Xây dựng nề nếp, kỉ cương hoạt động dạy học của nhà trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 72 - 76)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

3.2.3 Xây dựng nề nếp, kỉ cương hoạt động dạy học của nhà trường

3.2.3.1. Lí do, mục đích

Trong hoạt động dạy học, việc xây dựng nề nếp, kỉ cương của nhà trường mang một ý nghĩa quan trọng và là nhân tố có tính tiền đề đảm bảo sự thành công trong công tác dạy học. Tạo được nền tảng vững chắc về trật tự, kỉ cương, tạo ra bầu khơng khí tâm lí lành mạnh, tích cực, tính tự giác, tinh thần dân chủ trong làm việc. Khi các hoạt động đi vào nề nếp, các bộ phận và cá nhân thực hiện tốt kỉ cương thì nhà trường sẽ trở thành một cổ máy vận hành trơn tru, chất lượng giáo dục được nâng lên.

Một tập thể nhà trường có nền nếp hoạt động tốt từ nhiều năm, có kỉ cương trường lớp vững vàng là điều kiện tiên quyết để có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Trên thực tế cho thấy, những nhà trường có bề dày truyền thống, có nề nếp kỉ cương vững vàng ln là các cơ sở giáo dục có chất lượng cao. Quan tâm đến vấn đề xây dựng kỉ cương, nền nếp hoạt động dạy học của nhà trường là quan tâm đến bước đầu tiên trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.3.2. Nội dung

-Nề nếp dạy học là trạng thái vận động của hoạt động dạy học được diễn ra theo quy trình vận động khớp nhịp, có tổ chức, có kế hoạch theo một trật tự kỉ cương nhất định mang tính chất hành chính sư phạm trong nhà trường.

Nề nếp dạy học có những đặc điểm: Tính tổ chức và kỉ luật cao.

Tính tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm. Tính ổn định cao, đặt nền tảng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. -Xây dựng nề nếp, kỉ cương hoạt động dạy học là một quá trình tổ chức, tác động, điều phối nhằm chuyển hóa những yêu cầu khách quan mang tính chất hành chính của q trình dạy học thành ý thức tự giác, tự chủ và tự quản, tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm, trong tập thể thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỉ luật theo pháp luật và luật lệ đã được quy định trong nhà trường. Cụ thể hóa những chức năng nhiệm vụ trong điều lệ Trường trung học vào nhiệm vụ cụ thể ở mỗi đơn vị: Các quy định về

nội dung làm việc, về nề nếp chuyên môn, vận dụng vào thực tế đơn vị giúp cho cán bộ giáo viên, cơng nhân viên, hồn thành tốt u cầu cơng việc.

-Xây dựng nền nếp, kỉ cương hoạt động dạy học cịn là q trình xy dựng một tập thể nhà trường có sự ổn định cao về mặt tổ chức hoạt động sư phạm cũng như đời sống, tinh thần, có sự đồn kết gắn bó, hợp tác trong cơng việc một cách nhịp nhàng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tập thể nhà trường có trạng thái tinh thần ổn định, lành mạnh, dân chủ, mang tính sư phạm cao.

-Xây dựng nền nếp dạy học còn bao hàm cả việc xây dựng khung cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp làm cho nhà trường trở thành mmột môi trường sư phạm mẫu mực.

-Xây dựng nền nếp, kỉ cương cho hoạt động dạy học phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng giáo dục và bản thân biện pháp này đặt nền tảng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Đây là biện pháp mang tính lâu dài, để thực hiện được cần có thời gian.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành.

-Trước hết, hiệu trưởng phải biết duy trì và phát huy tốt những điểm mạnh, những quy định, nền nếp đã thành truyền thống của nhà trường từ trước.

-Xây dựng được nề nếp trong hoạt động dạy học của nhà trường ở tất cả các mặt. Ví dụ:

Nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn;

Nền nếp, cách thức soạn giáo án, hồ sơ và quy định kiểm tra giáo án; Nền nếp ra vào lớp.

Nền nếp thực hiện việc dự giờ, thăm lớp, thực hiện chuyên đề ngoại khóa;

Nền nếp họp hành, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tập thể của giáo viên và học sinh nhà trường;

Nền nếp dạy học ở phịng học bộ mơn, nền nếp học buổi hai,…

-Xây dựng được kỉ cương làm việc sinh hoạt tập thể của nhà trường, tuyên truyền, rèn luyện, uốn nắn cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường sống

và làm việc theo kỉ cương, pháp luật, thực hiện tốt khẩu hiệu: “Dân chủ - kỉ cương – tình thương – trách nhiệm”.

Hiệu trưởng phải xây dựng và tiến hành thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường trong đó quy định rõ các nề nếp làm việc. Ví dụ cần xây dựng kỉ cương giờ giấc; kỉ cương hội họp; kỉ cương nộp báo cáo, thống kê, kỉ cương thực hiện các quy định về chuyên môn, kiểm tra,thi cử,…

-Hiệu trưởng cũng cần phát huy những điểm mạnh của cá nhân và tập thể trong nhà trường và biết cách nhân rộng, xây dựng chúng thành truyền thống tốt đẹp. Ví dụ: Phong trào văn hay chữ tốt; phong trào đọc sách thư viện; phong trào học và làm bài tập ở nhà;…

-Hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng, bảo tồn truyền thống của nhà trường, xây dựng khung cảnh nhà trường phong quang, sạch sẽ. Trong đó, chú ý đến việc xây dựng phịng truyền thống, lưu giữ các hiện vật, các số liệu, các thành tích qua nhiều năm học tạo ra một truyền thống tốt đẹp cho nhà trường.

-Tổ chức theo dõi và kiểm tra việc thực hiện nề nếp của giáo viên qua các hoạt động lên lớp, qua hồ sơ giáo án. Đưa nội dung việc thực hiện kỉ cương nề nếp vào phong trào thi đua hai tốt của nhà trường.

3.2.3.4 Điều kiện thực hiện

-Hiệu trưởng phải nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nền nếp, kỉ cương hoạt động dạy học trong vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục , phải tổ chức nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy của Nhà nước và Ngành Giáo dục về quy chế chuyên môn, nền nếp dạy học.

-Xây dựng nề nếp, kỉ cương dạy học phải tiến hành song song với biện pháp kế hoạch hóa các hoạt động dạy học, tạo thành thói quen khoa học cho cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường.

-Các nội quy, quy định của nhà trường phải phù hợp với quy chế chuyên môn, các văn bản pháp quy của Nhà nước và Ngành Giáo dục. Các quy định cần rõ rang, cụ thể, thống nhất, không được mâu thuẩn nhau. Trong quy định cần có chế tài thưởng, phạt nhằm động viên khen thưởng kịp thời các tổ chức,

cá nhân thực hiện tốt nề nếp kỉ cương, phê bình, kỉ luật những hành vi coi thường kỉ cương, nề nếp nhà trường.

-Việc thực hiện kỉ cương, nề nếp cần nhận được sự đồng thuận, tự nguyện, tự giác thực hiện của tất cả các thành viên trong nhà trường, tránh sự gò ép, tránh sa vào kỉ cương cứng nhắc, thiếu dân chủ trong tập thể.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w