Công nghiệp, thương mại và tài chính

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 59 - 63)

B. NỘI DUNG

2.2.1.4. Công nghiệp, thương mại và tài chính

người trung gian Ấn Độ dường như là một “liên kết không thể thiếu” giữa các ngư dân Malay và người tiêu dùng. Tiền thu được từ các cổ phần kinh doanh cá ở Penang thường xuyên được các “vua cá” đầu tư vào những tiến bộ kỹ thuật cho các ngư dân Malay, để họ có thể duy trì các cổ phần và sử dụng cho việc mua sắm các thiết bị đánh cá khác. Sau đó, những “vua cá” thu lại chi phí bằng cách mua sản lượng đánh bắt đánh bắt được với mức giá ưu đãi nhất. Người Ấn Độ cũng đa phần là các nhà bán lẻ cá, đặc biệt là ở Penang.

Tuy nhiên, số lượng người Ấn tham gia vào lĩnh vực này ngày càng giảm. Năm 1957, chỉ còn 446 người Ấn Độ trong tổng số 66.200 người tham gia vào ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Malaya, so với hơn 1.500 người năm 1896 [60; 170]. Nguyên nhân chủ yếu là họ vấp phải sự cạnh tranh của người Trung Quốc cũng như sự hấp dẫn của việc sản xuất cao su và các hoạt động kinh tế khác. Hơn nữa, gần như tất cả các doanh nghiệp của người Ấn Độ thường có quy mô nhỏ; hoặc nếu là ngư dân thì họ thường sử dụng những thuyền nhỏ nên hạn chế các hoạt động đánh bắt xa bờ.

2.2.1.4. Công nghiệp, thương mại và tài chính- Công nghiệp: - Công nghiệp:

Thực hiện chính sách vơ vét nguyên liệu và đầu tư ở Malaya, từ năm 1896, chính quyền thực dân Anh thi hành luật ruộng đất, tuyên bố ruộng đất ở Malaya đều thuộc quyền sở hữu của người Anh, chỉ có thương lượng với chính phủ Anh thuê đất thì mới được quyền sử dụng. Từ đó, thực dân Anh chiếm đất lập đồn điền, khai mỏ và đầu tư bóc lột nhân dân. Từ năm 1910, Anh nắm quyền khai mỏ thiếc và luyện thiếc.

Thiếc là một nguồn lợi thiên nhiên rất giàu có ở Malaya, trữ lượng lớn vào bậc nhất thế giới. Quặng thiếc nằm hầu như ngay trên mặt đất, không sâu quá 50 – 100 thước Anh, nên việc khai thác hết sức thuận lợi. Hàm lượng thiếc chiếm tỷ lệ rất cao, đến 72% trong quặng. Thiếc trở thành hàng chiến lược của Anh để cạnh tranh với Mĩ. Hầu hết thiếc của Malaya đều xuất sang Mĩ. Năm 1909, Anh ra lệnh

cấm các công ty nước ngoài, đặc biệt là công ty Mĩ luyện thiếc ở Malaya. Anh độc quyền trong việc khai thác thiếc ở Malaya và tư bản Mĩ buộc phải mua quặng thiếc của Anh [43; 409].

Sản xuất thiếc đã trở thành ngành công nghiệp khai thác khoáng sản quan trọng nhất của Malaya. Nếu như trước đây, người Hoa độc quyền trong ngành sản xuất thiếc trên bán đảo này, thì với sự can thiệp của người Anh, việc đầu tư vốn, thiết bị, xây dựng và mở rộng các mỏ xưởng mới trở nên áp đảo, đẩy người Hoa xuống vị trí thứ hai. Các mỏ mới của người Anh có thiết bị kỹ thuật và tổ chức khai thác tiên tiến nên sản lượng thiếc của Malaya ngày càng chiếm ưu thế không những trong khu vực mà trên cả thế giới. Năm 1895, các bang phía Tây Malaya đã khai thác được 55% sản lượng thiếc thế giới [33; 282]. Đến năm 1938, năm bình thường cuối cùng trước đại chiến thế giới lần thứ hai, Malaya vẫn sản xuất được 29% sản lượng thiếc của thế giới và có sản lượng là 100.000 tấn/năm [33; 209].

Ngoài ngành công nghiệp sản xuất thiếc, các công nghiệp khai thác quặng sắt, than đá cũng chiếm một vị trí tương đối, và ở một mức độ thấp hơn là các ngành khai thác bô xít, vàng, than non, mangan, và đá granite để xây dựng. Anh còn lũng đoạn quyền khai thác các mỏ vàng, vônphram, than đá…. Số lượng than đá xuất khẩu của Mã Lai đầu thế kỷ XX mỗi năm đạt khoảng 50.000 tấn trong tổng sản lượng 300.000 tấn [43; 409].

Trong lĩnh vực này, cho đến năm 1900, trừ một vài người Ấn Độ theo đạo Sikh, hoạt động khai thác thiếc tại Malaya do người Trung Quốc chiếm ưu thế. Nhưng người Ấn Độ cũng đã bắt đầu được sử dụng trong quá trình điều khiển động cơ, lính cứu hỏa, thợ mỏ, đứng máy…, sau khi máy móc ra đời vào đầu thế kỷ này. Việc sử dụng lao động Ấn Độ ngoài người Sikh trong khai thác thực tế đã bắt đầu với sự ra đời của các thiết bị phức tạp và hệ thống đường ray xe lửa trong các hoạt động khai thác khoáng sản, điều đó đã giảm đi đáng kể sự nhàm chán trong công việc khai thác mỏ.

Sau khi những máy móc hiện đại ra đời, nhiều người châu Âu trở nên ưa thích lao động Ấn Độ, đặc biệt là người Tamil. Bởi họ vận chuyển quặng chủ yếu

bằng đầu và do đó, họ có thể tải lâu trong lúc chờ vận chuyển. Ngược lại, lao động Trung Quốc vận chuyển trên vai nên phải liên tục chuyền cho những người thợ khác. Hơn nữa, thông qua sự tham gia của lao động Ấn Độ, những người chủ châu Âu thấy được, họ không chỉ là lao động rẻ hơn mà còn dễ quản lý hơn, và đồng thời cho phép người châu Âu phá vỡ sự độc quyền của người Trung Quốc trong khai thác mỏ.

Tuy người châu Âu mở rộng khai thác mỏ và sử dụng lao động Ấn Độ là chủ yếu, nhưng người Trung Quốc không bao giờ bị mất ưu thế của mình trong nghề khai thác thiếc. Đến năm 1957, người Trung Quốc chiếm khoảng 68% với 38.000 công nhân trong ngành công nghiệp thiếc, thì người Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 15% [60; 171].

Cũng như ngành công nghiệp thiếc, người Ấn Độ chỉ đóng một vai trò thứ yếu trong các ngành công nghiệp khai khoáng khác, ngoại trừ ngành than đá và khai thác đá. Năm 1957, người Ấn Độ chiếm 53% với khoảng 800 người lao động làm việc trong ngành khai thác than và cũng chiếm một phần đáng kể trong các nhân viên kỹ thuật và hành chính. Nhưng nhu cầu giảm dần từ những năm sau chiến tranh do việc sử dụng dầu làm nhiên liệu chủ yếu cho động cơ xe lửa và các hoạt động khác nên những mỏ than cuối cùng đã bị đóng cửa vào năm 1959 [60; 171].

Sản xuất dầu mỏ và khí đốt là ngành công nghiệp ra đời muộn nhưng ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là ngoài khơi bờ biển phía đông của bán đảo. Toàn bộ quyền thăm dò và khai thác các nguồn lực trao cho Petronas – Công ty dầu khí quốc gia được thành lập vào năm 1974. Người Ấn Độ tham gia rất ít vào ngành công nghiệp này, chưa nói đến việc bị hạn chế gần như hoàn toàn, trừ một số ít các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật.

Ngoài ra, có vài người Ấn Độ làm việc trong ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu là sản xuất sợi, dệt. Nhưng hoạt động của họ lại phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ miền nam Ấn Độ.

- Thương mại và tài chính:

Trong lĩnh vực thương mại và tài chính của nền kinh tế Malaya, mặc dù phần lớn bị chi phối bởi vốn của người châu Âu và Trung Quốc, nhưng người Ấn Độ cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Năm 1931, khoảng 12% người Ấn Độ trong tổng số 212.000 người hoạt động trong các ngành nghề thương mại và tài chính trong nước. Đến năm 1957, số lượng người Ấn Độ tham gia vào các hoạt động này tăng lên gần 16% trong tổng số 317.000 người. Vai trò của người Ấn Độ ngày càng tăng được phản ánh trong số lượng người chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực kinh doanh của đất nước ngày càng nhiều. Năm 1931, chỉ 5,6% người Ấn Độ sống tại Malaya được liệt kê hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Tỷ lệ này tăng lên 10,1% năm 1947 và 13,4% năm 1957, trong khi hiện nay nó có thể cao hơn 25% [60; 174].

Cũng giống như người Trung Quốc và người Malay, một số lượng lớn các công ty kinh doanh tư nhân đã được người Ấn Độ thành lập và điều hành. Không có con số thống kê cụ thể về lượng vốn chính xác mà người Ấn Độ đầu tư tại Malaya, nhưng chắc chắn nó thực sự không đáng kể. Năm 1951, theo điều tra của tổ chức S.O.K. Ubaidulla, sau đó là Phòng thương mại Ấn Độ tại Malaya, ước tính lượng vốn người Ấn đầu tư vào Malaya khoảng 666 triệu M$, trong đó có khoảng 75% được sở hữu bởi người Chettiars. Vốn đầu tư của người Ấn Độ tại Malaya dưới hình thức đồ trang sức và tiền mặt. Hàng năm, vẫn có một lượng tiền mặt khá lớn chảy về Ấn Độ. Chỉ tính riêng từ giữa năm 1937 và năm 1947, tổng số thu nộp về Ấn Độ của người Ấn tại Malaya lên tới 106,3 triệu rupee, tương đương với M$ 66.000.000, tính trung bình mỗi năm vào khoảng 5,5 triệu M$. Trong những năm 1950, mặc dù tình hình chính trị bất ổn do phong trào đòi độc lập, nhưng lưu lượng tiền chuyển về Ấn Độ thậm chí còn cao hơn những năm trước đó. Trong năm 1951, theo điều tra của tổ chức S.O.K Ubaidulla, 29 triệu M$ đã được người Ấn tại Malaya chuyển về nước mình. Tuy nhiên, sau khi bán đảo Malaya giành được độc lập, cùng với việc hạn chế di cư từ Ấn Độ thì lượng vốn được đưa về trong nước cũng giảm hẳn [60;174 – 175].

Phần lớn lượng vốn được người Ấn Độ đầu tư vào đất đai, nhưng một số tiền tương đối cũng đổ vào các hoạt động bán buôn, bán lẻ, và một phần nhỏ là việc thành lập các doanh nghiệp với quy mô lớn. Ví dụ, các công đoạn của ngành thương mại dệt may trong khu vực châu Á vẫn được kiểm soát bởi phần lớn các thương gia Ấn Độ tại Singapore, mà chủ yếu là những người Sindhi và Punjab. Ngoài ra, người Ấn ở Malaya còn kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, và đặc biệt cho vay lãi. Năm 1947, có khoảng 62% người Ấn Độ với 974 người là các chủ nợ và chủ tiệm cầm đồ ở Malaya, nhưng số lượng người kinh doanh trong các lĩnh vực này giảm dần trong những năm sau đó [60; 175].

Chiếm đa số trong lĩnh vực cho vay lãi là người Chettiars, mặc dù một bộ phận người Sikh cũng tham gia vào hoạt động này. Những hoạt động kinh doanh của các chủ nợ người Chettiar là nguồn gốc chính dẫn đến sự ra đời hệ thống tín dụng trung và dài hạn tại Malaya cho đến việc hình thành các ngân hàng hiện đại và sự hợp tác phát triển của hai ngành này.

Khi Nhật Bản thay thế người Anh chiếm đóng bán đảo Malaya, không riêng ngành thương mại và tài chính, mà tất cả các hoạt động kinh tế của người Ấn Độ đều sụt giảm, cùng với sự suy giảm của lực lượng lao động Ấn Độ tại Malaya.

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 59 - 63)