Nguồn gốc, thành phần dân tộc và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 73 - 77)

B. NỘI DUNG

2.2.3.1. Nguồn gốc, thành phần dân tộc và ngôn ngữ

Dân số Ấn Độ trên bán đảo Malaya được chia thành nhóm “người bản địa” và nhóm “người nhập cư”. Nhóm bản địa là những người được sinh ra tại Malaya, và nhóm nhập cư là những người được sinh ra ở nơi khác và đã di cư đến Malaya.

Đến năm 1947, một nửa trong số những người Ấn Độ tại Malaya là “người nhập cư”.

Người Ấn Độ di cư đến Malaya hiện đại với số lượng lớn, khoảng 4,2 triệu người rời khỏi đất nước Ấn Độ từ năm 1786 và 3 triệu người năm 1957. Đã có khoảng 1,2 triệu người nhập cư ròng trong thời gian này dường như đã bị xóa sổ bởi bệnh tật, mệt mỏi và suy dinh dưỡng, làm cho dân số Ấn Độ ở Malaya vào năm 1957 chỉ còn 820.270 người, trong đó 62,1% là “người bản địa” [60; 156]. Đa số người di cư Ấn Độ tại Malaya trong giai đoạn đầu chủ yếu là nam giới, phụ nữ trung bình chỉ chiếm khoảng ¼ số dân di cư hàng năm. Vào năm 1901, có khoảng 171 phụ nữ trên 1.000 nam giới ở Malaya [56; 9]. Số lượng phụ nữ Ấn Độ tăng nhiều đến làm việc như người lao động sau khi lao động di cư đã được hợp pháp hóa và khi người lao động nam giới bắt đầu được mang theo các gia đình của họ.

Những người có thói quen sử dụng tiếng địa phương ở Malaya hầu hết đến từ miền Nam Ấn Độ, trong khi tất cả những người đến từ Bắc Ấn được gọi là “người Bengal” mà không phân biệt nguồn gốc lãnh thổ và dân tộc của họ. Hầu như tất cả các dân tộc lớn cũng như những nhóm ngôn ngữ chủ yếu của tiểu lục địa Ấn Độ đều có ở bán đảo Malaya, nhưng nổi bật nhất là những người đến từ phía Nam Ấn Độ. Mối liên hệ của người Ấn Độ ở Malaya hiện đại cũng được tiến hành chủ yếu với phía Nam của Ấn Độ.

Đại đa số những nông dân ở miền Nam Ấn Độ, đặc biệt là bộ phận “không

sờ mó” hoặc những đẳng cấp thấp trong xã hội, là thành phần lao động nhập cư vào

Malaya nhiều nhất, chiếm khoảng 93% tổng dân số Ấn Độ ở Malaya năm 1931 và 90% năm 1947. Trong đó, người nói tiếng Tamil chiếm khoảng 90% tổng dân số Ấn Độ trên bán đảo [58; 319]. Họ có mặt trên bán đảo ngay từ những ngày đầu thực dân Anh chiếm Penang. Đến năm 1931, họ đã chiếm gần 87% dân số miền Nam Ấn Độ và hơn 82% tổng dân số của Ấn Độ tại Malaya [60; 160]. Trong hai thập kỷ tiếp theo, tỷ lệ người Tamil trong tổng dân số từ phía nam Ấn Độ vào bán đảo Malaya suy giảm. Cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ngoại trừ một bộ phận nhỏ làm văn phòng, chuyên môn, buôn bán, thì phần lớn người Tamil là dân làm

thuê, chủ yếu trong các đồn điền, và một số ít làm việc trong các dịch vụ của chính phủ và lao động nói chung.

Trong số các nhóm thương mại người Tamil Chettiar, một bộ phận những nhà thương mại và tài chính di cư đến Khu định cư Eo biển vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Sự di cư của họ giảm dần sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhường chỗ cho dòng nhập cư với số lượng lớn của lao động phổ thông. Sau đó, các chuyên gia có trình độ cao và nhân viên kỹ thuật cũng được phép nhập cảnh.

Cũng từ miền Nam Ấn Độ, một bộ phận khác người Telugu và Malayalam đã có mặt ở Malaya với số lượng đáng kể. Tại đây, cơ cấu nghề nghiệp, quá trình định cư và tăng trưởng dân số của người Telugu – người bản địa vùng Andha Pradesh của Ấn Độ, đã có rất nhiều điểm giống như những người Tamil.

Những người Malayalam là dân tộc sống chủ yếu ở bờ biển Malabar của Ấn Độ, là nhóm dân số duy nhất từ phía Nam Ấn Độ đến Malaya không giảm về số lượng cho đến những năm 1960. Vào năm 1957, họ có 72.791 người so với 17.900 người năm 1921. Những người Malayalam ít bị tử vong hơn người Tamil và Telugus bởi bệnh tật và sự chiếm đóng của Nhật Bản. Một phần vì sức khỏe vượt trội của mình, mặt khác, phần lớn trong số họ thường sống ở các thị trấn – nơi họ được hưởng thu nhập tương đối cao từ những công việc như xếp dỡ, văn thư, dịch vụ, xây dựng và các ngành nghề khác. Dòng chảy của một số lượng lớn những người Malayalam đến Malaya tìm việc làm tăng lên thời kỳ sau chiến tranh cùng với sự mở rộng nhanh chóng các căn cứ quân sự của người Anh. Tuy nhiên, số lượng người Malayalam bắt đầu giảm từ cuối những năm 1960 sau sự rút lui của quân đội Anh trên bán đảo Mã Lai. Theo điều tra dân số năm 1970, thay vì đạt số lượng ước tính 80.000 người, người Malayalam chỉ còn 69.345 người. Ngày nay, không có con số cho biết chính xác có bao nhiêu người Malayalam có ở Malaysia và Singapore, nhưng chắc rằng số lượng sẽ có nhiều khác biệt so với những năm 1970 [60; 161].

Lao động Ấn Độ có thể dễ dàng thích ứng được với những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại của nhiều ngành kinh tế thuộc địa. Hơn nữa, họ là bộ phận dễ

điều khiển, làm việc tốt dưới sự giám sát và quản lý của người Anh. Họ không phải là những người tham vọng như hầu hết cư dân miền Bắc Ấn Độ và chắc chắn không giống như người Trung Quốc. Họ có rất ít nhu cầu và dễ dàng chấp nhận sự thanh toán với chế độ thấp kém của các ông chủ đồn điền cũng như các phòng ban của chính quyền thuộc địa. Họ là những người sùng tín ít hơn so với những người Bắc Ấn, nên việc đáp ứng điều kiện vật chất và tinh thần cũng không quá phức tạp và tốn kém. Khí hậu ở miền Nam Ấn so với khí hậu ở Malaya cũng gần như giống nhau nên họ nhanh chóng thích nghi với môi trường lao động mới. Ngoài ra, họ đã quen với việc cai trị của Anh, nên dễ dàng chấp nhận bị bóc lột sức lao động như một sự thật hiển nhiên. Trên thực tế, người Ấn Độ di cư từ miền Nam bị buộc phải làm như vậy bởi các điều kiện ngày càng bất lợi của cuộc sống ở Ấn Độ do thuế cao hơn, nạn đói, nợ nần, và sự suy giảm của ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ do phải cạnh với hàng hóa của Anh tràn ngập thị trường. Thêm vào đó, ở Malaya, những ông chủ đồn điền hoặc quan chức chính quyền thường là người Anh. Họ có một số kiến thức về ngôn ngữ Ấn Độ. Và lao động Ấn Độ cũng biết tiếng Anh ít nhiều. Vì vậy, việc giao tiếp và kiểm soát giữa ông chủ và người làm thuê Ấn Độ trở nên dễ dàng hơn các thành phần lao động khác. Tất cả những tính năng đó khiến công nhân miền Nam Ấn Độ gần như trở thành bộ phận làm thuê lý tưởng của chủ nghĩa tư bản ở Malaya.

Chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong thành phần di cư đến Malaya là những người đến từ miền Bắc Ấn Độ, chủ yếu từ khu vực Punjap nên người ta dùng một khái niệm chung là “người Punjab”. Vào năm 1947, họ chiếm 30.592 người, nhiều hơn 72% tổng dân số đến từ phía bắc Ấn Độ ở Malaya [60; 161].

Khá khác biệt của những người đến từ miền Bắc so với những người có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ, đó là một sự hỗn hợp của nhiều nhóm dân tộc khác nhau như người Sikh, Hindhi, Sindhi, Gujerati, Marathi, Bengal, Mawari và Pathans. Đến năm 1947, họ chiếm 9% tổng số người Ấn di cư đến Malaya [60;191].

Họ không những khác nhau về ngôn ngữ, mà họ còn tham gia vào các hoạt động kinh tế khác nhau và có xu hướng làm việc trong các ngành nghề khá tách biệt

với người Nam Ấn. Người Bắc Ấn có hiệp hội cộng đồng riêng biệt, có những ngôi đền dành riêng cho các vị thần nổi tiếng trong khu vực họ cư trú, các nghi lễ, lễ hội là một phần của truyền thống ngôn ngữ và văn hóa của họ.

Phần lớn trong số “người Punjab” là những người theo đạo Sikh. Theo điều tra dân số năm 1947, có tới 10.132 người Sikh ở Malaya. Số người theo đạo Sikh dường như đã không ngừng gia tăng, ít nhất là kể từ khi Nhật Bản chiếm đóng và hiện nay ước tính số lượng hơn 40.000 ở Malaysia và một số 14.000 tại Singapore [60; 161]. Họ không lao động nhiều trong các đồn điền như những người Ấn Độ đến từ phía Nam Ấn Độ, mà phần lớn họ làm trong quân đội, cảnh sát, luật sư hoặc là các nhà thầu nhỏ, thương nhân, người cho vay lãi, các chủ ngân hàng, chủ cửa hàng… ở các thị trấn.

Một nhóm khác đến Malaya là những tù nhân trong những năm đầu của thế kỷ XIX. Họ tham gia vào các dự án khác nhau liên quan đến lao động khổ sai. Khi Singapore đã trở thành thuộc địa vào năm 1825, tù nhân Ấn Độ ở trại tù Bencoolen đã được chuyển đến Singapore. Sau năm 1860, Singapore không còn được sử dụng như là một thuộc địa hình sự do những phản đối từ các cộng đồng doanh nghiệp, nhưng người Ấn Độ bị kết án vẫn còn lao động ở Singapore đến năm 1873. Trong khi một số ít trở về nhà, những người khác đã lập gia đình và định cư tại Singapore. Họ là chủ cửa hàng, người chăn nuôi bò sữa, người bán hàng trong các căng tin di động, hoặc nhân viên các công trình công cộng.

Một phần của tài liệu Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w