Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học ngoại khoá môn

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 76 - 77)

- N: Là tổng số học sinh làm bài kiểm tra qua 5 lần Bảng thống kê trả lời câu hỏi điều tra:

3.1.3.Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học ngoại khoá môn

định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học ngoại khoá môn Giáo dục công dân lớp 12

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu quan trọng trong hoạt động dạy học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập. Thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, rèn luyện cho họ năng lực vận dụng lý luận vào xử lý, phân tích các vấn đề thực tiễn.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh có một ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động dạy học. Thái độ và phương pháp học tập của học sinh như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào phương thức thi, kiểm tra. Việc kiểm tra đánh giá cần hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá khách quan công bằng kết quả học tập của học sinh, hệ thống câu hỏi cũng cần thể hiện phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn mặt bằng về nội dung và học vấn và 30% phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.

Nội dung kiểm tra đánh giá cần tạo điều kiện để học sinh bộc lộ các năng lực như: Năng lực xử lý thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học. Để giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.

Ngoài thi và kiểm tra, cần chú trọng việc đánh giá học sinh qua một số hình thức khác như tinh thần và thái độ đối với những người xung quanh, đối với các hoạt động, mà học sinh có thể tham gia. Từ đó giúp các em phát huy cao nhất năng lực, sở trường của bản thân thông qua những lựa chọn nghề nghiệp của mình, ý thức và hành động của người công dân, học sinh trong việc thực hiện những quy định về pháp luật của Nhà nước.

Qua kiểm tra đánh giá giúp học sinh thấy được năng lực học tập môn học của bản thân, động viên, khuyến khích học sinh học tập môn học và giúp giáo viên thấy rõ năng lực học tập của từng học sinh để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 76 - 77)