KẾT LUẬN CHƯƠNG
3.2.7. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá; công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần cuộc vận động “hai không”
thưởng theo tinh thần cuộc vận động “hai không”
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá bao gồm hai mảng: Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh và kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên. Quá trình đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học co gắn bó hữu cơ với việc đổi mới cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Nó nhằm mục đích phát hiện, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của giáo viên, phát hiện kịp thời những sai sót, lệch lạc trong q trình thực hiện từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời nó cũng thúc đẩy giáo viên tích cực hơn trong cơng tác chun mơn, tự hồn thiện mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Kiểm tra đánh giá giúp học sinh thấy được thực lực của bản thân, là động lực thúc đẩy học sinh trong quá trình học tập. Cần chú ý là đánh giá đúng chất lượng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đổi mới công tác thi đua khen thưởng là một biện pháp tích cực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thơng qua các đợt thi đua để phát hiện những cá nhân tập thể làm tốt, khen thưởng kịp thời tạo khơng khí phấn khởi, kích thích động viên giáo viên và học sinh, đồng thời với những cá nhân, tập thể làm chưa tốt, có biện pháp khắc phục kịp thời.
3.2.7.2 Nội dung
*Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá bao gồm
-Đổi mới nhận thức về công tác này:
Kiểm tra đánh giá nhằm nắm bắt thực chất việc thực hiện kế hoạch và kết quả dạy học của giáo viên; thực chất việc tiếp thu kiến thức và kết quả đạt được của học sinh, tránh bệnh thành tích, chất lượng ảo trong giáo dục theo tinh thần cuộc vận động “hai không” của Bộ.
-Đổi mới phương tiện kiểm tra, hình thức thực hiện:
+Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá như: Kiểm tra định kì; kiểm tra đột xuất; kiểm tra hồ sơ; kiểm tra qua công việc; kiểm tra qua theo dõi thường xun, sử dụng cơng nghệ thơng tin để quản lí, kiểm tra; sử dụng thang chuẩn đánh giá mới, sử dụng phiếu hỏi trắc nghiệm,…
Đối với giáo viên: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học; việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn; việc thực hiện đổi mới phương pháp; hồ sơ, giáo án; chất lượng giảng dạy;…
Đối với học sinh: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập trên các phương diện: Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Điều quan trọng là việc kiểm tra đánh giá phải khách quan, công bằng và đánh giá đúng được thực lực của học sinh.
*Đổi mới công tác thi đua khen thưởng là phải xây dựng được tiêu chí thi đua phấn đấu cho tập thể và cá nhân. Đặt ra được những định chế khen thưởng cụ thể, rõ ràng nhằm động viên khuyến khích giáo viên và học sinh kịp thời
Tất cả các mặt hoạt động của cơng tác dạy học đều có thể thi đua. Đối với giáo viên bao gồm: Hoạt động thực hiện nề nếp dạy học, sinh hoạt chuyên môn dự giờ, thăm lớp; công tác chuẩn bị hồ sơ giáo án, chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học, thực hiện lịch báo giảng theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, sạch và đẹp; việc thực hiện giờ lên lớp đúng quy định; việc thao giảng giáo viên giỏi; hoạt động trao dồi kiến thức, nhận thức và đổi mới phương pháp dạy học; công tác viết SKKN; làm đồ dùng dạy học;…
Đối với học sinh bao gồm: Hoạt động thực hiện nề nếp học tập ở lớp, ở nhà; thi đua chuyên cần, giành nhiều điểm tốt; thi đua giành danh hiệu học sinh giỏi, đạt chất lượng cao trong các kì thi,…
3.2.7.3 Cách thức tiến hành
Việc kiểm tra đánh giá cần tiến hành theo quy trình sau:
-Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra đánh giá cho cả năm học, xây dựng và cơng bố rộng rãi các hình thức, nội dung sẽ được kiểm tra, đánh gi. Đối với cán bộ giáo viên, cần nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đảm bảo tính chính xác, cơng bằng trong q trình đánh giá học sinh.
- Thành lập ban kiểm tra trong trường học do hiệu trưởng làm trưởng ban bao gồm các thành phần sau: Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chun mơn, các giáo viên cốt cán (giáo viên giỏi, có uy tín chun mơn), phân cơng cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.
-Xây dựng chế độ kiểm tra trong đó hiệu trưởng quy định: +Thanh tra toàn diện giáo viên ở các mặt hoạt động.
+Kiểm tra hồ sơ giáo án giáo viên theo lịch và đột xuất. +Kiểm tra nề nếp dạy học của giáo viên.
+Tổ chức dự giờ kiểm tra định kì; dự giờ kiểm tra đột xuất; đánh giá, xếp loại giờ lên lớp của giáo viên.
+Kiểm tra nền nếp hoạt động và sinh hoạt chuyên môn của hai tổ bộ môn.
+Kiểm tra việc xây dựng phong trào học tập cho học sinh như: Tổ chức dạy buổi hai, bồi dưỡng học sinh giỏi; xây dựng phương pháp tự học, công tác nâng cao chất lượng của lớp phụ trách,…
Công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy, kiểm tra hồ sơ giáo án nên giao cho phó hiệu trưởng và các tổ trương chuyên môn trực tiếp tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra riêng của bản thân đối với những mặt hoạt động mà mình quan tâm.
-Hiệu trưởng kiểm tra việc tổ chức kiểm tra, đánh giá của phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn đồng thời kiểm tra việc thực hiện của giáo viên theo định kì và đột xuất khi cần thiết.
-Giám sát chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên đảm bảo đánh giá đúng chất lượng học sinh. Chú trọng các khâu sau: Ra đề kiểm tra đảm bảo chính xác, đúng yêu cầu; coi kiểm tra nghiêm túc, đảm bảo trung thực, khách quan; chấm kiểm tra đúng đáp án, biểu điểm, đảm bảo thời gian; trả bài kiểm tra trên lớp cơng khai, minh bạch; tính điểm tổng kết chính xác, sử dụng phần mềm quản lí điểm để quản lí và tính điểm cho học sinh. Chấm dứt việc vào điểm sai quy định, tẩy xóa điểm trong sổ điểm. Coi việc đổi mới, củng cố công tác kiểm tra đánh giá học sinh là một việc quan trọng cần tập trung làm tốt của nhà trường.
-Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về các hoạt động thi đua trong nhà trường, nêu rõ các nội dung thi đua, biện pháp tiến hành, và tổ chức việc thực hiện kế hoạch thi đua đó.
-Thành lập hội đồng thi đua nhà trường do hiệu trưởng là chủ tịch; chủ tịch cơng đồn làm phó chủ tịch thường trực; thành phần bao gồm phó hiệu trưởng; tổ trưởng chun mơn, bí thư đồn, tổng phụ trách đội,…
-Các hoạt động thi đua cấn gắn với các ngày lễ mang nhiều ý nghĩa như 20-11; 22-12; 3-2; 26-3; 30-4;…Đồng thời mỗi đợt phát động thi đua cần có kế hoạch rõ rang, có nội dung cụ thể, có tiến trình về thời gian và quan trọng nhất là có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và tổ chức khen thưởng. Tránh tình trạng “đầu voi, đi chuột” trong thi đua. Việc khen thưởng mang tính động viên, khích lệ tinh thần của mọi người, tùy vào điều kiện của nhà trường để hiệu trưởng quy định mức thưởng cụ thể.
-Hiệu trưởng phải cân đối và huy động được kinh phí dành cho việc thi đua, khen thưởng trong nhà trường.
3.2.7.4 Điều kiện thực hiện
-Hiệu trưởng phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuyên truyền để cán bộ giáo viên và học sinh, phụ huynh nhận thức rõ vấn đề này.
-Nhà trường phải có một tập thể giáo viên đủ mạnh, đồn kết nhất trí, có tinh thần thi đua chân chính, lành mạnh, khơng có sự mâu thuẩn, kèn cựa nhau trong chuyên môn.
-Việc kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong nhà trường phải đảm bảo được tính cơng bằng; cơng khai; công minh và trên hết hiệu trưởng phải là người công tâm trong cơng việc, tránh được việc áp đặt cảm tính cá nhân, phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên.
-Hiệu trưởng cần biết phát huy các mặt tốt, tính tích cực trong q trình kiểm tra, đánh giá; biết tránh những căn thẳng không cần thiết, làm sao cho công tác này thực sự trở thành động lực phát triển phong trào học tập của nhà trường.