Giải pháp đối với học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 84 - 87)

- N: Là tổng số học sinh làm bài kiểm tra qua 5 lần Bảng thống kê trả lời câu hỏi điều tra:

3.2.3.Giải pháp đối với học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Giáo dục, rèn luyện hoạt động giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa; chỉ có thể mang lại hiệu quả khi có sự tham gia đóng góp của gia đình, nhà trường, xã hội và đặc biệt là ở sự tự rèn luyện của chính bản thân các em học sinh.

Nhà trường xây dựng kế hoạch, nội dung nhiệm vụ cụ thể theo sự chỉ đạo của Bộ, ngành về các tiêu trí thi đua thực hiện nhiệm vụ năm học của cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường, ở gia đình và trong cộng đồng. Có mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, nắm được những diễn biến về tâm lý, tính cách để có biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục đạo đức, ý thức học tập phấn đấu vươn lên cho học sinh.

Trên cơ sở chương trình hoạt động định hướng nghề nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tùy theo cấp học và độ tuổi, tổ chức các hoạt động như xêmina, tham quan, hội thảo, thi tìm hiểu… trong đó học sinh giữ vai trò chủ thể, được phát huy tính tích cực, tự chủ, tự giác, được phát biểu ý kiến riêng của mình về những vấn đề nghề nghiệp mà các em quan tâm.

Nhà trường phối hợp với các ban, ngành để rèn luyện kỹ năng tự học và rèn luyện, các kỹ năng nhận diện vấn đề, biết xác định tình huống, tự khẳng định, biết cách từ chối khi không tham gia, xử lý linh hoạt, sáng tạo, kỹ năng xử lý mâu thuẩn, ra quyết định, biết lựa chọn, phát huy năng lực sở trường của bản thân các em, phòng chống tránh xa tệ nạn, những biểu hiện sai lệch tiêu cực, sống không có định hướng mục đích phát triển, giữ thói quen sinh

hoạt tổ, nhóm trong học tập và các hoạt động khác, thi đua và giúp nhau phấn đấu học tập tốt…

Chương trình học, nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập với cộng đồng, đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những ngành nghề trong xã hội, những người xung quanh và với chính bản thân mình. Vì học sinh là tương lai của xã hội với những con người được trang bị những kiến thức cho công việc sau này. Học sinh phải nhận thức được vai trò của mình với sự phát triển của xã hội, sự phát triển của xã hội có liên hệ với sự hoàn thiện của bản thân mình.

Học sinh phải xây dựng cho mình một mục tiêu để học tập và rèn luyện. Học sinh cần quan tâm hơn việc học và rèn luyện bản thân mình, phải chủ động nắm bắt những kiến thức và rèn luyện các kỹ năng nhằm:

Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; nâng cao tính tự lực tự quản của các em.

Học sinh trong học tập và hoạt động phong trào, cần tích hợp trong hoạt động học tập và các hoạt động phong trào của trường, lớp tạo tinh thần hợp tác trong tập thể lớp học.

Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa luôn tạo điều kiện cho học sinh có sự hứng thú và tích cực tham gia hoạt động định hướng nghề nghiệp. Vì thời gian cũng như công sức và vật chất mà học sinh bỏ ra để đầu tư vào việc rèn luyện kiến thức nghề nghiệp chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn so với quỹ thời gian và sức lực, tài chính bỏ ra cho các hoạt động khác. Do vậy, các em thiếu hụt và yếu kém những kỹ năng kiến thức về nghề nghiệp.

Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động rèn luyện, hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học

sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là việc làm thường xuyên và cần thiết. Ngày nay có quá nhiều học sinh không có chính kiến, không có lập trường, không biết họ đứng ở vị trí nào và cũng chẳng biết họ tin tưởng vào cái gì. Đáng ngại hơn, một số khác tỏ ra hài lòng với cuộc sống nhưng không có cứu cánh gì cả, không có lập trường vững chắc. Tệ hơn, một số học sinh không biết họ là ai, không biết mình có khả năng gì đặc biệt. Do đó, một yêu cầu cơ bản cho tất cả học sinh là họ phải là chủ nhân của những gì họ tin tưởng hay lập trường cá nhân. Họ có thể bắt chước, có thể nói theo, làm theo ý kiến của người khác hay tin theo một niềm tin từ cha mẹ hoặc thầy cô ở nhà trường, nhưng mỗi học sinh phải tìm cho mình một tiếng nói riêng hay một lập trường cá nhân, chứ không phải cứ nghe theo người khác một cách mù quáng.

Nhận thức rằng, việc rèn luyện hoạt định hướng nghề nghiệp là việc của mình, trước hết có lợi cho việc học tập và sự tiến bộ về mọi mặt của chính mình, cho gia đình và sau đó cho cộng đồng, cho xã hội và đất nước. Nhiều học sinh có kiểu “sống qua khung cửa sổ”, “bàng quan”. Họ không quan tâm không có trách nhiệm hay không nhận lãnh trách nhiệm. “Không cần biết đến ngày mai”. Lối sống này rất phổ biến trong thanh thiếu niên ngày nay, phổ biến đến nỗi chúng ta có thể nói họ sống thụ động. Khi trưởng thành, họ sẽ thấy khó làm gì hơn là nhìn và trở nên vô trách nhiệm. Vì thế, học sinh cần phải được dạy cách thức làm chủ thái độ và hành vi của họ, cách làm lãnh đạo, cách quyết định thích hợp và cách phục vụ người khác.

Không chỉ rèn luyện cho mình mà quan tâm đến việc rèn luyện chung của cả một tập thể tổ, lớp và rộng hơn, của trường mình. Do đó, học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần phải được dạy những kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp và cuộc sống căn bản như biết cách xưng hô, biết nhận lỗi, nói lời xin lỗi, gửi một lời cảm ơn, bắt tay một cách thích hợp, biết quan tâm tới tập thể. Đặc biệt, trong chuẩn mực về văn

hóa, đạo đức, lối sống, ứng xử, thể hiện trong ngôn ngữ, phong tục, tập quán và trong ăn mặc, xưng hô chào hỏi. Để làm sao sau này dù là ai? Trong môi trường làm việc nào? Bản thân các em cũng có thể thích ứng một cách tốt nhất, trở thành người lao động có “Đức”, có “Tài”, vừa có tay nghề giỏi, đạo đức nghề nghiệp và quan hệ trong sáng.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 84 - 87)