Cơ sở pháp lý của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trường THPT

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 34 - 38)

đối tượng và các lực lượng định hướng nghề nghiệp, trong đó sự ủng hộ, đồng lòng của tập thể giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh đóng vai trò quan trọng nhất. Trong vấn đề trên, một bộ phận cán bộ giáo viên còn chưa thực sự ủng hộ, còn đùn đẩy trách nhiệm, còn cha mẹ học sinh thì nhiều người chưa quyết tâm thực hiện, chiều theo ý thích con cái hoặc sợ trách nhiệm. Ngược lại, có người rất độc đoán, không tôn trọng sự chọn lựa của con em họ. Chính vì vậy, công tác định hướng nghề nghiệp hiện nay ở các trường THPT đang cần có sự đồng thuận cao của tất cả mọi người liên quan.

Chất lượng của các lực lượng tham gia định hướng nghề nghiệp: Là yếu tố hết sức quan trọng quyết định chất lượng công tác định hướng nghề nghiệp ở trường THPT, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên những người trực tiếp làm công tác này. Vì thế, phải chú trọng đến việc nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực hiện định hướng nghề nghiệp của họ. Hiện nay, đội ngũ này hầu hết chưa có chuyên môn về định hướng nghề nghiệp, mới chỉ qua tập huấn ngắn ngày ở sở Giáo dục và Đào tạo, chưa đủ mạnh để đảm đương hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy mới xảy ra tình trạng làm theo kiểu đối phó là chính dẫn đến chất lượng công tác định hướng nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của các cấp ngành.

1.1.4. Cơ sở pháp lý của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trường THPT Trường THPT

1.1.4.1. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành về định hướng nghề nghiệp

Thế giới ngày nay đang tiến vào thế kỷ XXI với cuộc chạy đua nhằm phát triển về khoa học công nghệ, về chất lượng thông tin. Phần thắng sẽ thuộc về quốc gia nào không những xây dựng và phát triển được một nền kinh tế hùng mạnh dựa trên cơ sở kỹ thuật công nghệ cao mà còn Giáo dục và Đào

tạo được một đội ngũ lao động, năng động, sáng tạo có trình độ nghề nghiệp cao mà từng cá nhân có khả năng tự lựa chọn, định hướng và phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của mình cho phù hợp với nhu cầu rất phong phú đa dạng và thường xuyên biến đổi về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo của nền sản xuất và đời sống xã hội hiện đại.

Chính vì vậy mà ngày 19/3/1981 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định Số 126/CP, trong quyết định này đã khẳng định: “Thực hiện phân ban ở cấp trung học phổ thông trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh” [13;3].

Ngày 23 tháng 7 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị Số 33/2003/CT-BGD&ĐT Về tăng cường định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Từ khi sát nhập bộ Giáo dục và Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là lần đầu tiên có một chỉ thị do Bộ trưởng ký về định hướng nghề nghiệp. Chỉ thị này ban hành trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang triển khai nhiệm vụ đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông theo Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X và chỉ thị Số 14 của Thủ tướng Chính phủ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Chỉ thị 33/2003/CT-BGD và ĐT đã định hướng cho định hướng nghề nghiệp không chỉ vài năm mà là một giai đoạn nhiều năm. Chỉ thị đã khẳng định định hướng nghề nghiệp là một bộ phận hữu cơ của nội dung giáo dục toàn diện đã được xác định trong Luật giáo dục. Chỉ thị đã xác định ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của định hướng nghề nghiệp, đồng thời còn chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục... trong việc đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi vào đời sống lao động, phục vụ cho sự phát triển đất nước.

Điều 27 chương II - Luật Giáo dục 2009 khẳng định về mục tiêu của giáo dục THPT “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ

thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [30;49].

Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định:

“Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc... Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng sau THCS bảo đảm liên thông giữa các cấp đào tạo… Mở rộng qui mô Dạy nghề và Trung học chuyên nghiệp bảo đảm tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo Đại học, Cao đẳng. Qui mô tuyển sinh Dạy nghề dài hạn tăng 17%/năm và Trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm” [18;207-208].

Trong chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 và chủ trương đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, nhằm góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh một cách có hiệu quả, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân, nhu cầu của xã hội và của địa phương, đất nước.

1.1.4.2. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Thanh Hoá và Thị xã Bỉm sơn giai đoạn 2010-2015

Trong quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010-2015 đã khẳng định: “Để đạt những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá cần phải có những nỗ lực lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” [38;38].

Để đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã đề ra định hướng chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện: đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ ở

tất cả các bậc học; hết sức coi trọng giáo dục chính trị - tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.

Muốn làm được điều đó thì việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT sau khi tốt nghiệp là việc làm vô cùng quan trọng, một mặt nó giúp cho quá trình định hướng phân luồng cho học sinh trong việc chọn trường, chọn nghề theo đúng khả năng, nguyện vọng, sở trường của bản thân. Mặt khác, giúp cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của xã hội.

Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ thị xã Bỉm sơn tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã khoá IX nhiệm kỳ 2010 – 2015 nhấn mạnh: "Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, dòng họ, ở các phường, xã, khu phố... củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng. Tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng các trường dạy nghề, đào tạo nghề cho lao động, từng bước nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [39;12].

Cũng nhằm thực hiện kế hoạch, mục tiêu và nhiệm vụ của tỉnh về công tác Giáo dục và Đào tạo. Đảng bộ thị xã cũng đẩy nhanh khuyến khích xây dựng phong trào xã hội hoá học tập rộng khắp tại địa bàn ở tất cả các bậc học. Gắn kết cả ba môi trường học tập từ gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời thành lập nhiều hình thức sinh hoạt học tập, giao lưu nghề nghiệp giữa các cơ sở đào tạo nghề tại địa bàn, tạo không khí hăng say học tập, lao động rộng khắp ở các gia đình, khu phố, xã, phường.

Bên cạnh đó cũng thành lập nhiều câu lạc bộ, tổ khuyến học để có những điều chỉnh cũng như khuyến khích kịp thời những tổ chức, cá nhân đạt thành tích tốt trong học tập, lao động và sản xuất. Mục đích nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu lao động có đúng tay nghề mà thực tế địa phương đang cần.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w