Phân tích các số liệu thống kê về định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 ở

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 70 - 73)

- N: Là tổng số học sinh làm bài kiểm tra qua 5 lần Bảng thống kê trả lời câu hỏi điều tra:

2.3.2.Phân tích các số liệu thống kê về định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 ở

sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2.3.2.1. Phân tích kết quả kiểm tra học tập của học sinh

Để so sánh kết quả học tập của học sinh giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng ta căn cứ các bảng sau:

- Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm (TN – 12C1) - Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp đối chứng (ĐC1 – 12C2) - Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp đối chứng (ĐC2 – 12C3) - Bảng phân phối tần suất đề kiểm tra.

Sử dụng thêm bảng phân phối tần suất để tăng tính chính xác trong so sánh, vì số học giữa lớp thực nghiệm với đối chứng 1 là 2 học sinh, với lớp đối chứng 2 là 1 học sinh và giữa hai lớp đối chứng có sự chênh lệch là 1 học sinh. - Căn cứ vào các bảng trên, ta có những nhận xét sau:

- Điểm dưới 5 và điểm 10 không lớp nào có. Điểm 5, điểm 6, điểm 7, điểm 8, lớp nào cũng có. Điểm 9 chỉ có ở lớp thực nghiệm.

- Đối với điểm 5: Điểm 5 ở lớp thực nghiệm về số lượng thấp hơn các lớp đối chứng và có xu hướng giảm dần. Số lượng điểm 6 ở hai lớp đối chứng gần bằng nhau, cao hơn lớp thực nghiệm, mức độ dao động thấp.

- Đối với điểm 7: Tất cả các lớp thực nghiệm và đối chứng có số điểm gần bang nhau, có xu hướng tăng dần.

- Đối với điểm 8: Số lượng điểm 8 ở các lớp thực nghiệm nhiều hơn so với 2 lớp đối chứng có xu hướng tăng, tăng vững chắc. Số lượng điểm 8 ở

2 lớp đối chứng gần bằng nhau, thấp hơn so với lớp thực nghiêm, xu hướng ổn định.

- Đối với điểm 9: Điểm 9 chỉ có ở lớp thực nghiệm, xu hướng tăng nhẹ. - Với những nhận xét trên đây, có thể đi tới kết luận:

Kết quả học tập của lớp thực nghiệm luôn có sự biến động, điểm số có xu hướng giảm dần về số lượng ở các điểm 5 và 6, đồng thời tăng dần ở các điểm 7, 8, 9 với diễn biến tăng tương đối ổn định vững chắc theo mức tăng dần.

Kết quả học tập ở các lớp đối chứng có sự dao động số lượng chuyển dịch thấp, sự chuyển dịch chưa tạo nên sự khác biệt chất lượng.

Như vậy, với phương pháp dạy định hướng nghề nghiệp trên cùng một lớp đối tượng có số lượng và chất lượng tương đương, đã cho ta những kết quả học tập của học sinh khác nhau. Chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tăng dần.

2.3.2.2. Phân tích kết quả kiểm tra trưng cầu ý kiến học sinh

- Đối với câu hỏi 1: Học sinh, cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho rằng, bài học bổ ích đối với bản thân. Trong đó có nhiều ý kiến cho rằng bài học “rất bổ ích”.

- Đối với câu hỏi 2: Học sinh, cả lớp thực nghiệm và đối chứng đều có quan điểm cho rằng định hướng nghề nghiệp cho học sinh qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân là có lợi. Đặc biệt là học sinh lớp thực nghiệm cho rằng “rất có lợi”.

- Đối với câu hỏi 3: Học sinh cả lớp thực nghiệm và đối chứng đều cho rằng sử dụng phương pháp định hướng nghề nghiệp của giáo viên là rất phù hợp. Nhất là học sinh lớp thực nghiệm có ý kiến “Hoàn toàn đồng ý”.

- Đối với câu hỏi 4: Những khó khăn khi triển khai định hướng nghề nghiệp vào môn học ở trường, cả lớp thực nghiệm và đối chứng đa phần đều cho rằng không đủ thời gian để truyền tải hết nội dung.

- Đối với câu hỏi 5: Phương pháp định hướng nghề nghiệp cho học sinh vào môn GDCD cả lớp thực nghiệm và đối chứng đều thích, nhất là lớp thực nghiệm cho rằng thích học.

- Đối với câu hỏi 6: Cách học của của lớp thực nghiệm bao gồm nhiều hoạt động: Nghe, nhìn, ghi chép, đối chiếu sách giáo khoa... mức độ chủ động và tính chủ động hoạt động của học sinh cao hơn so với lớp đối chứng.

- Đối với câu hỏi thứ 7: Học sinh muốn có nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề học tập, chứng tỏ cách dạy định hướng nghề nghiệp ở lớp thực nghiệm đã kích thích hoạt động học tập của học sinh. Đối với lớp đối chứng học sinh chưa tập trung cao vào một hướng nhất định, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.

Qua phân tích kết quả thống kê có thể kết luận: Học sinh lớp thực nghiệm yêu thích môn học, tích cực học tập môn học hơn so với lớp đối chứng, do việc sử dụng định hướng nghề nghiệp ở lớp đối chứng làm cho học sinh tích cực học tập, yêu thích môn học.

Kết luận chương 2

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn giáo dục công dân lớp 12 tại Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Chúng tôi đã xác định mục đích, đối tượng, giả thuyết, thời gian, kế hoạch, nguyên tắc và phương pháp tiến hành thực nghiệm, thiết kế bài giảng thực nghiệm theo hai chủ đề: Tư vấn chọn nghềHướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh trong chương trình định hướng nghề nghiệp thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12. Để so sánh với kết quả thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành điều tra thăm dò với hai lớp đối chứng có trình độ học sinh, điều kiện và môi trường như nhau tại trường

THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả kiểm tra, trưng cầu ý kiến của học sinh đã khẳng định: Học sinh ở nhóm lớp thực nghiệm rất thích thú với các nội dung, kiến thức về định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề được học.

Như vậy, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 là rất cần thiết và hoàn toàn đúng đắn bởi sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, quan điểm nhận thức lựa chọn hướng đi đúng đắn sau khi tốt nghiệp THPT. Đây là cơ sở, là tiền đề quan trọng góp phần đổi mới quá trình dạy học nói chung và nâng cao chất lượng phân luồng hướng nghiệp cho học sinh thông qua dạy học ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 70 - 73)