Ảnh hưởng về chữ viết

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 34 - 42)

B. NỘI DUNG

1.3.3. Ảnh hưởng về chữ viết

Theo các nguồn sử liệu, từ xa xưa người Melayu đã có chữ viết riêng của mình, gọi là chữ Lampung và Rencong. Nhưng việc sử dụng chữ Melayu cổ rất hạn chế vì các chất liệu dùng để viết chưa đáp ứng được việc sao chép và xuất bản. Khi nền văn minh Ấn Độ tràn vào, chữ Melayu cổ vẫn tồn tại song song cùng với các loại chữ của Ấn Độ, nhưng nó được Ấn hóa làm phong phú hơn nhiều. Hai loại chữ của Ấn Độ là Prengari và Pallava được thế giới Melayu tiếp nhận rất tích cực [29;23 – 24].

Bi ký đầu tiên của chữ viết Mã Lai được tìm thấy vào khoảng năm 683 sau Công nguyên, thuộc quốc gia cổ đại Srivijaya. Ở đó xuất hiện bi ký cổ là Truyện

Srirame. Dưới thời vương triều này được coi là đã từng tồn tại một nền văn học

bằng chữ Melayu cổ. Theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, trước khi Hồi giáo vào, quần đảo Melayu là nơi sản sinh ra các sáng tác viết bằng tiếng Melayu cổ (theo hai loại chữ Ấn Độ nói trên) và tiếng Sanskrit.

Trên bán đảo Malaya, chữ viết còn được tìm thấy tại Takuapa, không xa bức tượng Vishnu của Khao Phra Narai ở miền Nam Thái Lan. Đó là một dòng chữ ngắn chỉ ra rằng một hồ nhân tạo được đặt tên Avaninaranam được đào bởi Nangur

Udaiyan, người sở hữu một lãnh địa quân sự tại Nangur, nổi tiếng với khả năng của

mình như một chiến binh, và hồ đó được đặt dưới sự bảo vệ của các thành viên của

Manikkiramam sống trong các doanh trại quân đội [62; 22].

Một tấm bi ký vào năm 779 đã được tìm thấy ở Lingor trên bán đảo Malaya. Nó đề cập đến các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia Tamil và Malaya. Trong Kedah cổ đại, có một dòng chữ được tìm thấy bởi Tiến sĩ Quaritch Wales. Đây là một thanh đá hình chữ nhật có khắc chữ, kể về một nhân vật người Ấn Độ tên là Dharmma sống ở thế kỷ thứ IV.

Vào năm 1845, một tài liệu của Đại tá James Low, một sĩ quan quân đội Anh, ghi lại chữ khắc cổ đại ông tìm được ở Cherok Tokun, có thể thuộc Vương

quốc cổ xưa Kadaram, phát triển mạnh ở phía bắc Malaysia từ thế kỷ thứ V – VI. Trong nhật ký của mình, Low ghi lại những gì ông tìm được là “một nhóm bảy chữ khắc”, được cho là trong kịch bản Pallava và được viết bằng chữ Phạn. Tuy nhiên, theo bản dịch năm 1848 của J. Laidlay, ông cho rằng, các dòng chữ này trong thực tế viết bằng tiếng Pali – một ngôn ngữ cổ của tiểu lục địa Ấn Độ.

Nền văn hóa của Srivijaya đi liền sau ảnh hưởng chính trị của nó. Nó ủng hộ Phật giáo và truyền bá ngôn ngữ Malay, khiến nó trở thành ngôn ngữ chủ yếu không chỉ ở phần lớn đảo Sumatra, mà còn cả ở bán đảo Malaya. Các sử gia tin rằng, Srivijaya đã đặt nền móng cho việc sử dụng tiếng Malay như một ngôn ngữ chung trên trên toàn khu vực quần đảo, và là quốc ngữ cho Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore ngày nay [25; 37].

Như vậy, nền văn minh Ấn Độ đã có đóng góp to lớn, là nền tảng hình thành nên hệ thống ngôn ngữ Melayu, chuyển tải những giá trị văn học bất thành văn cũng như nền văn học viết của cư dân Mã Lai đa đảo.

1.3.4. Ảnh hưởng về văn học

Từ khi người Ấn đặt chân lên thế giới hải đảo, văn học Malaya chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ, đặc biệt là hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana có sức sống lâu dài trên bán đảo này. Nhưng sự ảnh hưởng đó không

diễn ra trực tiếp mà gián tiếp thông qua văn hóa trung gian Giava.

Ở thế giới Melayu, câu chuyện bắt nguồn từ sử thi Ramayana của Ấn Độ có tên gọi là Hikayat Seri Rama. Hikayat này tồn tại trong nhiều dị bản khác nhau ở nhiều chi tiết (đôi khi cả bố cục) và khác bản gốc của Valmiki. Có bản phần mở đầu khác, nhưng nội dung chính vẫn đi theo cốt truyện thông thường của Ramayana.

Đặc biệt, bản lưu truyền trong dân gian được ghi lại ở Perak thì Sita và Rama tắm trong hồ và biến thành khỉ. Tuy sau đó họ được Laksamana biến trở lại thành người, nhưng nàng Sita vẫn sinh ra một con trai trong bộ dạng khỉ và trở thành vua khỉ. Mặc dù vậy, cốt truyện vẫn xoay quanh chuyện quỷ Rawana bắt cóc nàng Sita và việc cứu nàng [29; 25].

Từ bản trường ca Mahabharata của Ấn Độ là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm văn học Melayu ra đời, như Truyện Panđava, Truyện về cuộc chiến tranh

của Panđava Jaya, Truyện Panca Lima, Truyện Sang Samba, Truyện Maharaja Ravana. Các truyện này chỉ lấy ra một phần nhỏ, trích đoạn giữa cuộc chiến tranh

giữa anh em Panđava và Korava và được lưu truyền với nhiều dị bản khác nhau [29;26].

Ngoài các truyện lấy từ nguồn cảm hứng của hai bộ sử thi của Ấn Độ, ở Melayu giai đoạn này còn có những câu chuyện kể mang nặng yếu tố Ấn Độ giáo. Đó là truyện Marakarma, Lang Lang Buana….

Trong kho tàng truyện cổ Mã Lai, nổi bật lên là truyện cổ về động vật. Truyện cổ về động vật trải qua nhiều thế kỷ được ghi chép lại dưới ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, có những truyện hao hao giống như Jakata, Panchatantra, Đại

dương truyện của Ấn Độ. Nhân vật trong truyện kể về động vật thường là con hươu,

chạy thi với loài sên bị thua, nhưng lại thắng hổ trong nhiều phen đấu trí, lại làm quan tòa xử kiện và đánh lừa cả ông chủ trồng mía. Những chuỗi truyện kể về con hươu (Pelanđuk ở Malaysia, Canchi ở Inđônêxia) rất phổ biến trong các dân tộc khác nhau ở Đông Nam Á hải đảo và lan sang cả vùng bán đảo Đông Dương.

Bên cạnh truyện kể về động vật, ở Malaya còn phổ biến mô típ truyện về những nhân vật thông minh, láu lỉnh, những tay đại bịp. Đó là những nhân vật chính nổi tiếng với tên gọi Pak Belalang, Silunchai. Loại truyện này giống với truyện

Biban của Ấn Độ, Thằng Cuội ở Việt Nam, Lađang ở Inđônêxia, Alêu của người

Khmer.

Văn học thành văn của người Melayu chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ và văn học Giava. Theo R. Vinxtet, bản Ramayana đầu tiên trong số các dị bản được làm ra ở Patani dưới dạng kịch, rồi chuyển sang dưới dạng biểu diễn rối bóng thịnh hành ở Giava trước thời Môjôpahit. Về sau, nó du nhập sang bán đảo Malacca, Thái Lan, Campuchia và nhiều nơi khác ở khu vực Đông Nam Á.

Dù dưới hình thức nào, các tác phẩm văn học của Melayu giai đoạn này cũng mang nặng tinh thần, tư tưởng Phật giáo và Hinđu giáo rõ nét. Sự sống không chỉ

tồn tại trên mặt đất, mà nó còn có ở trên trời và trong lòng đất. Thần linh và quỷ dữ có thể hóa thân thành người để can thiệp vào cuộc sống của con người trần tục. Con người được sinh ra rồi lại chết đi để được đầu thai vào kiếp khác theo vòng luân hồi. Cuộc đời của mỗi con người đều do các thần linh định đoạt. Nhưng cuộc sống luôn là sự đấu tranh giữa cai thiện và cái ác, cuối cùng thì cái thiện cũng chiến thắng và mọi câu chuyện đều có kết cục hướng về những điều tốt đẹp.

Đến thế kỷ XIV, cùng với sự du nhập của Hồi giáo qua vai trò chủ yếu của người Ấn Độ, văn học Ả rập – Ba Tư cũng tràn vào cộng đồng Melayu. Tuy nhiên, văn hóa Hồi giáo không để lại dấu ấn sâu đậm như văn hóa Ấn Độ. Từ thế kỷ XIV, trung tâm văn học Mã Lai chuyển sang Hồi quốc Malacca – một trung tâm buôn bán và giao lưu sầm uất với Trung Quốc, Ấn Độ, Giava. Trong suốt bốn thế kỷ sau đó, văn học cung đình phát triển khá mạnh. Nhiều câu chuyện về các vị vua chúa ra đời. Đặc biệt, khi nhà nước Malacca của người Melayu phát triển rực rỡ, nhiều tác phẩm văn học ra đời phản ánh sự hưng thịnh của vương triều này. Nổi tiếng nhất là tác phẩm khuyết danh Truyện sử Mã Lai. Tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ Mã Lai, có nhiều từ vay mượn của tiếng Giava, Tamil và Phạn ngữ. Đây là tác phẩm văn học mang bản sắc Hồi giáo, có nội dung ca ngợi Đức Thánh Allah và Thiên sứ Mohamad, tuyên truyền và đề cao tư tưởng Hồi giáo. Tác phẩm còn kể về cuộc sống của các vị vua Malacca và các cận thần, cuộc sống cung đình, lễ nghi….

Những tác phẩm lấy cốt truyện từ Ấn Độ và Giava có Chekel Vaneng Pati (thế kỷ XV), Truyện kể về Pandi Sêmirang, Truyện về Đama Vulan, Truyện về

Inđra Putra, Truyện về Maharatgia Puapaviratgia….

Có thể thấy rằng, văn học Melayu dù phát triển qua nhiều giai đoạn nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc riêng của mình trên ba phương diện:

Thứ nhất, duy trì các yếu tố dân gian và bản địa trong các sáng tác.

Thứ hai, tiếp nhập các yếu tố văn hóa Ấn Độ, Java, Ả Rập – Ba Tư một cách chọn lọc, dân gian hóa và bản địa hóa các yếu tố ấy, làm cho chúng hòa nhập được vào hệ thống văn học của dân tộc và trở thành của mình.

Thứ ba, các thể loại mới và độc đáo ra đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn học Melayu Trung đại [29; 34].

1.3.5. Ảnh hưởng về nghệ thuật

Cũng như các giá trị văn hóa khác, các loại hình nghệ thuật của Ấn Độ đều mang màu sắc của tôn giáo. Tất cả các phong cách nghệ thuật đó ít nhiều ảnh hưởng đến bán đảo Malaya và khu vực Đông Nam Á nói chung. Theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh: “Nghệ thuật Ấn Độ đã có một ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đối với nền nghệ thuật của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ trung đại. Ảnh hưởng này sâu sắc tới mức mà có lúc người ta đã xem nghệ thuật của các quốc gia vùng này như là một nền nghệ thuật tái sinh của nền nghệ thuật Ấn Độ” [21; 52].

- Kiến trúc và điêu khắc:

Một đóng góp to lớn của Hinđu giáo và Phật giáo đối với Đông Nam Á nói chung, với bán đảo Malaya nói riêng, đó là một nền nghệ thuật phát triển rực rỡ với các công trình kiến trúc Hinđu giáo, Phật giáo và một kho tàng đồ sộ các kiệt tác của nền nghệ thuật điêu khắc tượng tròn, phù điêu, cùng vô vàn các đồ thờ cúng khác.

Những cuộc khai quật ở Kedah trên bán đảo Malaya đã khám phá ra những nền móng của một số cấu trúc gạch và cấu trúc đá ong. Các cấu trúc đá ong, tuy hoàn toàn bằng dá nhưng vẫn để lộ ra dấu ấn kỹ thuật tương tự như kỹ thuật xây gạch. Một số nhà nghiên cứu đã cho thấy sự tương đồng của kỹ thuật xây dựng giữa Sumatra với một số dạng kiến trúc (vimana) ở miền Nam Ấn Độ.

Những ngôi chùa bằng gạch nung và bằng đá được xây dựng ở Wellesley và Kedah vào thế kỷ IV hoặc V thì giống với những ngôi chùa ở Ấn Độ. Theo R.C. Majumdar, đại tháp Nakhon Sri Dharmarat và một số chùa hang quanh nó bị ảnh hưởng bởi trường phái Vengi và Amaravati ở Ấn Độ.

Hầu hết các pho tượng Bồ Tát được tìm thấy ở Java và trên bán đảo Mã Lai đều rất gần gũi với nghệ thuật Ấn Độ ở cách xử lý trang phục trang sức, ở các chủ đề, ở kỹ thuật thể hiện. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã gọi giai đoạn này là giai đoạn Ấn – Java. Tuy nhiên, trên những pho tượng đó, yếu tố Java cũng được

thể hiện đậm nét với những hình khối mềm mại, tỷ lệ hài hòa và những động thái cử chỉ cân bằng chừng mực.

Ngoài đảo Java, trên đảo Sumatra và bán đảo Mã Lai, người ta cũng phát hiện được nhiều pho tượng mang phong cách trên. Trong số đó, đáng lưu ý nhất là những pho tượng Bồ Tát mang vẻ độc đáo theo trường phái Srivijaya trên bán đảo Mã Lai vào thế kỷ thứ VIII [47; 137]. Đó là những pho tượng phần lớn bằng đồng, lấy cảm hứng từ điêu khắc Ấn Độ nhưng được lý giải theo tinh thần Indonesia. Bồ Tát được thể hiện dưới hình thức một hoàng tử, với những đồ trang sức và trang phục cực kỳ phong phú, mái tóc tết cao và xen kẽ những đồ trang sức rực rỡ, cầu kỳ. Nét mặt thì rất thanh tú và thân hình đặc biệt mềm mại dưới những lớp quần áo mỏng và nhẹ.

Ngoài những pho tượng Phật giáo tại bán đảo Mã Lai, người ta còn phát hiện được nhiều pho tượng Ấn Độ giáo. Trong đó, nhiều nhất là những pho tượng thần Visnu. Những pho tượng Ấn Độ giáo bằng đồng thể hiện chất liệu kém hơn những pho tượng đồng của Phật giáo, nhưng những pho tượng đá lại có chất lượng đáng kể. Những pho tượng Visnu là những mẫu hình đẹp nhất. Các pho tượng đều có 4 cánh, nghệ thuật tạo hình khối cũng hết sức tỉ mỉ và đầy diễn cảm.

- Nghệ thuật diễn xướng:

Trên cơ sở tín ngưỡng vạn vật hữu linh, người Mã Lai sớm tiếp thu Phật giáo và đặc biệt là Hinđu giáo. Việc thực hiện các nghi lễ thờ cúng Siva đã tạo nên nền tảng của nghệ thuật diễn xướng, mà trong đó Ramayana, Mahabharata và Jakata đóng vai trò cốt lõi của kịch bản.

Đến đầu thời Vương triều Malacca (1402 – 1403), nghệ thuật diễn xướng của khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và chủ nghĩa vạn vật hữu linh. Khi Hồi giáo được truyền bá vào thì nó khó thay thế được nghệ thuật ấy bởi nó đã ăn sâu bám rễ vào đời sống tinh thần của dân chúng trên bán đảo Malaya.

Nghệ thuật Hồi giáo nói chung và sân khấu nói riêng, đã thâm nhập vào Đông Nam Á vào khoảng thế kỷ XIII, XIV chủ yếu thông qua người Ấn. Cho nên nghệ thuật Hồi giáo vào Đông Nam Á là nghệ thuật Ấn – Hồi, tức là có sự pha trộn

của Hồi giáo và Hinđu giáo. Thế giới Malay vốn đã tiếp nhận và chỉnh biên nghệ thuật Ấn Độ giáo và Phật giáo từ trước, đến thế kỷ XV, XVI lại ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật Ấn – Hồi theo tâm thức riêng của họ.

Có lẽ loại hình sân khấu được biết đến nhiều nhất của Malaysia là wayang kulit, một dạng múa rối bóng. Wayang kulit là bộ môn tiêu khiển được ưa chuộng

vào buổi tối. Enang – tức là người điều khiển rối, vừa tạo các cử động phức tạp của

các con rối vừa hát trong suốt buổi diễn, thường là kéo dài khoảng vài giờ. Wayang kulit lấy cảm hứng từ Ramayana, một loại anh hùng ca Hindi với những mẩu

chuyện bất tử. Trong tuồng tích của wayang kulit, người ta đưa vào hàng loạt nhân vật người Java và người Malay, và rồi đặt những nhân vật tốt đối đầu với những nhân vật xấu trong một bối cảnh rất kinh điển. Trong những câu chuyện như vậy, cuộc chiến giữa những chiến binh là thú vật, người khổng lồ, ma quỷ, hoàng tử và thầy tu cứ thế kéo dài cho hết buổi diễn trong bầu không khí anh hùng ca sôi nổi.

* Tiểu kết chương 1:

Bán đảo Malaya là một bộ phận thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo, có vị trí thuận lợi, là trạm dừng chân cho các tàu thuyền từ Ấn Độ Dương đi vào khu vực Biển Đông, đến vùng Đông Bắc Á. Vì vậy, nơi đây sớm trở thành nơi giao lưu, tiếp xúc của nhiều nền văn hóa và là nơi sớm có những hoạt động thương mại phát triển. Bên cạnh đó, bán đảo Malaya còn là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và đa dạng. “Cơn khát vàng” đưa đến hệ quả là sự xuất hiện từ rất sớm những đoàn thám hiểm và thương nhân từ nhiều nước đến khu vực vừa để khám phá, vừa để giao thương. Trong số đó, người Ấn Độ là một trong những cư dân có mặt sớm nhất trên bán đảo.

Trên thực tế, người ta chưa tìm được những bằng chứng chính xác nhất về mốc thời gian mà người Ấn đặt chân lên bán đảo, cũng như việc ghi chép một cách

có hệ thống về những dấu vết của người Ấn trước thời kỳ thuộc Anh. Nhưng có thể,

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 34 - 42)