Bạn hiểu gì về trường mình đăng ký thi (Chỉ tiêu, tuyển sinh, chương trình đào tạo, địa chỉ, học phí, ký túc xá, cơ

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 43 - 49)

sinh, chương trình đào tạo, địa chỉ, học phí, ký túc xá, cơ hội việc làm…):

352 98

1, Rất hiểu biết 47 13.0

Nội dung Sổ trả lời

Tỉ lệ %

3, Biết sơ sơ 64 17.8

4, Không biết gì 3 0.8

- Việc cung cấp thông tin các yêu cầu về nghề, theo các em 61.4% nên làm từ lớp 10, còn lại là nên làm từ lớp 11 hoặc 12. Điều này phản ánh khá rõ việc chuẩn bị chọn nghề của các em khá nghiêm túc, các em cần biết rõ các yêu cầu nghề, cấm kỵ nghề, điều kiện về hồ sơ, sức khoẻ, để có định hướng cho mình khi chọn trường, chọn nghề trong tương lai. Nhưng rất tiếc, điều này các em nhận ra hơi muộn.

Bảng 6. Thực trạng học sinh học nghề phổ thông trong 5 năm học

Năm học Kế hoạch Thực hiện Tỉ lệ(%)

2007-2008 490 483 98.5

2008-2009 484 482 99.5

2009-2010 492 486 98.7

2010-2011 458 453 98.9

2011-2012 368 363 98.6

(Nguồn từ trường THPT Lê Hồng Phong Bỉm Sơn)

Nhận xét: Trước đây do hoạt động theo cơ chế bán công nên trường không được thi tuyển mà thông qua xét tuyển học sinh nên chất lượng đầu vào thấp.

Tỉ lệ học sinh học nghề phổ thông gồm 3 nghề: Điện, Tin học và Trồng rừng đạt 98 đến 99.5% học sinh có nghề phổ thông.

Đặc biệt việc tổ chức hướng nghiệp cho học sinh cũng đã tiến hành hàng năm song kết quả chưa cao.

1.2.2.3. Những kết quả đạt được trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bảng 7. Kết quả chất lượng đào tạo và các mặt giáo dục Trường THPT Lê Hồng Phong thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Tiêu chí Năm học 2007 – 2008 2008 – 2009 2009 – 2010 2010- 2011 2011-2012 Tỷ lệ TN (%) 98 98 99 99,8 100 Thi ĐH – CĐ (%) 42 45 57 47 51 Số HSG cấp tỉnh 27 36 21 18 34 Xếp loại học lực (%) Giỏi 0.14 0.01 0.3 0.01 0 Khá 22.8 24.7 24.5 31.4 23.56 TB 71.2 71.8 65.5 62.3 65.05 Yếu 6.4 3.5 9.7 6 11.68 Xếp loại hạnh kiểm (%) Tốt 62 66.4 62 69.9 62.08 Khá 28 23.3 26 20 27.92 TB 9.6 9.2 10.9 7.8 6.44 Yếu 0.4 1.1 1.4 2.3 3.56

(Nguồn cung cấp từ văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy:

Tỉ lệ học sinh thi tốt nghiệp THPT hàng năm đạt từ 98 đến 100%; trong đó thi vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt từ 42 đến 51%. Đây là một tỷ lệ khá cao so với chất lượng đầu vào, điều đó cho thấy ngoài công tác giáo dục nâng cao chất lượng văn hóa còn có vai trò của việc định hướng đúng đắn về lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của học sinh thông qua hình thức định hướng nghề nghiệp.

Bảng 8. Kết quả định hướng nghề nghiệp và phân luồng cho học sinh lớp 12 qua các năm

Năm học Tổng số học sinh lớp 12 ĐH(% ) CĐ(%) THCN(%) 2007-2008 490 18 24 28 2008-2009 484 20 25 30 2009-2010 492 20 27 25 2010-2011 458 21 26 27 2011-2012 368 22 29 30

(Nguồn từ trường THPT Lê Hồng Phong Bỉm Sơn)

Nhận xét: Căn cứ vào bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy tình hình tư vấn định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT cũng đang có những chuyển biến song kết quả chưa cao. Vì hầu hết các em đang còn chịu nhiều những tác động khách quan khi chọn trường, chọn nghề, một bộ phận không nhỏ các em học sinh còn chưa sẵn sàng đi vào các trường đào tạo nghề mặc dù bản thân có khả năng phát huy những thế mạnh. Đa số các em chỉ quan tâm đến những nghề được đào tạo tại các trường đại học. Khi không đỗ đại học thì lại thi đại học tiếp mà không chọn những nghề đó được đào tạo ở các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường nghề.

Đặc biệt, trong tình hình hiện nay khi mà số lượng học sinh ở các khối lớp ngày càng có xu hướng giảm, chất lượng học của học sinh không cao điều

đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập nói chung của các em, công tác định hướng nghề nghiệp sau khi các em tốt nghiệp THPT nói riêng.

Việc hỗ trợ định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề: Vấn đề cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương cũng như về nhu cầu sử dụng lao động, về thế giới nghề nghiệp chưa cao. Định hướng nghề nghiệp của các em chưa rõ ràng. Đa số các em không dựa vào năng lực bản thân để chọn trường, chọn nghề mà chỉ theo ý thích, nghề hót, theo số đông. Sự hiểu biết về trường lớp hoặc nghề nghiệp mình chọn chưa rõ ràng, định hướng của bố mẹ hầu như không được các em quan tâm, công tác tư vấn nghề ở trường phổ thông chủ yếu là tư vấn sơ bộ do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đóng vai "nhà tư vấn". Tuy nhiên, vốn kiến thức và năng lực của đa số giáo viên còn hạn chế. Sự tin tưởng của các em vào thầy cô giáo chưa thực sự cao. Trong khi đa số các em cần tư vấn, định hướng từ lớp 10 thì trong thực tế, gần đến lúc làm hồ sơ thi đại học, nhà trường, giáo viên mới hướng dẫn cho các em làm hồ sơ, qua đó tư vấn cho các em hoặc một số em tin tưởng thầy cô giáo, trao đổi trực tiếp để quyết định.

Việc phân luồng và chọn trường: Việc phân luồng học sinh sau các cấp học có liên quan mật thiết với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ở thị xã Bỉm Sơn việc phân luồng sau THPT mấy năm gần đây cũng đã được quan tâm, nhưng vẫn chưa được định hướng rõ và chưa có giải pháp phù hợp, dẫn đến sự phân luồng còn bất hợp lý. Cùng với quan điểm lệch lạc của xã hội về thi cử, bằng cấp và nghề nghiệp, cái mốt thi đại học và cả tin vào sự may rủi nên số lượng học sinh thi vào trường đại học cao đẳng chiếm tỷ lệ rất lớn, việc chọn khối thi của học sinh mất cân đối, tất cả những điều trên nói lên rằng hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp các trường THPT tại Bỉm Sơn nói chung và trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng chưa cao. Thực tế, vài năm trở lại đây, nhà trường quan tâm phối hợp với các trường cao đẳng, trung cấp trong việc tuyển chọn học

sinh đi học, đặc biệt với tỷ lệ học sinh đậu đại học còn khiêm tốn.

1.2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Sự ăn khớp và tác động qua lại trong cặp “Con người – nghề nghiệp” này sẽ giúp con người phát triển và phát huy cao độ khả năng và sức lực của mình. Định hướng đúng nghề nào phù hợp với mình, theo chân mình suốt cả cuộc đời thì ngoài việc tranh thủ đọ sức với nghề, tham khảo ý kiến cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ tư vấn nghề, cần tuân thủ phương châm biết “mình” biết “người”, nghĩa là hiểu rõ mình và hiểu rõ nghề.

Trong quá trình chọn nghề thường gặp một số những khó khăn sau đây: Thiếu thông tin về nghề. Rất nhiều người chỉ biết tên gọi của nghề mà không hình dung được nội dung, hình thức, tính chất, yêu cầu… của lao động nghề.

Thiếu thông tin về thị trường lao động. Là toàn bộ những thông tin về nhu cầu sử dụng nhân lực các loại của tỉnh, thành phố trong kế hoạch; nhu cầu sử dụng nhân lực các loại cho các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất và cho các loại doanh nghiệp và liên doanh của các thành phần kinh tế khác.

Thiếu điều kiện tài chính để theo học nghề. Nhiều người đã chọn được nghề phù hợp nhưng thiếu điều kiện tài chính để theo học như không đủ tiền đóng học phí, không có điều kiện để trọ học. Nhiều gia đình có con thi đỗ vào trường đại học nhưng đành phải cho con ở nhà vì thu nhập của gia đình không đủ sức cung ứng cho việc học của con em.

Bị gia đình phản đối. Hiện tượng bị cha mẹ, người thân trong gia đình phản đối việc chọn nghề của các em cũng khá phổ biến. Người lớn can thiệp vào việc chọn nghề của các em thường do động cơ muốn con em mình chọn những nghề mà theo chủ quan của họ thì đó là lĩnh vực hoạt động mang lại lợi

ích thiết thực. Trong những trường hợp như thế mà thiếu bản lĩnh thì các em sẽ không thể chọn được nghề phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân.

Một số khó khăn từ phía xã hội. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dã tạo ra những đặc điểm mới của xã hội. Những tri thức mới được hình thành rất nhanh. Có những kiến thức được đưa vào năm thứ nhất của trường đại học, được sinh viên tiếp nhận thì khi học đến năm thứ tư chúng đã trở nên lạc hậu. Do vậy, khó khăn đầu tiên là phải nỗ lực học và luôn tham khảo tài liệu để kiến thức đã tiếp thu sẽ được “trẻ hóa” và phải “học nữa, học mãi”, “học suốt đời”.

Trên thị trường ngày nay các sản phẩm luôn đổi mới. Trước đây có sản phẩm tồn tại trên thị trường hàng chục năm nhưng ngày nay nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn. Vòng đời của công nghệ đang được rút ngắn nên sản phẩm sẽ thay thế nhau, kế tiếp nhau rất nhanh. Sáng tạo là điều kiện để theo nghề. Thiếu sáng tạo sẽ bị nghề từ chối.

Ở những vùng núi cao hẻo lánh không có đường ô tô, sống biệt lập với đô thị, thiếu sách báo, truyền hình, internet nên rất khó trong việc tích lũy tri thức, trau dồi học vấn. Những khó khăn đó cũng là trở ngại khi chọn nghề.

Một số sai lầm khi chọn nghề của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp:

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 43 - 49)