1. Phương pháp
Vấn đáp: Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để giáo viên trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
Động não: Là phương pháp lấy người học là trung tâm, người học là đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt.
Thảo luận nhóm: Là người dạy tổ chức và điều khiển các thành viên trong lớp học trao đổi ý kiến và tư tưởng của mình về nội dung học tập, qua đó đạt được mục đích dạy học.
Thuyết trình: Là phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập. Người học tiếp nhận hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lý tùy theo chủ thể việc học và yêu cầu của dạy học.
2. Phương tiện
- SGK, sách tham khảo. - Giấy khổ to, bút dạ.
- Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu một số điểm cần lưu ý khi chọn ngành, chọn trường ĐH-CĐ?.
- Người xưa có câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” em hiểu như thế nào về câu nói trên?
- Để hiểu vấn đề trên thầy trò chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề “Tư vấn chọn nghề” để có một cách nhìn toàn diện về vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Khái niệm tư vấn chọn nghề: GV: Cho học sinh đọc phần một ở SGK - Thế nào là tư vấn chọn nghề? HS : Trả lời. Gồm 3 khâu gắn bó chặt chẽ với nhau: là định hướng nghề, tư vấn chọn nghề và tuyển chọn nghề. Hoạt động 2. Bản mô tả nghề. GV: Hãy đọc bản mô tả nghề, gồm có những nội dung nào?
1. Khái niệm tư vấn chọn nghề
- Định hướng nghề: xác định những nghề mà học sinh có tham gia, có thể lựa chọn phù hợp với sự hứng thú của mình.
- Tuyển chọn nghề: muốn tuyển chọn phải có sự hiểu biết nhất định.
- Tư vấn chọn nghề: là khâu trung gian giữa hai khâu tuyển chọn nghề và định hướng.
2. Bản mô tả nghề
a. Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
b. Nội dung và tính chất lao động của nghề.
c. Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Trình độ học vấn trước khi học nghề. - Những trình độ khác nhau.
- Những kỹ năng kỹ xảo học tập và lao động. d. Chống chỉ định y học.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 3. Những dấu hiệu cơ bản của nghề.
GV: cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy cho biết: Hãy nêu những dấu hiệu cơ bản của nghề?
GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng phần cụ thể.
e. Những điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghề.
- Tiền lương tối thiểu thang lương trong nghề. - Chế độ bồi dưỡng độc hại.
- Những phúc lợi mà người lao động được hưởng.
g. Những nơi có thể theo học nghề.
h. Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
3. Những dấu hiệu cơ bản của nghề
a. Đối tượng lao động: