B. NỘI DUNG
1.3.1. Ảnh hưởng về chính trị
Hệ thống quan niệm về nhà nước – vương quyền lấy vua làm trung tâm đã tạo rường cột cho xã hội Malay. Các vương quốc Malay thường không có biên giới rõ ràng, mà chỉ định ước mơ hồ dựa vào tên sông, tên núi. Do đó quan niệm về biên cương gắn liền với vai trò, uy tín của vua trị vì. Biên cương càng được mở rộng nếu sức mạnh và uy tín của vua lớn, đủ sức thuần phục được nhiều thủ lĩnh địa phương, bởi ở những tiểu vương quốc, triều đình chỉ đóng ở trung tâm. Chỉ khi có một
vương quyền hùng mạnh thì mới đảm bảo tính thống nhất quốc gia lãnh thổ. Chính vì vậy, mỗi nhà vua được thần thánh hóa thành những con người có nguồn gốc thiêng liêng, có sức mạnh và đức độ. Trong thời kỳ ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, quan niệm Vua – Thần trở thành bệ đỡ cho vương quyền.
Quan niệm về nhà nước Malay truyền thống hình thành từ thời ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Do sức mạnh của Phật giáo mà văn minh Ấn Độ sớm xâm nhập vào bán đảo. Tuy nhiên, khi các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành thì quan niệm vương quyền Hinđu giáo lại được lựa chọn để làm chỗ dựa cho giai cấp thống trị, mà quyền lực cao nhất nằm trong tay một ông vua chuyên chế. Dấu ấn Hinđu thể hiện rất đậm nét từ vương hiệu đến thể chế, lễ nghi, thậm chí cho đến tận ngày nay vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến những lễ lạt truyền thống của nhà nước cũng như cuộc sống thường nhật của các vua Malaysia. Nổi bật nhất là quan niệm Vua – Thần. Trong đó, vua được coi là hóa thân từ các vị thần linh Hinđu từ thế giới núi thần Meru [21; 66].
Theo truyền thuyết của người Perak, tổ tiên của các Sultan Perak là hậu duệ của Raja Suran. Khi họ xuống núi Meru thì ngọn núi trở nên vàng rực, vì những bông lúa biến thành vàng, còn những thân cây lúa biến thành bạc. Khi Hồi giáo xâm nhập vào khu vực này, vua còn có dòng dõi cao quý của Alexander đại đế của Macedonia, Kinda Hindi của Ấn Độ và Nurshirwan xứ Ba Tư. Do có dòng dõi cao quý như vậy, các vị vua Malay được xem là những người có sức mạnh siêu phàm. Tất cả những gì liên quan đến vua đều cao quý và thiêng liêng, sự có mặt của vua mang đến điều tốt lành, thậm chí máu của vua cũng không giống máu của người thường mà có màu trắng [21; 66].
Để tạo uy tín cho vương quyền, các triều đại Malay còn xây dựng một hệ thống các biểu tượng thiêng như lễ nghi, trang phục, âm nhạc và các biểu trưng vương quyền khác. Vương phục chiếm vị trí quan trọng nhất, thông thường bao gồm kiếm keris, giáo nhọn và lọng. Âm nhạc cũng là biểu tượng khẳng định vương quyền. Triều đình Malay, mỗi khi tiến hành các lễ lạt lớn đều chơi nhạc nobat, đặc
nguồn gốc từ thần thánh, nên nó có sức mạnh siêu nhiên. Mỗi lần nhà vua đi đến đâu cũng có một đội chơi nhạc nobat đi kèm. Thậm chí, khi nghe tiếng nhạc nobat nổi lên, mọi người phải đứng nghiêm kính cẩn chào đón như có sự xuất hiện của nhà vua [21; 67].
Với ảnh hưởng sâu sắc về quan niệm Vua – Thần của phái Siva giáo, từ thế kỷ II, hàng loạt các tiểu quốc đã ra đời trên bán đảo Malaya. Những quốc gia này không phụ thuộc Ấn Độ về mặt chính trị, nhưng nền tảng của chúng đều được căn cứ trên các quan điểm quý phái của Ấn Độ về vương quyền và việc tổ chức xã hội. Trong tổ chức xã hội ấy, vua là người có quyền lực tối cao; vua và triều đình gồm có các nhà quý tộc ở kinh đô, được phân biệt rõ rệt với đám đông dân chúng.