Khái quát đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 29 - 30)

+Đặc điểm tự nhiên

Huyện Châu Thành trước đây thuộc vùng đất Cần Thơ, được khai thác từ năm Kỉ Mùi 1739, mang tên là huyện Trấn Giang. Trước những năm 1930 thực dân Pháp thành lập quận Cái Răng, đến khoảng năm 1941-1942 đổi tên thành quận Châu Thành.

Năm 2004 Châu Thành được chia tách thành quận Cái Răng (thuộc thành phố Cần Thơ) và huyện Châu Thành (thuộc tỉnh Hậu Giang). Là một huyện ở phía Đơng Bắc của Hậu Giang, phía đơng bắc giáp Cần Thơ, nam giáp thị xã Ngã Bảy, phía tây giáp Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp, phía đơng giáp sơng Hậu. Trước đây Châu Thành có 7 xã (Đơng Thạnh, Đơng Phú, Đơng Phước, Phú An, Phú Hữu, Phú Hữu A, Đông Phước A) và 1 thị trấn Ngã Sáu. Hiện nay Châu Thành có 7 xã: Đơng Thạnh, Đơng Phú, Đơng Phước, Phú An, Phú Hữu, Phú Tân, Đông Phước A và 2 thị trấn: Ngã Sáu, Mái Dầm.

Châu Thành ngày nay có vị trí địa lí khá thuận lợi trong việc giao lưu với các vùng lân cận: Bắc giáp TP Cần Thơ; phía nam giáp thị xã Ngã Bảy; phía đơng giáp tỉnh Sóc Trăng, Đơng-Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, tây giáp huyện Châu Thành A. Hiện nay trên địa bàn huyện có tuyến giao thơng mang tính chiến lược đó là quốc lộ Nam Sơng Hậu. Địa phận Châu Thành cịn tiếp giáp Sông Hậu mang phù sa bồi đắp cho ruộng đồng cùng với nguồn nước ngọt tưới tiêu phong phú.

Châu Thành có hệ thống sơng ngịi chằng chịt với nhiều kênh rạch và chịu ảnh hưởng của triều cường của hạ lưu Sông Hậu; đồng thời tạo điều kiện

thuận lợi cho việc giao thông đường thủy và thể hiện rõ nét văn hóa của vùng sơng nước.

+Địa bàn hành chính, dân cư.

Châu Thành hiện nay có 9 đơn vị hành chính;

Dân số của huyện (năm 2009) 89242 nghìn dân. Phần lớn dân cư huyện Châu Thành sống chủ yếu bằng nghề nông (trồng lúa nước và cây ăn quả). Thế mạnh là trồng cây ăn quả với đặc sản là “Bưởi năm roi” Châu Thành cũng có nhiều nghề thủ cơng mỹ nghệ tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân, hàng thủ công xuất khẩu với nguyên liệu là lục bình, sản phẩm thủ cơng từ cây lục bình cũng đang phát triển mạnh. Tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế còn thấp.

+Tình hình kinh tế - xã hội

Với những điều kiện tự nhiên, dân cư, nguồn lao động như trên, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ sản xuất nơng nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, Châu Thành là một huyện nơng nghiệp, thu nhập ngân sách khơng nhiều, nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Các cơng trình an sinh xã hội cịn ít, cơ sở hạ tầng cịn hạn chế, đây là những khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 29 - 30)