Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 63 - 64)

B. NỘI DUNG

2.2.1.5. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Để có thể vơ vét tài nguyên ngày càng nhiều, từ năm 1885, thực dân Anh bắt đầu xây dựng đường sắt từ Taiping đến Oenđơ và sau đó ở ven biển phái Tây. Nhiều đường sắt nối liền các cảng với trung tâm mỏ thiếc chạy từ Bắc tới Nam, đến năm 1909, kéo dài đến Singapore. Đường giao thông ở Malaya phát triển một cách nhanh chóng nhằm chuyển nhanh tài nguyên từ các hầm mỏ, đồn điền cao su đến các cảng để bán ra thị trường thế giới.

Người Ấn Độ đã đóng một vai trò nổi bật, thường chiếm ưu thế trong hầu hết các giai đoạn phát triển của giao thông vận tải và hệ thống thông tin liên lạc Malaya hiện đại, đặc biệt là đường sắt, đường bộ, và các mạng lưới viễn thông. Trong số này, họ không chỉ là người lao động chính, mà cùng với những người Tamil Sri

Lanka, họ chiếm số lượng lớn với tư cách là những nhân viên văn phòng, hành chính, và kỹ thuật.

Sự liên kết của các tổ chức lao động Ấn Độ với các công ty đường sắt Malaya được thực hiện từ trước những năm 1880. Chính phủ Malaya đã thông qua kế hoạch nhập khẩu lao động Ấn Độ trên một quy mô đáng kể để giảm bớt tình trạng các công trình giao thông buộc phải tạm dừng xây dựng bởi thiếu lao động sau vụ Taiping năm 1882. Đến năm 1900 tất cả các công trình đường sắt được thực hiện chủ yếu bởi lao động Tamil [60; 172].

Các vị trí kỹ thuật, hành chính, nhân viên và văn phòng trực thuộc hệ thống đường sắt cũng chủ yếu do người Tamil, nhưng chủ yếu đến từ Sri Lanka hoặc Jaffna đảm nhận. Còn cảnh sát, bảo vệ đường sắt thường là một người Ấn Độ, nhưng gần như hoàn toàn là người Sikh và những “người Punjab” khác.

Bắt đầu từ những năm 1930, nhưng đặc biệt là trong những năm sau chiến tranh, vị trí của người Ấn Độ trong hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc của Malaya đã suy giảm tương đối, do chính sách khuyến khích người Malaya tham gia vào dịch vụ này của chính phủ. Tới năm 1970, tỷ lệ lao động Ấn Độ làm việc trong ngành đường sắt chỉ còn dưới 50% tổng số lao động trong ngành này, và họ đã mất đi sự độc quyền của những năm 1900 [60; 173].

Giao thông cá nhân và thông tin liên lạc phần lớn do Trung Quốc đảm nhận, mặc dù trong lĩnh vực này cũng có một số ít những người Ấn Độ tham gia nhưng không nhiều như lao động đường sắt, nhưng đa số họ là chủ sở hữu và người điều khiển xe tải, xe buýt, taxi và tàu thuyền.

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 63 - 64)