Về kinh tế

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 112 - 114)

B. NỘI DUNG

3.4.1. Về kinh tế

Trước khi thực dân Anh biến bán đảo Malaya thành thuộc địa của mình, người Ấn đã có mặt và thành lập những điểm buôn bán nhỏ từ sau khi Malacca trở thành một khu vực hoạt động sầm uất của Đông Nam Á. Từ sau sự chiếm đóng của Anh trên bán đảo này, người Ấn trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế của Malaya. Quá trình nhập cư với số lượng lớn và liên tục tăng của người Ấn Độ vào bán đảo là minh chứng cho điều đó.

Trước khi có sự đặt chân của người Anh, dân số Malaya rất ít. Đảo Penang thậm chí gần như hoang vắng, chưa có dấu vết của con người. Tuy nhiên, quá trình

nhập cư từ nhiều nơi khác, mà chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ đã nhanh chóng cung cấp một lực lượng lao động lớn cho khu vực này. Do vậy, từ thế kỷ XIX, cũng như cộng đồng người Hoa, cộng đồng người Ấn Độ đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng và phát triển Malaya.

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, người Ấn là lực lượng lao động quan trọng nhất trong các đồn điền, chủ yếu là đồn điền cao su. Những người làm việc trong khu vực này được trả lương rất thấp và họ hầu như không có vị trí trong xã hội. Hơn thế, lương bổng của họ lại thường xuyên bị các ông chủ cắt giảm nhằm tối đa hóa lợi nhuận và đồng thời cũng thực hiện mục tiêu kiểm soát các phong trào lao động. Do vậy, đời sống của công nhân đồn điền hết sức thấp kém. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của họ trong hệ thống kinh tế nói chung, sản xuất cao su nói riêng. Năm 1931, người Ấn chiếm ¾ trong tổng số lao động trên các đồn điền. Đến năm 1957, có tới 142.600 người Ấn làm việc trong các đồn điền cao su, chiếm 88% lao động Ấn Độ trong lĩnh vực đồn điền nói chung [60; 11]. Người Ấn Độ đã góp phần không nhỏ trong việc đưa Malaya trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất mủ cao su. Chính sự bùng nổ của ngành này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự thịnh vượng tương đối của Malaya so xứ thuộc địa khác [33; 208].

Tuy nhiên, trong các đồn điền, điều kiện sống tồi tàn đã có ảnh hưởng lớn đến tình hình giáo dục của người Ấn. Cũng như ở khu vực nông thôn và trên toàn bán đảo, hệ thống trường học giáo dục theo lối truyền thống Tamil đã làm thui chột ý thức vươn lên cả về mặt kinh tế lẫn xã hội của cộng đồng người Ấn.

Ngược lại với bộ phận công nhân đồn điền, giới lao động “cổ trắng” Sri Lanka Tamil lại đa phần thuộc tầng lớp trí thức, trung lưu và thượng lưu. Tuy chỉ chiếm một bộ phận nhỏ (khoảng 5%) trong cộng đồng người Ấn, nhưng họ có ảnh hưởng khá lớn trong xã hội. Nhóm người này thậm chí cố gắng tách mình ra khỏi cộng đồng người Ấn để tự khẳng định khả năng phát triển độc lập của mình.

Ngày nay, có khoảng 22.000 người Sri Lanka Tamil ở Malaysia, khoảng 33% cư trú ở thủ đô Kuala Lumpur. Trình độ của họ khá cao và nhiều người trong số họ đã nắm giữ những vị trí quan trọng trong các ngành y dược, giáo dục, hành

chính và kỹ thuật. Hầu hết họ là những người phục vụ cho chính phủ, một số ít là chủ đồn điền và thương gia [54; 340].

Có thể khẳng định, tuy số lượng không nhiều, nhưng bộ phận người Sri Lanka Tamil đã có những đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng và sự phát triển kinh tế xã hội của Malaya trước đây, cũng như của Malaysia và Singapore hiện nay.

Ngoài bộ phận nhỏ người Sri Lanka Tamil, người Ấn khi nhập cư vào bán đảo Singapore cũng tham gia tích cực vào những công việc dân sự và chính trị. Họ có nhiều nhà khoa học và hoạt động chính trị nổi tiếng. Phần lớn họ là công chức nhà nước, phần còn lại làm nghề buôn bán nhỏ, đổi tiền, vận tải và bưu điện. Hầu như không có người Ấn làm nông nghiệp. Một số ít làm việc trong các xí nghiệp của nhà nước [50; 239].

Người Ấn đã đóng góp một lực lượng lao động lớn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông, thiết lập đường dây truyền tải cũng như quản lý đường sắt, cầu cảng và sân bay…. Người Ấn Độ tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế của bán đảo Malaya, từ nông nghiệp, ngư nghiệp, cho đến các lĩnh vực của ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Mặc dù vị trí và vai trò của người Ấn chưa thực sự nổi bật trong hệ thống kinh tế nói chung, nhưng đối với một cộng đồng có số dân đông thứ ba ở Malaya, thì những đóng góp của họ cho sự phát triển kinh tế của bán đảo này chắc chắn là không thể phủ nhận.

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w