nghiệp cho học sinh thông qua dạy học ngoại khoá môn Giáo dục công dân lớp 12
1.1.3.1.Nhân tố khách quan
Sự chỉ đạo của Bộ, ngành: Thông qua việc ban hành hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn về định hướng, mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch định hướng nghề nghiệp và việc kiểm tra, đánh giá công tác định hướng nghề nghiệp ở cơ sở. Hiện nay hệ thống các văn bản pháp quy này về cơ bản đã được ban hành khá cụ thể như nội dung chương trình và hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, chưa có văn bản về đánh giá, tổng kết công tác này như thế nào, gắn với thi đua, khen thưởng ra sao. Kết quả định hướng nghề nghiệp mới chỉ có tác dụng tham gia đánh giá về hạnh kiểm học sinh. Vì vậy, ảnh
hưởng của nó đối với công tác định hướng nghề nghiệp tại các trường THPT chưa cao.
Triển khai thực hiện của cơ sở: Nhìn chung, các nhà trường chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên. Chưa thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ, nội dung định hướng nghề nghiệp, chưa có phương pháp, hình thức phù hợp. Việc kiểm tra đánh giá, khen thưởng không kịp thời. Vì vậy, chất lượng định hướng nghề nghiệp ở các trường THPT còn hạn chế.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác định hướng nghề nghiệp: Lãnh đạo nhà trường phải hết sức quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác định hướng nghề nghiệp như: tài liệu, máy chiếu, băng hình, phòng chức năng và chế độ thù lao với cán bộ giáo viên làm công tác này. Nhìn chung hiện nay, vấn đề tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác định hướng nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng công tác định hướng nghề nghiệp ở THPT còn chưa đáp ứng được yêu cầu chung.
1.1.3.2.Nhân tố chủ quan
Ý thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh: Có thái độ, ý thức đúng đắn với việc định hướng nghề nghiệp, đánh giá đúng vai trò của công tác định hướng nghề nghiệp trong việc định hướng học sinh chọn ngành, chọn nghề. Ý thức đúng đắn của các lực lượng tham gia công tác định hướng nghề nghiệp sẽ quyết định sự thành công của công tác này ở trường phổ thông. Tuy nhiên, thái độ, nhận thức của một bộ phận không nhỏ của các nhà quản lý giáo dục, cán bộ giáo viên chưa cao nên chưa có được những phương thức làm việc hiệu quả, sáng tạo, dẫn đến hiệu quả công tác này còn hạn chế. Đối với cha mẹ học sinh, đa số đánh giá cao vai trò của công tác định hướng nghề nghiệp, nhưng lại yếu về phương pháp và thiếu các thông tin cần thiết nên khả năng thuyết phục đối với con em không cao. Cuối cùng hầu hết cha mẹ đều "thoả hiệp"cho con cái quyết định.
sinh: cũng như mọi hoạt động khác, công tác định hướng nghề nghiệp trong