Sự thành lập cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya là hệ quả của chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 107 - 108)

B. NỘI DUNG

3.2. Sự thành lập cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya là hệ quả của chủ nghĩa

nghĩa thực dân

Đặc điểm khác biệt lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Anh so với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan, là sau khi xâm chiếm được bán đảo Malaya thì người Anh đã thực hiện chính sách cho phép tự do phát triển kinh tế, đặc biệt là thương nghiệp. Cùng với lợi thế về địa lý của khu vực đã biến Malaya thành nơi thu hút thương nhân các nước đến buôn bán và đồng thời, mở cửa cho những dòng nhập cư mới của cư dân đến từ nhiều nước, mà chủ yếu là người Trung Quốc và người Ấn Độ.

Cùng với chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa, các đồn điền chè, cà phê, dầu cọ… mọc lên như nấm. Đặc biệt, cơn sốt về cao su từ sau khi người ta chế tạo ra ô tô đã khiến cho diện tích đồn điền cao su tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 1922, nếu như diện tích trồng lúa toàn Malaya chỉ có 199.000 mẫu Anh, thì diện tích trồng cao su tăng đến con số 1.178.000 mẫu Anh, gấp 6 lần diện tích đất trồng lúa [33; 208]. Malaya trở thành nước sản xuất mủ cao su lớn nhất thế giới. Sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, nhất là sự ra đời của các đồn điền, đặc biệt là đồn điền cao su, đã đặt ra một nhu cầu lớn về nhân công mà nếu chỉ tính riêng ở bán đảo Malaya thì không thể đáp ứng nổi. Trong khi người Malay và người Hoa không làm hài lòng những yêu cầu khá chặt chẽ của quá trình khai thác thuộc địa, thì người Ấn lại tỏ ra có nhiều ưu thế hơn hẳn. Đó là những lý do cho sự khởi đầu một dòng nhập cư lớn của người Ấn Độ vào bán đảo Malaya, mà chủ yếu là những người Tamil đến từ miền Nam Ấn Độ.

Để có một lực lượng lao động ổn định, chính quyền Anh ở Malaya đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền ở Ấn Độ, nhằm mục tiêu cao nhất là bóc lột triệt để nguồn nhân công rẻ mạt, phục vụ cho quá trình khai thác ở các thuộc địa. Điển hình như việc chính quyền Khu định cư Eo biển đã hợp tác với chính phủ Ấn Độ để thiết lập một trại di dân tại Negapatam ở Madras, đóng vai trò là nơi trung chuyển dân di cư từ Ấn Độ đến lao động ở Malaya. Ủy ban nhập cư Ấn Độ được thành lập năm 1907, một quỹ đầu tư nhập cư đã được tạo ra, hay việc tuyển dụng lao đông thông qua hệ thống kangany đã được thiết lập sau đó, tất cả đều nhằm phục vụ trực tiếp cho một dòng chảy ổn định người lao động từ Ấn Độ đến Malaya.

Có thể thấy rằng, việc nhập cư của một số lượng lớn người Ấn đến bán đảo Malaya là nhu cầu, đồng thời cũng nhận được sự hậu thuẫn trực tiếp của chính quyền thực dân. Nói như vậy, sự hình thành cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya cũng có thể được coi là con đẻ của chủ nghĩa thực dân. Bởi một câu hỏi đặt ra là, nếu không có sự có mặt của chủ nghĩa thực dân Anh ở nơi này, liệu có một dòng nhập cư lớn của người Ấn Độ đến bán đảo Malaya? Không có dòng nhập cư lớn đó, đương nhiên không thể có một cộng đồng người Ấn chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ cư dân trên bán đảo, mặc dù giai đoạn trước khi người Anh đặt chân đến đây, người Ấn đã tạo ra cho mình một cơ sở tương đối vững chắc trên bán đảo Malaya. Sự hình thành cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya cũng không khác biệt gì so với sự hình thành của cộng đồng nhỏ người Ấn Độ ở Miến Điện sau khi thực dân Anh xâm chiếm và thống trị nơi này. Bởi tất cả đều là hệ quả của chính sách thực dân ở thuộc địa.

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w