Giải pháp đối với giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 81 - 84)

- N: Là tổng số học sinh làm bài kiểm tra qua 5 lần Bảng thống kê trả lời câu hỏi điều tra:

3.2.2.Giải pháp đối với giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Vấn đề định hướng nghề nghiệp của giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã được bàn đến từ khá sớm, nhưng năm học 2010 - 2011 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định xây dựng thành môn học bắt buộc vào chương trình khóa bậc học phổ thông. Đội ngũ giáo viên đóng vai trò không nhỏ trong việc hoàn thành “sứ mệnh” lồng ghép nội dung định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, để làm được công tác này, đòi hỏi giáo viên phải có trình độ nhất định và được trang bị kiến thức, phương pháp giáo dục.

Hoạt động định hướng nghề nghiệp không tách rời hoạt động học tập của học sinh, mà ngược lại hoạt động rèn luyện kỹ năng hướng nghiệp còn là một hoạt động mang tính chất định hướng, bổ sung cho hoạt động học tập ngày càng hiệu quả hơn. Chính vì vậy, bên cạnh hoạt động giảng dạy kiến thức cho học sinh thì giáo viên cần quan tâm và khuyến khích học sinh rèn luyện kỹ năng lực chọn, định hướng nghề nghiệp cho mình sau khi tốt nghiệp.

Trong hoạt động học tập giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh đi thực tế, thực hành nhiều hơn nữa trong các môn học, nhằm bổ sung các kỹ năng và mở rộng hiểu biết của học sinh. Cần chú trọng áp dụng các phương pháp, các kỹ năng cho học sinh thực hành và rèn luyện các kỹ năng như: Kỹ năng tự tin, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thể hiện sự kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng học và tự học, kỹ năng xác định và lực chọn.

Để hoạt động định hướng nghề nghiệp tại trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt được hiệu quả cao, theo đúng định hướng đề ra thì bản thân mỗi người giáo viên cần nắm vững các chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhằm giáo dục các em sau này trở thành những công dân tốt, có ích cho đất nước.

Các thầy cô giáo phải thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức của người giáo viên, luôn gương mẫu, muốn trò tốt thì giáo viên phải tốt. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động định hướng nghề nghiệp và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện tư vấn, định hướng cho các em về lựa chọn nghề nghiệp. Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, coi trọng việc tự rèn luyện của học sinh, khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt về kinh tế, về sự phát triển thể chất. Ngoài ra để giáo dục nghề nghiệp thu hút được sự chú ý học tập của các em, thì người giáo viên phải nắm được tâm lý, lứa tuổi học sinh, biết được tâm tư tình cảm của các em, hiểu được ở độ tuổi này các em thường muốn được làm đều gì và không thích làm điều gì.

Tinh thần ham học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn, là yếu tố rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của người giáo viên. Người giáo viên tự nghiên cứu, tìm tòi ra các phương pháp giảng dạy mới, đăng ký tham gia các khóa học về dạy định hướng nghề nghiệp, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng các tiết học. Tạo được sự hứng thú trong học tập, rèn luyện kỹ năng lựa chọn, xác định hướng đi của học sinh.

Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép nội dung định hướng nghề nghiệp vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối liên hệ giữa các kỹ thuật dạy học với nội dung rèn luyện định hướng nghề nghiệp. Giáo viên cần sáng tạo ra rất nhiều tình huống trong bài học để học sinh tự hình thành các kỹ năng này. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi ở giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo rất cao.

Giáo viên cần nắm vững các công cụ giáo dục, chủ động một cách nhuần nhuyễn, biết cách đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; biết đưa ra các tình huống để các em đóng vai

và khám phá ra những cách giải quyết vấn đề; biết tổ chức những trò chơi để thông qua trò chơi các em sẽ được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho mình. Giáo viên hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập.

Dạy môn Giáo dục công dân trong quá trình dạy định hướng nghề nghiệp lồng ghép vào trong môn học, người giáo viên cần phải có sự lựa chọn chương trình giảng dạy theo kiểu mở, để các em được tham gia như người trong cuộc. Chủ yếu là đưa các tình huống để các em có biện pháp xử lý các tình huống đó.

Để rèn luyện hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Giáo viên nên cho các em chơi những trò chơi tương tác, những trò chơi đóng vai diễn kịch, sân khấu hóa… để các em rèn luyện tính tập thể, khả năng làm việc nhóm; cho các em đi thăm quan các trung tâm tư vấn dạy nghề, thăm quan các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp lao động sản xuất, tham gia các trò chơi vận động, trò chơi đối kháng để từ đó xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm. Vấn đề định hướng nghề nghiệp sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trường hoạt động cụ thể như vậy chứ không phải chỉ từ những bài giảng lí thuyết không ở trên lớp. Nếu chỉ từ những bài giảng lí thuyết không đó, các em không thể tự hình thành định hướng nghề nghiệp cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó mà thôi.

Giáo viên có nhiều hình thức trong tổ chức các hoạt động tập thể gắn với nội dung rèn luyện kỹ năng. Ngoài ra, cần phải có vốn sống để đồng hành và định hướng cho các em, giúp các em xây dựng được năng lực tâm lý xã hội để từ đó các em có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề của mình, có sự động viên và khuyến khích kịp thời các em.

Trong quá trình giảng dạy định hướng nghề nghiệp giáo viên cần hướng học sinh nắm được kiến thức nghề nghiệp, năng lực sở trường của ban thân,

chính là giáo dục cho học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, từ đó từng cá nhân mới có được niềm tin vào bản thân, sau đó là xã hội và trong cuộc sống. Từ đó, giúp các em hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình, các em biết bảo vệ, tránh stress và khủng hoảng tâm lý.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 81 - 84)