Giải pháp đối với Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 78 - 81)

- N: Là tổng số học sinh làm bài kiểm tra qua 5 lần Bảng thống kê trả lời câu hỏi điều tra:

3.2.1. Giải pháp đối với Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

nói riêng. Theo tôi cần có một số giải pháp như sau:

3.2.1. Giải pháp đối với Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là việc làm những con người tiến bộ và phát triển toàn diện. Tổ chức Đoàn của nhà quan trọng và cần thiết song vẫn còn hạn chế. Nhà trường vẫn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử linh hoạt trong các mối quan hệ, đặc biệt là tư vấn định hướng phát huy khả năng lựa chọn nghề nghiệp cho các em sau khi tốt nghiệp THPT. Do đó, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong nhà trường, cần được được thể hiện trên nhiều mặt từ hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khoá và các hình thức giáo dục khác.

Nhà trường coi trọng vai trò và tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm lớp, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường tập huấn và triển khai đại trà ở các địa phương về việc thực hiện định hướng nghề nghiệp trong một số môn học và hoạt động.

Hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức này có nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng sống; rèn luyện cho các em nề nếp, tác phong, tư cách đạo đức; hướng các em vào tất cả vào các hoạt động văn hóa xã hội, thể dục thể thao và nhiều phong trào khác để giúp các em trở thành trường cần hoạt động phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thu hút được sự tham gia của các em. Tổ chức các cuộc thi vào những ngày lễ quan trọng như: “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”, từ đó giúp các em nhận thức rõ được hướng đi trên bước đường học tập và hoạt động nghề nghiệp tương lai. Tổ chức tham quan hoặc hoạt động giao lưu văn hóa về chủ đề hướng nghiệp.

Nhằm thu hút sự tham gia của các em, giúp các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân.

Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa nên quan tâm nhiều hơn về vấn đề dạy và học định hướng nghề nghiệp của học sinh, đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học. Phối hợp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa đa dạng, hấp dẫn góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Những hoạt động ngoại khóa như: Đi thăm quan dã ngoại các nhà máy sản xuất, doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề, trung tâm tư vấn hướng nghiệp xúc tiến việc làm… Nhằm góp phần tăng thêm kiến thức nghề nghiệp, kinh nghiệm sống, cho các em, các em có cách nhìn thực tế hơn, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của công tác hướng nghiệp cho thanh niên nói chung và học sinh phổ thông nói riêng. Từ đó các em có thái độ đúng đắn với công tác hướng nghiệp, tích cực tham gia vào hoạt động hướng nghiệp sau này.

Nhà trường kiểm tra, rà soát lại thực trạng của trường mình về việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó đưa ra kế hoạch xây dựng chương trình, giáo dục như: Thành lập các tổ tư vấn, các câu lạc bộ tư vấn hướng nghiệp tại chỗ, tổ chức các buổi thảo luận, xêmina… Bởi vì, khi tham gia vào một câu lạc bộ nào đó thì bản thân các em đã được rèn luyện các kỹ năng diễn thuyết, trao đổi và tìm ra hướng đi.

Nhà trường tạo môi trường thân thiện, cộng đồng thân thiện. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” cũng là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức định hướng nghề nghiệp và các kiến thức bổ ích khác cho học sinh.

Nhà trường nên tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm và thông tin nhiều chiều giữa gia đình, nhà trường là giải pháp được nhấn mạnh hơn cả. Để ngăn chặn sao nhãng học tập, cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong quản lý học sinh, qua đó, nhà trường cũng sẽ kịp thời góp ý, nhắc nhở

các bậc phụ huynh có những suy nghĩ lệch lạc trong cách quan tâm, giáo dục con cái trong gia đình.

Nhà trường xây dựng, duy trì và phát triển hơn nữa phòng tư vấn hoc đường, nơi có thể lắng nghe, chia sẻ những thắc mắc, khó khăn mà các em gặp phải trong học tập, trong gia đình và trong cuộc sống.

Gắn việc rèn luyện kỹ năng với những nội dung cụ thể, phối hợp với Đoàn trường tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia như: Đi thăm các mô hình dạy nghề, hướng nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Nhà trường có sự khuyến khích kịp thời các cá nhân và tập thể tham gia tích cực và đạt được thành tích cao. Vì giáo dục định hướng nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của mọi hoạt động trong nhà trường. Hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, chỉ có thể đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Khi được sự quan tâm, động viên khuyến khích kịp thời, thích đáng của nhà trường sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức giảng dạy định hướng nghề nghiệp vào môn Giáo dục công dân ngày càng mang nhiều giá trị hơn cho học sinh.

Nhà trường nên cử giáo viên dạy môn Giáo dục công dân đi học các khóa học, các lớp dạy về giáo dục định hướng nghề nghiệp chuyên nghiệp, giúp giáo viên có kiến thức chuyên môn sâu và rộng hơn, về dạy cho học sinh đạt được hiệu quả học tập và giáo dục cao hơn.

Phối hợp với tổ Giáo dục công dân mời các chuyên gia tư vấn, chuyên gia tâm lý tại các trung tâm, tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi nói chuyện, tư vấn tâm lý, giáo dục định hướng kiến thức nghề nghiệp cho các em học sinh; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức các ngành nghề, các việc làm. Nhằm giúp các em có những kiến thức cần thiết và kỹ năng hướng nghiệp cơ

bản, để vận dụng vào trong cuộc sống, mà các em cần được trang bị trước khi rời ghế nhà trường.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua dạy học ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 12 (Qua khảo sát ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w