Giải pháp đối với phụ huynh học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 87 - 94)

- N: Là tổng số học sinh làm bài kiểm tra qua 5 lần Bảng thống kê trả lời câu hỏi điều tra:

3.2.4.Giải pháp đối với phụ huynh học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bỉm Sơn là một vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, con người Bỉm Sơn hiếu học, cần cù và chịu khó, có truyền thống cách mạng, để phát huy truyền thống tốt đẹp đó; việc định hướng nghề nghiệp cho con cái khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là việc làm thường xuyên, cần thiết mỗi gia đình cần phối hợp với thầy cô giáo làm thật tốt cho học sinh THPT ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa. Việc làm này nhằm mục đích tạo cho các em sớm có "lý tưởng nghề nghiệp", "học sẽ đi đôi với hành". Vì lẽ đó, gia đình nào cũng mong muốn con cái thành đạt, và cũng đều mong muốn điều đến với mỗi gia đình là "con hơn cha" để thật sự "nhà có phúc".

Từ mong muốn đến thực tại là một khoảng cách. Có nhiều cách để "dạy con nên người" nhưng không phải gia đình nào cũng dễ thành công. Tuy vậy có một cách làm thiết thực, dễ giúp con nhanh chóng nên người một cách bền vững lâu nay ít được các gia đình quan tâm một cách đúng mức và cũng chưa biết cách tiến hành như thế nào. Đó là việc các gia đình phải biết sớm hướng nghiệp cho con cái.

Công tác hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa hiểu một cách đơn giản là sớm định hướng nghề nghiệp cho con em mình có những hiểu biết về khả năng nghề nghiệp của bản thân trước khi đi bước vào cuộc sống. Có phải khi nào con cái chúng ta học hết lớp 12 mới bàn đến việc các em thi ngành nào hay khi các em

không thi được vào các trường đại học, trung học chuyên nghiệp lúc đó mới lo tìm việc cho con em mình hay không? Thậm chí để thỏa mãn cơn "khát vào đại học" nhiều học sinh và phụ huynh đi tìm những trường thấp điểm và vào những ngành ít người học để lựa chọn dự thi còn không biết nghề đó sau này ra sao và có phù hợp với con cái mình hay không, nhiều gia đình và bản thân học sinh cũng ít quan tâm? Những sai lầm của chúng ta không giúp trẻ định hướng đúng, nhiều khi chúng ta sẽ nhận những hậu quả khôn lường. Có học sinh học giỏi nhưng không may thi lần đầu không đậu đại học đã vội quyên sinh vì hổ thẹn với bạn bè. Có học sinh khó khăn lắm mới thi đỗ đại học, vào học đại học rồi lại không theo học, đua đòi nghiện ngập, cờ bạc. Hoặc có những học sinh từ chối không vào bất cứ trường nghề nào vì mọi người học xong vẫn thất nghiệp.

Tất cả đều do lỗi ở chúng ta chưa biết cách "định hướng nghề nghiệp" cho con cái. Định hướng nghề nghiệp không chỉ đơn giản là việc chọn một nghề. Chọn một nghề cụ thể để tìm việc làm với người lớn của chúng ta là việc mưu sinh, việc khẳng định mình trong xã hội. Nhưng với con trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông lại là lẽ sống; nó như những ngọn gió lành, những giọt mưa xuân làm cho con trẻ sớm đâm trồi nảy lộc và đứng vững trong phong ba bão táp trên đường đời của các em sau này.

Vì sao định hướng nghề nghiệp lại có một tác động to lớn như vậy? Ở các nước tiên tiến nhà trường và gia đình phối hợp định hướng nghề nghiệp cho trẻ từ khi chúng ở mẫu giáo, tiểu học chứ không phải lên trung học hay đợi chúng tốt nghiệp THPT mới tiến hành.

Việc làm đầu tiên của các gia đình là sớm phát hiện, nâng đỡ những ý thích, những say mê, những hoài bão của mỗi đứa trẻ. Có thể có ý thích, say mê không phù hợp với mong muốn của cha mẹ hoặc có những đam mê vượt quá những ngưỡng cho phép thì cha mẹ cũng phải biết cách ứng xử. Đừng sớm bóp chết, thổi tắt đam mê của trẻ khi chúng thể hiện hết năng lực cố gắng

của mình. Đam mê khiến trẻ tránh được sự vô cảm. Đam mê khiến trẻ vượt khó, gắn mình với cuộc sống tự nhiên. Khi con bạn có những đam mê lệch lạc, quá mức cho phép gây tai hại như chơi game quá mức, thích quăng quật, đập phá đồ đạc trong nhà, đồ chơi của bản thân, thì bạn không nên đánh đập cấm đoán trẻ ngay lập tức, phải khéo léo hướng trẻ sang một việc làm khác để rồi từ từ phân tích và kiên trì lái trẻ sang những đam mê lành mạnh khác.

Những trẻ không có sở thích, không có đam mê mới đáng lo ngại. Hãy phát hiện sớm với những trẻ tự kỷ, thiếu hoài bão, đam mê và phải có những chuyên gia có kinh nghiệm để giúp đỡ. Khuyến khích cho trẻ chơi đóng vai làm người lớn với những nghề nghiệp khác nhau, nhất là chúng được ăn mặc, sử dụng những công cụ tượng trưng nào đó của các nghề nghiệp của người lớn mà chúng đóng vai cũng là cách gợi ý cho trẻ quan tâm đến những công việc và tất nhiên những sở thích, những đam mê với từng nghề nghiệp sẽ dần dần hình thành.

Khi trẻ bắt đầu lớn dần, việc tiếp theo là các gia đình phải luôn luôn quan tâm, tìm hiểu xem trẻ có những năng lực, sở trường gì? Cá tính của chúng ra sao? Thiên hướng phát triển của chúng sẽ là người như thế nào? Tất cả không thể một lúc chúng ta thấy hết được con mình mà phải bằng nhiều năm tháng cho trẻ được tiếp xúc không phải chỉ bằng công việc học hành ở trường mà phải bằng cả những công việc thường ngày tự phục vụ các em ở gia đình, thực hiện những nghĩa vụ với những người xung quanh, với tập thể lớp, nhóm bạn bè. Những gia đình khá giả hiện nay, không chỉ có nhiều máy móc làm thay lại có cả người giúp việc. Với những gia đình này không phải có của mà đã có con. Những gia đình có điều kiện kinh tế vẫn phải để cho trẻ có thói quen tự phục vụ những công việc cần thiết của chính mình. Không được để trẻ ỷ lại và sống ích kỷ. Chúng phải có trách nhiệm với bản thân, với mọi người.

Những gia đình do bận rộn, thường buông thả, bỏ mặc cho con cái với hoàn cảnh quá đầy đủ hay quá thiếu thốn đều không có lợi cho trẻ, không giúp trẻ phát triển tốt.

Nhưng có gia đình quá tin vào cách sống nghiêm khắc kỷ luật, nhất nhất mọi việc đều bắt trẻ phải tuân thủ mọi ý muốn của người lớn cho là tốt đẹp, bất kể trẻ mong muốn gì. Tất cả những cách giáo dục thái quá này đều không giúp trẻ phát triển tự nhiên, hài hòa dễ làm thui chột những bản lĩnh, cá tính riêng biệt.

Đây là giai đoạn mọi gia đình không chỉ giúp cho trẻ có thói quen các hành vi văn hóa trong gia đình mà các em còn được tự bộc lộ mình qua những việc làm để tự các em được khám phá tự nhiên, tự thực hiện những ý tưởng mà các em khát khao thực hiện cho dù đấy chỉ là những trò chơi của con trẻ.

Với thành công trẻ phải được khích lệ để đến những đích cao hơn với khó khăn, thất bại cũng phải được chia sẻ để các em tự tìm kiếm cách khắc phục, không nản chí.

Hiện nay vì áp lực thi cử, vì danh hiệu học sinh giỏi nhiều gia đình chỉ biết ép con học một cách máy móc, không dám để cho trẻ được chơi với những trò chơi sáng tạo, được tự tay khám phá những điều chưa biết mà các em khát khao.

Nếu việc học không được gắn với hành, sống không được gắn với những trải nghiệm cụ thể thì việc học đó chưa hoàn thành, cách sống đó chưa phải là cách sống có ý nghĩa nhất của mỗi đứa trẻ. Vì quá yêu thương con trẻ nên cha mẹ làm hết mọi việc của trẻ lúc nào cũng sợ con mình khổ, con thiếu thốn, lúc nào cũng mốn bù đắp thật đầy đủ cho con, tất cả những quan tâm thái quá đều không giúp cho trẻ cách sống tự lập. Những trẻ sớm trưởng thành bao giờ cũng là trẻ được tạo điều kiện tốt nhất để trẻ sống tự lập. Chỉ có sống tự lập trẻ mới sớm hình thành bản lĩnh, sớm khẳng định mình trong cuộc sống. Đấy cũng là điều kiện để trẻ bộc lộ tài năng tiềm ẩn của mình.

Nói chung trẻ vị thành niên đều thích làm "người lớn" luôn có xu hướng muốn bắt chước người lớn, luôn mang trong mình những khát khao về những thần tượng nhất định. Càng nhỏ tuổi, khát khao càng lớn. Theo năm tháng của tuổi trưởng thành các em sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp với hiện thực cuộc sống và với bản thân hơn. Cha mẹ nên nắm đặc điểm này để nuôi đưỡng những ước mơ mang muốn của trẻ và kịp thời giúp chúng phát hiện ra những mẫu người mới. Việc trẻ xem phim ảnh, đọc sách báo, đi tham quan du lịch. Cha mẹ cần quan tâm tạo điều kiện bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình. Phải biết trao đổi với trẻ lắng nghe trẻ tâm sự để biết được trẻ đang mong muốn gì, còn thiếu gì? Từ đó chúng ta kịp thời định hướng cho trẻ.

Không nên để trẻ chỉ xem một loại phim ảnh, chỉ thích đọc một loại sách như sách truyện tranh. Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ hiện nay đã tuyển chọn nhiều sách tốt phù hợp với các lứa tuổi, cha mẹ cần quan tâm đáp ứng yêu cầu của trẻ. Nên giúp trẻ hiểu biết nhiều về các danh nhân Việt Nam và Thế giới. Đây là những gợi ý tốt để nuôi dưỡng những ước mơ chính đáng của trẻ, những định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho trẻ.

Trẻ hiện nay có thói quen không tốt chỉ thích đọc truyện tranh, cha mẹ cần lưu tâm giúp cho trẻ được tiếp xúc với những sách văn hoá, sách khoa học.

Nếu qua lứa tuổi tiểu học, THCS mà cha mẹ chưa hiểu kỹ về con cái mình, chưa đánh giá hết được năng lực sử trường, sở đoản của mỗi trẻ thì đến tuổi THPT (lớp 10,11,12) các gia đình nên thông qua các thầy cô dạy các em và hiện nay có nhiều trung tâm giúp bạn và con bạn đánh giá đúng về chúng.

Mỗi gia đình không chỉ quản lý thời gian chúng học, kết quả học tập của chúng. Đến lứa tuổi THPT mỗi gia đình phải quan tâm đến việc tìm kiếm định hướng cho việc lựa chọn nghề tương lai của con em mình các gia đình cần giúp con cái làm được việc tự trả lời các câu hỏi:

"Mình" (học sinh) là ai? Có những năng lực sở trường gì? "Mình" (học sinh) mong muốn trở thành người như thế nào?

Bằng cách nào để ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mình (học sinh) cần phải làm gì, phấn đấu rèn luyện ra sao để đạt mong ước đó.

Hiện nay nhiều học sinh sắp học hết lớp 12 nhưng lại không trả lời được câu hỏi "Mình" sẽ trở thành người như thế nào? Học để làm gì? Những học sinh hiện nay "học để cho bố mẹ yên lòng" là khá phổ biến, "đi học vì nếu không ở nhà buồn". Nhiều học sinh không hứng thú việc học tập. Tất cả những lỗi lầm trong cuộc sống hiện nay một phần do chúng ta chưa biết sớm định hướng nghề cho học sinh THPT. Do đó, các gia đình này nên thường xuyên trao đổi với con cái những câu chuyện lựa chọn nghề cho phù hợp với mỗi học sinh. Đó là việc mỗi gia đình cần phối hợp với thầy cô giáo làm thật tốt cho học sinh THPT ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa. Việc làm này sẽ tạo cho trẻ sớm có "lý tưởng nghề nghiệp", "học sẽ đi đôi với hành". Điều đó sẽ tạo cho học sinh có động lực học, động lực sống trở thành những người sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình và cả xã hội. Các gia đình không chỉ biết đôn đốc cho trẻ chăm học để đạt kết quả cao trong học tập mà còn phải giúp trẻ thấy ngay được ý nghĩa của việc học để điều chỉnh sao cho cách học có hiệu quả cao nhất không chỉ cho việc nắm tri thức mà còn điều chỉnh cách sống của con em mình.

Mỗi gia đình cần trang bị cho con em mình nhận thức sâu sắc: "Học để biết, Học để làm; Học để cùng chung sống, Học để tự khẳng định mình".

Kết luận chương 3

Từ việc luận giải cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu cũng như từ kết quả khả quan của thực nghiệm sư phạm, trong chương này chúng tôi đã đề xuất quy trình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Quy trình thực hiện thiết kế bài giảng giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 bao gồm: Quy trình thiết kế, quy trình thực hiện bài giảng trên lớp và quy trình kiểm tra đánh giá. Để dạy giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần tuân theo một quy trình chặt chẽ, từ thiết kế bài dạy, thực hiện đúng tiến trình dạy học trên lớp cho đến việc tổ chức hoạt

động dạy - học trên lớp, kết hợp với sử dụng các phương tiện, thiết bị vào quá trình dạy học và tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh. Các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau.

Các nhóm giải pháp chúng tôi đưa ra phải được vận dụng một cách đồng bộ, có sự phối hợp của những nhà quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh và các lực lượng xã hội khác trong nhà trường thì sẽ nâng cao hiệu quả việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 ở Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 87 - 94)