Quy trình thiết kế bài giảng định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học ngoại khoá môn Giáo dục công dân lớp

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 73 - 75)

- N: Là tổng số học sinh làm bài kiểm tra qua 5 lần Bảng thống kê trả lời câu hỏi điều tra:

3.1.1. Quy trình thiết kế bài giảng định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học ngoại khoá môn Giáo dục công dân lớp

thông qua dạy học ngoại khoá môn Giáo dục công dân lớp 12

Quy trình thiết kế bài giảng nên gồm các phần sau: - Xác định mục tiêu bài học:

Là kết quả mà học sinh cần đạt được sau bài học, gồm các yếu tố: Tri thức, kỹ năng, thái độ. Xác định mục tiêu bài học, sẽ giúp giáo viên thiết kế được các hoạt động dạy và hoạt động học, xác định được phương pháp, phương tiện để thực hiện mục tiêu bài học. Đối với học sinh, có mục tiêu bài học cụ thể, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch học tập việc học trở nên tích cực hơn.

- Nội dung trọng tâm:

Việc xác định được nội dung trọng tâm của bài học một cách đúng đắn sẽ giúp người dạy sử dụng phương pháp dạy học một cách phù hợp cho từng nội dung đơn vị kiến thức cần truyền đạt vì phương pháp là phương pháp của nội dung, nội dung nào thì phương pháp đó. Giáo dục định hướng nghề nghiệp được xác định trong bài học dựa trên nội dung, kiến thức của bài học giữ vai trò quan trọng. Tùy từng nội dung, kiến thức cụ thể sẽ có những hình thức thuyết trình phù hợp.

- Phương tiện và tài liệu:

Phương tiện dạy học, đó là những phương tiện dạy học chủ yếu là máy chiếu, giấy khổ to, tranh ảnh… có thể là trung gian để giáo viên tác động vào đối tượng dạy học, làm tăng khả năng sự tác động của giáo viên đến đối tượng dạy học, xác định từ nội dung và phương pháp dạy học.

Tài liệu: Chủ yếu là SGK đối với cả giáo viên và học sinh. Ngoài ra, đối với giáo viên còn có các tài liệu tham khảo như sách giáo viên, các tài liệu phục vụ nghiên cứu chuyên môn, các tài liệu, sách báo….

- Các hoạt động dạy học: Bước 1: Ổn định tổ chức lớp. Bước 2: Kiểm tra bài cũ.

Nên thường xuyên kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học (từ 5- 7phút) nhằm đánh giá kết quả học tập bài cũ, nắm bắt thông tin phản hồi, chuẩn bị thế chủ động cho học sinh bắt đầu học bài mới.

Bước 3: Giới thiệu bài mới (giới thiệu chủ đề bài học)

Đây là hoạt động cần thiết nhằm tạo tâm thế, định hướng tư duy, tập trung chú ý của học sinh vào chủ đề (nội dung chính) cả bài học. Giới thiệu bài mới cần phải kết nối bài cũ, khái quát mục tiêu bài học trong sự liên hệ với các sự kiện hiện tượng diễn ra trong thực tiễn.

Bước 4: Dạy bài mới (phát triển chủ đề)

Việc thiết kế đầy đủ, chi tiết các hoạt động của giáo viên và học sinh, cũng như dự kiến các tình huống có thể xảy ra và phương hướng xử lý trong quá trình dạy học giữ vai trò quyết định, ứng với nội dung bài học và từng đơn vị kiến thức. Việc thiết kế phải chỉ rõ ra được các yếu tố như: Thời gian thực hiện, phương pháp, phương tiện, hoạt động của thầy và trò.

Để dạy học bài mới đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần phải nắm vững nhuần nhuyễn giáo án, từ đó phát huy được vai trò chủ đạo của mình, vai trò chủ động, tích cực của học sinh. Mặt khác, giáo viên cần lường trước được những tình huống sư phạm có thể xảy ra để xử lý một cách linh hoạt các tình huống nếu có.

Bước 5: Củng cố, luyện tập.

Củng cố kiến thức cần liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa việc học tập. Đồng thời phải đưa ra các tình huống, câu hỏi, bài tập để liên hệ vận dụng kiến thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

Bước 6: Hướng dẫn bài tập ở nhà.

Hướng dẫn, giải quyết bài tập khó, chuẩn bị cần thiết cho bài mới, có những yêu cầu cụ thể để học sinh chuẩn bị tốt cho bài mới, giáo viên cần có.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w