỏđến mọi mặt của CHDCN Lào. Ở trong nước, bên cạnh những kết quả đã đạt được và những thuận lợi, CHDCND Lào cũng phải đối mặt với không ít