Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 76 - 82)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

3.2.4.Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn

mơn

3.2.4.1 Lí do, mục đích

Đổi mới phương pháp dạy học là một nội dung quan trọng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động dạy học. Ngày nay, thế giới đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ hiện đại, địi hỏi nguồn nhân lực có trí tuệ cao, năng động, sáng tạo. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, Giáo dục và Đào tạo phải luôn luôn đổi mới, cải tiến phương pháp và nội dung dạy học cho tương thích với sự phát triển của xã hội. Điều này được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội X: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều” [6;13].

Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, phát huy tính tích cực, sáng tạo. Học sinh hình thành được phương pháp học tập cho riêng mình, qua đó phát triển được trí tuệ, phát huy được khả năng của các em. Đổi mới phương pháp dạy học cịn tạo nên hoạt động gắn bó nhịp nhàng của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy học. Đây cũng là một hình thức nhằm bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là năng lực tổ chức cho học sinh hoạt động và cách thức triển khai kiến thức trong giờ học. Do đó đổi mới phương pháp dạy học là biện pháp đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chun mơn sẽ mang lại tính hiệu quả, chất lượng cho hoạt động dạy học qua đó phát huy được tinh thần dân chủ, tính khoa học, sự tích cực, chủ động sáng tạo trong đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.4.2 Nội dung

-Trước hết, giáo viên cần nhận thức sâu sắc rằng: Đổi mới phương pháp dạy học không phải sự phủ định tất cả các phương pháp dạy học cũ mà là việc vận dụng tất cả các phương pháp một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức dạy học đồng thời kết hợp với việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đây là vấn đề thay đổi thói quen cũ mịn, cách tư duy lạc hậu đã ăn sâu từ nhiều năm ở các giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động hóa hoạt động của học sinh, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tương tác, làm việc nhóm giữa giáo viên và học sinh, đặc biệt là khả năng tự học, tự tư duy độc lập.

-Đổi mới phương pháp dạy học là việc giáo viên hình thành cho mình và biết vận dụng những phong cách dạy học tự nhiên, sáng tạo, khơng gị ép, cứng nhắc, khuôn phép, nhằm tạo nên sự sinh động trong bài giảng, tạo sức sống trong tiết học.

-Đổi mới phương pháp dạy học là việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy theo nhóm, dạy học theo chủ đề, dạy học qua các hoạt động tập thể,… Đặc biệt lưu ý đến kỉ năng tổ chức các hoạt động cho học sinh trong tiết học như hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ, hoạt động theo cặp, tổ chức trò chơi, … Để các em tự tìm hiểu và khám phá kiến thức mới.

-Đổi mới phương pháp dạy học là việc phong phú hóa cách thức triển khai khối lượng kiến thức trong tiết học đến học sinh. Có nhiều con đường để triển khai cùng một nội dung kiến thức, giáo viên cần có kỉ năng lựa chọn được cách thức tối ưu nhất, hợp lí nhất với điều kiện hồn cảnh thực tế và đối tượng học sinh của mình.

-Đổi mới phương pháp dạy học còn là kỉ năng nắm bắt kịp thời các công nghệ mới, sử dụng thành thạo và có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại vào bài giảng. Ngày nay máy vi tính, các phần mềm dạy học, giáo án điện tử, Projecter, các phương tiện truyền thông,…đã trở nên quen thuộc và là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho các tiết dạy. Vấn đề cần được quan tâm là việc

sử dụng hợp lí các phương tiện này để tạo ra hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.

-Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, mục đích đánh giá đối với giáo viên và học sinh.

-Đổi mới phương pháp dạy học là việc chú trọng đến việc sử dụng các

phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động

học tập của học sinh; dạy học chú trọng đến rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trị,…

Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học là sự đổi mới nhận thức về tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong quá trình dạy học. Việc vận dụng

phong cách dạy học tự nhiên, sáng tạo; hình thức tổ chức dạy học khoa học;

cách thức triển khai kiến thức trong bài giảng đa dạng, phong phú; sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại hợp lí và chú ý các phương pháp dạy học

phát huy tính tích cực của học sinh chính là con đường ngắn nhất, quan trọng

nhất để truyền thụ kiến thức đến học sinh.

Đổi mới phương pháp phải được coi là việc làm thường xuyên, liên tục trong q trình dạy học và đó là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học.

-Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chun mơn bao gồm:

+Cải tiến nội dung sinh hoạt: Sao cho đơn giản, khoa học, phát huy được tinh thần dân chủ, tính hiệu quả, tích cực chủ động tham gia của các giáo viên tránh tình trạng đầu việc, sinh hoạt hình thức chỉ lãng phí thời gian.

+Cải tiến hình thức sinh hoạt: tiến hành đa dạng hóa hình thức:

Họp tổ theo lịch; sinh hoạt theo chủ đề; tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy; trao đổi nội dung giờ dạy; thông báo nội dung công việc của tổ trên bảng tin, tự bồi dưỡng chuyên môn; rèn kỉ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại…

-Trước hết, hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường trong đó chú trọng đến việc tuyên truyền tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững mục đích ý nghĩa của việc đổi mới, tạo ra một tâm thế và sự thích ứng cho việc đổi mới phương pháp ở cả giáo viên và học sinh. Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, đưa vấn đề này vào nội dung phong trào thi đua hai tốt của nhà trường.

-Hiệu trưởng chú ý giới thiệu cho giáo viên học tập các kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học trên sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn, các điển hình tiên tiến đã đổi mới phương pháp có hiệu quả.

-Lên kế hoạch tổ chức các hội thảo, chuyên đề về đổi mới phương pháp. Tổ chức cho các tổ chuyên môn thảo luận về phương pháp dạy học thích hợp với điều kiện hồn cảnh nhà trường theo tiến trình: Giáo viên hình thành lí thuyết phương pháp dạy học mới; tổ chức dạy thí điểm; thảo luận rút kinh nghiệm; kiểm chứng và nhân rộng,…

-Chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ thường xuyên trong đó chú ý quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp trong tiết dạy.

-Quan tâm đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị hiện đại, khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy (có thể bằng hình thức đặc chỉ tiêu thi đua hoặc hỗ trợ tài chính). Lên kế hoạch sử dụng hết cơng suất và có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình đổi mới phương pháp của nhà trường trong năm học bằng nhiều hình thức như: Trực tiếp dự giờ, đánh giá giáo viên; kiểm tra thông qua hồ sơ giáo án chuyên môn; theo dõi lịch sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học hiện đại; qua các buổi sinh hoạt tổ chun mơn;…

-Có chế độ chính sách động viên khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học.

-Bản thân hiệu trưởng phải có nhận thức sâu sắc về vai trị của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình nâng cao chất lượng dạy học. Có biện pháp tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh nhận thức về vấn đề này.

-Có cơ chế chính sách phù hợp cho việc đổi mới từ các cấp quản lí bên trên như Sở Giáo dục & Đào tạo; Phòng Giáo dục & Đào tạo, trong đó tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường cơ sở.

-Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng, có kinh nghiệm nghề nghiệp và lịng nhiệt tình với cơng việc có đội ngũ tổ trưởng có năng lực và trình độ tốt, năng động, sáng tạo tự chủ trong công tác điều hành chuyên môn trong tổ.

-Nhà trường phải được chủ động nguồn kinh phí tập trung cho chun mơn trong đó có ngân sách thỏa đáng để mua trang thiết bị và xây dựng CSVC phù hợp.

3.2.5. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lí và các hoạt

động dạy học

3.2.5.1 Mục đích

Đưa cơng nghệ thơng tin vào trong q trình quản lí và tổ chức thực hiện hoạt động dạy học là việc làm mang tính cấp thiết trong thời đại ngày nay.

Biện pháp này nhằm trang bị kiến thức và từng bước nâng cao kỉ năng sử dụng máy tính, các phần mềm quản lí và phần mềm dạy học cho cán bộ quản lí và giáo viên, hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cao nhất cho công tác dạy học. Xây dựng được môi trường thông tin hiện đại, tạo thói quen làm việc với máy tính cho cán bộ giáo viên, khai thác hiệu quả tiện ích và các thơng tin trên mạng Internet nhằm cập nhật kiến thức và phục vụ chuyên môn.

Biện pháp này còn giúp cho cán bộ giáo viên và học sinh từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại, giúp hiệu trưởng quản lí nhà trường một cách khoa học, chính xác.

-Bồi dưỡng, trang bị kiến thức tin học cho cán bộ giáo viên nhà trường, nhất là kỉ năng sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong dạy học như: Powerpoint, Plash; Violet; Ulead Videostudio,…

Đảm bảo 100% cán bộ giáo viên có mặt bằng cơ bản là trình độ A tin học.

-Sử dụng rộng rãi các phần mềm ứng dụng của giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là: Phần mềm quản lí điểm, quản lí thi; phần mềm kế tốn (Misa); phần mềm quản lí cán bộ; phần mềm xếp thời khóa biểu; phần mềm soạn giáo án điện tử Violet, Powerpoint,…

-Thực hiện quản lí nhà trường thơng qua các phần mềm quản lí, lưu trữ thơng tin về cán bộ giáo viên, học sinh và chất lượng giáo dục trong các phần mềm quản lí. Thực hiện nghiêm túc việc vào điểm, tính điểm đánh giá xếp loại học lực của học sinh bằng phần mềm quản lí điểm. Từng bước tăng tần suất sử dụng giáo án điện tử trong dạy học.

-Khai thác có hiệu quả mạng Internet để lấy tư liệu, hình ảnh, kiến thức phục vụ dạy học. Thành lập thư viện điện tử của nhà trường bằng cách lựa chọn kiến thức và tải về từ mạng.

3.2.5.3 Cách thức tiến hành

-Hiệu trưởng có kế hoạch quán triệt, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về tầm quan trọng và tác dụng to lớn của công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học.

-Đầu tư kinh phí xây dựng và mua các phương tiện dạy học hiện đại như: Phịng máy tính, phịng nghe nhìn, máy tính xách tay (laptop); máy chiếu đa năng (Projecter); máy quay kĩ thuật số, nối mạng Internet ADSL,…

-Tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tin học trình độ cơ bản và kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học cho toàn thể cán bộ giáo viên của nhà trường.

-Xây dựng những quy định mang tính pháp lí cho nhà trường về việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lí và dạy học. Ví dụ: Yêu cầu giáo viên phải vào điểm cho học sinh bằng phần mềm quản lí điểm, giáo viên phải

biết tự soạn giáo án điện tử, 100% giáo viên thao giảng bằng giáo án điện tử, các chuyên đề ngoại khóa phải được thực hiện trên máy chiếu,…

-Động viên, khuyến khích giáo viên tự mua máy tính cá nhân để phục vụ cho công tác dạy học. Phấn đấu tất cả giáo viên trong nhà trường đều có máy tính cá nhân.

-Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy định trên đối với cán bộ giáo viên trong trường. Có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi năm học để làm tốt hơn, khắc phục các nhược điểm xảy ra trong quá trình thực hiện.

3.2.5.4 Điều kiện thực hiện

-Bản thân hiệu trưởng phải có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của cơng nghệ thơng tin trong nhà trường, có trình độ tin học cơ bản và biết sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng.

-Nhà trường phải có giáo viên dạy tin học có trình độ tốt, nhiệt tình trong cơng tác, quản lí hiệu quả hệ thống phương tiện, máy tính của nhà trường, hỗ trợ đắc lực cho cán bộ giáo viên nhà trường trong việc tự học, tự nâng cao trình độ.

-Nhà trường phải tham mưu tốt và được Phòng Giáo dục & Đào tạo, Đảng và Chính quyền Xã quan tâm tạo điều kiện về kinh phí để xây dựng, mua sắm các trang thiết bị hiện đại.

-Nhà trường phải có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, có trình độ, nhiệt tình, trách nhiệm, hăng hái tiếp thu cái mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang (Trang 76 - 82)